Trendline theo Price Action và ứng dụng phân tích thực tế

blank

Ở trong phần trước chúng ta đã được tìm hiểu chi tiết về cách vẽ một đường trendline và điều chỉnh nó đi theo hành động giá của thị trường, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ứng dụng đường Trendline theo Price Action vào thực tế để phân tích và giao dịch.

Cách ứng dụng đường trendline vào phân tích như thế nào?

Như chúng ta đã học về xu hướng thị trường thì một biểu đồ giá không bao giờ là hoàn toàn xu hướng tăng hay giảm mà trong giảm có tăng, trong tăng có giảm.

Do đó cách mà Thgold đưa ra đó là sử dụng một cặp đường trendline gần nhất với hai đường trendline ngược nhau là một tăng và một giảm.

Chúng ta sẽ duy trì hai đường trendline này trong giao dịch. Thậm chí nếu thấy phù hợp thì bạn có thể giữ lại cặp trendline trước khi điều chỉnh gần nhất tức là một đường trendline giảm và một đường trendline tăng trước khi đường trenndline mới nhất được điều chỉnh.

Các quy tắc cơ bản khi phân tích với đường trendine:

  • Trendline dốc lên thể hiện xu hướng tăng
  • Trendline dốc xuống thể hiện xu hướng giảm.
  • Trendline hoạt động như một mức hỗ trợ và kháng cự.
  • Trendline bị phá vỡ không có nghĩa rằng thị trường đã đảo chiều. Đây là điều mà chúng ta cần lưu ý vì đường Trendline cũng chỉ là công cụ định hướng một cách tương đối cho nên nhiều lý thuyết chia sẻ về việc nến đóng cửa trên (hoặc dưới) đường trendline là nó đã bị phá vỡ, nhưng Thgoldcoi đó là một vùng kháng cự và hỗ trợ để xem xét mà thôi.

Dưới đây sẽ là những ví dụ cụ thể để giải thích những quy tắc trên một cách chi tiết hơn và đồng thời củng cố lại các kỹ năng vẽ trendline, phân tích biểu đồ giá với đường trendline.

Ví dụ 1: Biểu đồ XAUUSD H1

Đầu tiên sẽ là một ví dụ thực tế với biểu đồ giá trên khung thời gian H1 của vàng – XAUUSD

blank

Hình 1: Đồ thị giá XAUUSD H1

Ví dụ trên thể hiện sự thay đổi xu hướng thị trường từ giảm thành tăng khi nó hình thành điểm chốt đáy vững bền.

Bằng cách nối điểm thấp nhất với điểm chốt đáy vững bền mới hình thành chúng ta được một đường trendline mới có xu hướng tăng. Và khi đó chúng ta có cơ sở nhận định rằng xu hướng đã đảo chiều.

Bây giờ ta sẽ đánh dấu các sóng trong biểu đồ này, các bạn cũng hãy tự mình thực hành để ôn tập lại kiến thức nhé.

blank

Hình 2: Đánh dấu các sóng

Khi đã có các sóng chúng ta sẽ tiến hành xác định các loại điểm chốt của thị trường và dựa vào đó để vẽ đường trendline.

blank

Hình 3: Đường trendline mới

Dựa vào kiến thức đã được học ở phần trước. Thgold sẽ nhắc lại các trường hợp cần điều chỉnh trendline:

  • Hình thành một điểm chốt vững bền mới.
  • Giá phá vỡ đường trendline trước khi quay trở lại xu hướng ban đầu.

Chúng ta cùng xem diễn biến giá sau đó sẽ thuộc trường hợp nào nhé

blank

Hình 4: Đường trendline điều chỉnh

Trong tình huống trên chúng ta điều chỉnh trendline khi xảy ra đồng thời hai trường hợp là vừa phá vỡ trendline sau đó quay lại xu hướng ban đầu và hình thành điểm chốt đáy vững bền mới.

Chúng ta hãy xem diễn biến giá sau đó sẽ thế nào

blank

Hình 5: Đường trendline đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ

Trong trường hợp này chúng ta thấy đường trendline hoạt động rất hiệu quả và giá phản ứng ngay khi chạm đến đường trendline, sau đó giá tăng rất mạnh. Vì rằng giá đã phá vỡ trendline một mức rất nhỏ và khi thị trường tạo đỉnh mới chúng ta cần điều chỉnh trendline sao cho bao toàn bộ hành động giá.

blank

Hình 6: Đường trendline điều chỉnh mới

Trendline điều chỉnh trong trường hợp này giá phá vỡ khoảng ngắn nên không khác là mấy nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện để đảm bảo luôn theo quy tắc đã đề ra. Diễn biến sau đó cũng cho chúng ta thấy rằng giá đã phản ứng một lần nữa với đường trendline.

Ví dụ 2: EURUSD H4

Ví dụ tiếp theo là một trường hợp trong biểu đồ giá H4 của cặp tiền EURUSD

blank

Hình 7: Biểu đồ ban đầu EURUSD H4

Các bạn hãy tiến hành xác định sóng và vẽ đường trendline nhé.

blank

Hình 8: Các sóng

Trong ví dụ này ta gặp một trường hợp đặc biệt với nến outside bar mà tôi đã đánh dấu mũi tên màu đen. Vì giá thấp nhất của cây nến outside bar này phá vỡ vùng giá của đáy trước cho nên ta phải xác định một sóng xuống.

blank

Hình 9: Đường trendline mới hình thành

Bây giờ hãy xem diễn biến giá tiếp theo thế nào

blank

Hình 10: Hình thành điểm chốt đáy vững bền mới

Ở hình trên chúng ta thấy giá đã hình thành lên một điểm chốt đáy vững bền mới và chúng ta sẽ đièu chỉnh đường trendline theo điểm chốt vững bền này.

blank

Hình 11: Đường trendline điều chỉnh mới

Việc điều chỉnh đường trendline sẽ như hình số 11 ở trên

Nhưng đây là một tình huống phức tạp mà các bạn hãy lưu ý:

blank

Hình 12: Giả sử điểm bắt đầu là A

Nếu như điểm bắt đầu của một trend là điểm thấp nhất của cây nến A thì điểm B sẽ là điểm chốt đáy vững bền khi giá vượt qua đường gạch đứt đoạn. Khi đó ta có thể vẽ trendline như hình sau:

blank

HÌnh 13: Đường trendline xuất phát từ điểm A

Với trường hợp này chúng ta nên để đường trendline xuất phát từ A sẽ hợp lý hơn vì nó cho thấy một xung lượng tăng của thị trường đã mạnh hơn dựa vào độ dốc của đường trendline.

Tới đây chắc chắn các bạn sẽ nhầm lẫn và cho rằng hình thành điểm chốt vững bền mới thì đương nhiên là phải điều chỉnh chứ có gì là phức tạp. Các bạn hãy xem:

blank

Hình 14: Hai đường trendline

Chúng ta thấy để A trở thành điểm chốt đáy vững bền thì giá phải vượt qua đỉnh a. Với B thì chỉ cần giá vượt qua đỉnh b là đã trở thành điểm chốt đáy vững bền rồi.

Vì thế, chưa cần giá vượt qua a chúng ta đã có thể vẽ một đường trendline mới. Như vậy trong trường hợp này chúng ta cũng có thể bỏ đường trendline bắt đầu từ điểm số 1 để cho đỡ rối đồ thị.

blank

Hình 15: Điều chỉnh trendline khi hình thành đáy vững bền mới

Ngay sau khi xác nhận sự hình thành đáy vững bền mới chúng ta hãy xem giá tiếp theo.

blank

Hình 16: Giá phản ứng với đường trendline mới

  1. Giá vượt qua đỉnh cao nhất trước đó, xác nhận sự hình thành điểm chốt đáy vững bền. Ngay sau cây nến tăng mạnh vượt đỉnh thì cây nến sau đó lập tức là một nến giảm mạnh, bắt đầu sự giảm điều chỉnh.
  2. Vùng giá xảy ra phản ứng với trendline và đường trendline đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ.

blank

Hình 17: Điểm chốt vững bền tiếp theo

Khi thị trường hình thành nên điểm chốt vững bền này chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh trendline như sau:

blank

Hình 18: Đường trendline điều chỉnh mới

Chúng ta tiến hành vẽ đường trendline mới bằng cách nối hai điểm chốt đáy vững bền. Tuy nhiên, các bạn có thể thấy đường trendline của chúng ta đã cắt qua một vùng giá, vì vậy chúng ta cần điều chỉnh như sau:

blank

Hình 19: Đường trendline điều chỉnh mà chúng ta cần

Khi vẽ như hình trên, đường trendline sẽ không cắt qua bất cứ một khoảng giá nào, đảm bảo quy tắc vẽ trendline của chúng ta. Đây là trường hợp đặc biệt vì điểm bắt đầu của đường trendline không phải là đáy vững bền như chúng ta đã đề cập ở bài trước.

Tiếp tục theo dõi diễn biến giá sau khi điều chỉnh đường trendline nhé

blank

Hình 20: Đường trendline bị phá vỡ

  1. Vùng giá được khoanh tròn xuất hiện 3 cây nến doji khi giá tiến gần đến vùng trendline, nhưng sau gió trendline không thể giữ được và bị phá vỡ.
  2. Đây là vùng giá mà Thgold đặt dấu hỏi và chúng ta cần xem diến biễn giá tiếp theo để xác định có phải giá quay về test lại đường trendline trước khi đảo chiều hay không.

Nhưng trước khi đến với diễn biến giá tiếp theo. Như đã trình bày ở phần trước rằng không nên để quá nhiều đường trendline mà tối đa nên sử dụng hai cặp trendline thôi.

Hai cặp đó là một cặp trendline tăng và một cặp trendline giảm. Vậy chúng ta thử giữ lại đường trendline trước khi điều chỉnh gần nhất xem thế nào nhé

blank

Hình 21: Tác dụng của đường trendline cũ

Khi giá đã phá vỡ đường trendline hiện tại thì chúng ta vẫn có thể dựa vào đường trendline gần trước đó để phân tích, đó là lý do mà Thgold khuyến khích các bạn nên giữ một cặp trendline tăng và một cặp trendline giảm.

Chúng ta tiếp tục đến với hành động giá tiếp theo

blank

Hình 22: Thị trường đảo chiều

Như hình trên ta có thể thấy rằng điểm B là một sự quay về test lại đường trendline (Cũng có thể giải thích rằng trước khi đảo chiều thị trường tạo mô hình hai đỉnh).

Và khi giá xuống dưới đáy C thì điểm B trở thành điểm chốt đỉnh vững bền. Xác nhận khả năng xu hướng đảo chiều. Ta tiến hành nối hai điểm A và B để tạo ra đường trendline mới với độ dốc hướng xuống thể hiện xu hướng giảm. Hãy xem thị trường có thật sự giảm mạnh không nhé.

blank

Hình 23: Phản ứng đường trendline giảm mới hình thành

Có thể nói trong trường hợp này giá phản ứng cực kỳ chính xác với đường trendline, trong thực tế không nhiều trường hợp diễn ra lý tưởng như thế cho nên các bạn cần có sự linh hoạt.

Và các bạn cũng có thể thấy nếu xét trên khía cạnh phá vỡ đường trendline tăng thì tại điểm khoanh tròn trên cũng có thể coi là sự hồi về test lại đường trendline tăng cũ trước đó. Sau đó thì giá giảm rất sâu cho thấy thị trường chắc chắn đã đảo chiều.

Tổng kết về đường trendline theo Price Action

Trendline là một công cụ cực kỳ hữu ích cho việc dự đoán xu hướng của thị trường. Chúng là công cụ dựa vào các điểm chốt vững bền, từ đó trendline đóng vai trò kép, vừa là ngưỡng hỗ trợ và cũng là ngưỡng kháng cự (trendline tăng là ngưỡng hỗ trợ nhưng nếu bị phá vỡ thì có thể trở thành ngưỡng kháng cự và ngược lại với trendline giảm).

Tuy nhiên, Chúng ta không nên vẽ chúng một cách bừa bãi và không có quy luật cụ thể, rõ ràng. Chúng ta hãy quan tâm đến việc vẽ chúng và sử chúng làm sao cho hiệu quả, kiên định và thống nhất.

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ giá đã diễn ra, bạn sẽ vẽ được rất nhiều đường trendline và dường như bạn sẽ thấy chúng là một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tuyệt vời.

Tuy nhiên, đó là những đường trendline thiếu kiên định và có thể làm bạn thêm rối rắm. Hơn nữa, trong thực tế, bạn không thể tìm ra được ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tuyệt vời trong mớ trendline trên đồ thị giá trước mặt bạn. Trong giao dịch, sự thống nhất và đơn giản chính là chìa khóa chiến thắng.

Vẽ đường trendline với các điểm chốt vững bền các bạn cần bỏ chút thời gian để nghiên cứu và thực hành. Nhưng khi bạn đã thuần thục thì thậm chí bạn có thể cảm nhận bằng giác quan, ước lượng tương đối đường trendline mà không cần vẽ chúng ra.

Đó là cách mà nhiều trader kinh nghiệm trên thế giới thường làm. Lúc đó đường trendline như thành một phản xạ không điều kiện trong lúc các bạn giao dịch.

Dựa vào đường trendline các bạn cũng có thể tạo ra một đường song song làm thành kênh giá. Những kênh giá sẽ là công cụ hữu ích cho các bạn chọn mức chốt lời.

Có cần thiết phải có đường trendline trong phân tích?

Một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc đó là có cần thiết và bắt buộc phải có đường trendline thì mới phân tích và giao dịch được theo phương pháp mà Thgold chia sẻ hay không? Câu trả lời là Không.

Đường trendline cũng chỉ là một cơ sở để chúng ta nhìn nhận và đánh giá thị trường mà thôi chứ không phải là yếu tố không thể thiếu. Thậm chí nhiều người hiện nay giao dịch còn không quan tâm đến vẽ trendline và họ không sử dụng trendline nhưng giao dịch vẫn rất ổn.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã đi qua các kiến thức rất chi tiết về đường trendline theo Price Action một cách logic và thống nhất, Đây là một công cụ bổ trợ rất tốt cho các bạn trong quá trình giao dịch, hy vọng rằng bạn đã có thêm được những kiến thức bổ ích cho bộ công cụ giao dịch của mình.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *