Price action -Tìm kiếm tín hiệu vào lệnh

blank

1.  Tìm kiếm tín hiệu vào lệnh

 

Bước đầu tiên để có thể thực hiện một lệnh giao dịch tất nhiên là phải tìm kiếm một tín hiệu tốt. Để làm được điều này, bạn cần quyết định cặp tiền nào tốt nhất để giao dịch dựa theo kinh nghiệm và kiến thức của mình về các cặp tiền, hoặc đôi khi là theo sở thích. Hãy bắt đầu với biểu đồ khung ngày vì nó có rất nhiều ưu điểm so với những khung thời gian thấp hơn.

Thời gian thực hiện việc phân tích biểu đồ cũng khá quan trọng. Bạn nên làm việc này vào thời gian mở cửa của phiên Á, tức là sau khi phiên Mỹ đóng cửa và trước khi bước vào phiên Âu. Đây là khoảng thời gian hoạt động của thị trường giảm, không sôi động và biến động mạnh như phiên Âu và phiên Mỹ nên chúng ta có thể thoải mái phân tích biểu đồ mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động mạnh tức thời.

Khi quan sát thị trường, bạn cần tìm kiếm những yếu tố sau: xu hướng, key levels và các tín hiệu Price Action.

Đầu tiên, hãy xác định xem thị trường có đang trong xu hướng hay không. Đây không phải môn khoa học chính xác, nhưng bạn có thể xác định dựa trên các mức đỉnh và đáy, hoặc sử dụng các đường trung bình động EMA. Đôi khi xu hướng có thể nhận ra rất dễ dàng, nhưng cũng có lúc nó khó xác định hơn một chút.

blank
Ảnh minh họa price action

Xác định xu hướng hiện tại và vẽ các mức hỗ trợ kháng cự quan trọng

Việc tiếp theo, hãy đánh dấu hoặc vẽ bất kỳ những vùng hỗ trợ và kháng cự nào mà bạn thấy trên biểu đồ. Điều này rất quan trọng vì trong Price Action, kháng cự và hỗ trợ với các tín hiệu nến là sự kết hợp vô cùng mạnh mẽ. Lưu ý rằng việc vẽ “bất kỳ vùng nào bạn thấy” không có nghĩa là vẽ một cách “bừa bãi”, mà bạn cần học cách vẽ một cách chính xác những mức cốt lõi và có giá trị sử dụng cao.

Trong ví dụ phía trên, hãy lưu ý thanh Pinbar được đánh dấu. Sau khi xác định thị trường đang ở trong xu hướng và xác định được  các mốc key level, bạn sẽ tiếp tục tìm đến các tín hiệu nến Price Action được hình thành. Hãy tập trung giao dịch theo xu hướng, và tìm kiếm các tín hiệu ở các vùng hỗ trợ và kháng cự để có hiệu quả nhất và mức độ rủi ro thấp hơn.

Đôi khi, thị trường có thể không có xu hướng thì bạn có thể tìm kiếm các tín hiệu giao dịch ở vùng key level để giao dịch trong phạm vi mà giá đang sideway. Hoặc nếu tìm thấy một tín hiệu đủ tốt, bạn cũng có thể giao dịch ngược xu hướng trong  các đợt pullback hoặc thậm chí là nắm bắt được một đợt đảo chiều xu hướng.

Quay trở lại với ví dụ bên trên, bạn có thể thấy thị trường đang dần hình thành một xu hướng giảm, điều đó được thể hiện với các đường EMA8 và EMA21 đang di chuyển hướng xuống, gần đây giá cũng đã phá khỏi phạm vi sideway trước đó.

Cây Pinbar giảm được hình thành phù hợp với đà giảm, và xuất hiện ở ngay mức hỗ trợ cũ / kháng cự mới (gần mốc 1.5900), thể hiện sự từ chối của giá tại khu vực này. Do đó, thanh Pinbar này đã đáp ứng tất cả các thông số trong kế hoạch giao dịch mà chúng ta đang nói đến, và nó hiển nhiên là một tín hiệu tốt để giao dịch với một lệnh bán.

2.  Cách đặt Stop Loss Price action

 

Khi đã có tín hiệu giao dịch, việc quan trọng tiếp theo cần làm là tìm một vị trí stop loss hợp lý. Đây cũng không phải môn khoa học chính xác, nhưng có một số quy tắc mà bạn có thể áp dụng để thực hiện được bước này.

Trong ví dụ trên với thanh Pinbar,bạn có thể đặt điểm stop loss ngay phía trên đỉnh của cây nến, vì đó là điểm mà nếu giá phá qua thì tín hiệu bán sẽ không còn an toàn. Lưu ý rằng hãy luôn luôn đặt stop loss cùng lúc với lệnh giao dịch, đừng bao giờ “phơi  mình” trên thị trường mà không  có điểm cắt lỗ.

Đặt Stop Loss ngay phía trên đỉnh của cây nến Pinbar

Ảnh minh họa price action
Ảnh minh họa price action

Trong ví dụ chúng ta có thể thấy khoảng cắt lỗ là 100 pips, điểm vào lệnh ở 1.12787 và cắt lỗ tại 1.5887. Khoảng cách này là điều chúng ta cần biết để xác định điểm take profit (chốt lời), công việc mà chúng ta sẽ thảo luận tiếp ngay sau đây.

3.  Cách xác định mục tiêu để chốt lời

 

Khi tìm vị trí Take Profit, bạn hãy cố gắng thiết lập tỉ lệ Rick Reward ít nhất là từ 1 đến 2 lần hoặc nhiều hơn (tức là lợi nhuận bằng 1 hoặc gấp đôi mức dừng lỗ). Như ví dụ mà chúng ta đang nói đến, mức dừng lỗ là 100 pips, vậy nên hãy tìm kiếm vị trí để chốt lời từ 200 pips trở lên.

Bạn hãy lưu ý rằng, pips ở đây được sử dụng như một đơn vị chỉ khoảng cách chứ không phải mức lợi nhuận hay rủi ro tính bằng tiền. Bạn cần phải

học cách quản lý vốn để đảm bảo tài khoản của mình không bị ảnh hưởng quá lớn bởi những lệnh thua.

Bây giờ, hãy kiểm tra rằng không có mức hỗ trợ hay kháng cự cứng nào cản trở vị trí chốt lời mà bạn mong muốn. Nếu có một mức cản ở quá gần điểm vào lệnh khiến cho lệnh giao dịch không đảm bảo được tỉ  lệ lợi nhuận rủi ro mong muốn, hãy xem xét ký lưỡng vì anh em có toàn quyền quyết định có thực hiện giao dịch này hay không.

Đôi khi, bạn cũng có thể chấp nhận mức lợi nhuận bằng 1,5 lần rủi ro, hoặc thậm chí là 1:1 nếu tín hiệu rất tốt nhưng có mức cản ở trước mốc lợi nhuận gấp đôi rủi ro. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này dưới 1, nói cách khác là lợi nhuận tiềm năng nhỏ hơn rủi ro thì mình nghĩ là anh em nên bỏ qua và tìm kiếm các tín hiệu khác.

blank
Ảnh minh họa price action

Mức Take Profit nên đạt ít nhất bằng với mức rủi ro, tốt nhất là gấp khoảng 2 lần

Thoát khỏi giao dịch khi đã có lợi nhuận có lẽ là hành động mà anh em có thể thực hiện một cách tùy ý nhất, nhưng hãy tùy ý theo cách giúp cho mình trở nên tốt hơn. Vấn đề lớn nhất mà nhiều nhà giao dịch mắc phải là không thoát lệnh với hy vọng thu được lợi nhuận lớn hơn. Bạn đừng trở thành một nhà giao dịch tham lam với những hành động như vậy.

Đôi khi bạn có thể theo dõi thị trường và thấy rằng có điều kiện để nhận được lợi nhuận lớn hơn, điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đừng bao giờ đặt trước mức chốt lời rồi lại di chuyển nó ra xa hơn chỉ với hy vọng thị trường sẽ chạy theo hướng có lợi cho mình mãi mãi.

4.  Đặt lệnh trong nền tảng giao dịch của mình

 

Có lẽ mỗi bạn ở đây tham gia thị trường từ các sàn giao dịch khác nhau, hay nói cách khác là có nền tảng giao dịch khác nhau. Tuy nhiên, có một vài nhận xét chung khi đặt lệnh giao dịch cho dù anh em ở bất cứ sàn giao dịch nào. Đó là hãy chắc chắn rằng tất cả các thông số của mình là chính xác trước khi nhấn nút vào lệnh.

Hãy kiểm tra kỹ điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ và điểm chốt lời giống như những gì đã phân tích. Không có gì tệ hơn việc mất tiền chỉ vì nhập các thông số giao dịch không chính xác hoặc quá vội vàng. Hãy thực hiện chậm rãi và dành một chút thời gian kiểm tra lại để đảm bảo rằng mọi thứ đã được nhập một cách chính xác.

5.  Quản lý giao dịch sau khi vào lệnh

 

Thật ra có thể nói rằng việc tìm kiếm và vào lệnh là công việc đơn giản nhất khi giao dịch. Sau khi đã tham gia vào giao dịch, công việc thật sự mới bắt đầu. Đối với đa số các Trader, việc quản lý giao dịch sau khi vào lệnh mới là phần khiến họ rối tung lên.

Trên thực tế, bạn không cần làm gì nhiều sau khi vào lệnh, mà chỉ cần kiểm tra nó mỗi ngày một lần cho đến khi nó chạm stop loss, hoặc đạt được take profit, hoặc thoát lệnh sớm khi cảm thấy lợi nhuận đã đủ và khó có thể tăng thêm.

Theo chia sẻ của tác giả, sau khi vào lệnh (thiết lập trong ví dụ mà chúng ta nói phía trên), anh đã quay trở lại vào ngày hôm sau và thấy lợi nhuận đã đạt được hơn 1 lần so với rủi ro. Tuy nhiên anh đã không làm gì với giao dịch đó mà chỉ tìm kiếm một thiết lập khác cho các giao dịch tiếp theo.

Sau đó thêm một ngày, anh đã quay lại và quyết định thoát khỏi giao dịch đó với mức lợi nhuận gấp 2.5 rủi ro. Thật ra thiết lập ban đầu của anh có

vị trí Take Profit xa hơn một chút, tuy nhiên anh đã quyết định thoát sớm với mức lợi nhuận gấp 2,5 lần rủi ro. Việc tùy ý thoát lệnh sớm lúc này không có gì sai khi mức lợi nhuận đã khá tốt, ngược lại nếu đã có mức lợi nhuận tốt như vậy mà vẫn tham lam không thoát lệnh mới là một sai lầm.

6.  Quản lý cảm xúc trong khi giao dịch

 

Có lẽ cách tốt nhất để đảm bảo cho bạn không bị chi phối quá nhiều bởi cảm xúc đó là không mạo hiểm quá nhiều tiền cho bất kỳ một giao dịch nào. Có nhiều nhà giao dịch đang thua lỗ và thức cả đêm để theo dõi từng biến động giá trong giao dịch của mình, hoặc đơn giản là họ không thể ngừng suy nghĩ về chúng.

Lý do của hành vi trên rất đơn giản, đó là do họ đặt cược quá nhiều tiền vào giao dịch của mình hoặc giao dịch quá mức, và họ lo lắng khi mỗi biến động giá dù nhỏ nhất cũng khiến số tiền trong tài khoản của họ thay đổi lớn. Bạn chỉ nên mạo hiểm với số tiền mà mình thực sự chấp nhận thua lỗ, vì rõ ràng bất cứ giao dịch nào cũng có khả năng bị thua.

Giao dịch theo chiến lược Price Action là một phương pháp giao dịch có xác suất thắng khá cao nếu sử dụng thận trọng và đúng cách, tuy nhiên bạn không thể biết chắc chắn được rằng lệnh nào sẽ thắng và lệnh nào sẽ thua, vì thế bạn cần quản lý vốn một cách kỷ luật trên từng giao dịch mà mình thực hiện.

Các nhà giao dịch hay mạo hiểm với vốn lớn, hoặc giao dịch quá mức là bởi vì họ có những kỳ vọng không thực tế về thị trường. Bạn cần nghiêm túc thừa nhận rằng mình không thể trở nên giàu có một cách nhanh chóng trên thị trường này.

Hãy cố gắng để có lợi nhuận một cách chậm rãi nhưng đều đặn và nhất quán, các con số trong tài khoản của bạn sẽ dần tăng lên theo thời gian .Hầu hết các nhà giao dịch dường như không có đủ kiên nhẫn để thực hiện việc này, vậy nên cuối cùng họ đã bị cuốn vĩnh viễn vào chu kỳ giao dịch bằng cảm xúc.

7.  Sau khi kết thúc giao dịch

Sau khi đóng lệnh và thoát khỏi giao dịch, dù lãi hay lỗ bạn cũng cần ghi lại chính xác những gì đã diễn ra trong nhật ký giao dịch của mình. Việc có cho mình nhật ký giao dịch sẽ giúp bạn phát triển một hồ sơ để theo dõi, cũng là những bằng chứng hữu hình để phản ánh tính kỷ luật hay sự thiếu sót của bản thân.

 Một số bài viết về Price action: https://thgold.vn/price-action/

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *