NonFarm Payrolls – NPF Là Gì? Những Điều Cần Biết Về NonFarm

blank

Bạn là một nhà giao dịch trên thị trường Forex thì việc bạn thường xuyên theo dõi tin NonFarm Payrolls đã không còn quá xa lạ rồi, nhưng có bao giờ bạn thực sự hiểu rõ nó để có thể giao dịch một cách tốt nhất hay chưa?

Vậy NonFarm nfp là gì? Cách giao dịch với tin NonFarm?

1. NonFarm Payrolls – Npf Là Gì?

NonFarm (Nonfarm Payrolls – NFP) là 1 bản báo cáo về số lượng lao động hay số lượng việc làm ở Mỹ được báo cáo hàng tháng do Bộ Lao động Hoa Kỳ (United States Department of Labor) đưa ra.

Để nơi một cách dễ hiểu hơn thì NonFarm là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp đo lường số lượng người có việc làm trong tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, không bao gồm các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, chính quyền địa phương và hộ gia đình kinh doanh.

Tin NonFarm thường công bố số lượng có việc làm và đi kèm sẽ là tỷ lệ thất nghiệp với mức thu nhập trên giờ của người lao động nên được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất về sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ

NonFarm cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá được chỉ số GDP, bởi số lượng người có việc làm càng cao, thì sản lượng kinh tế của quốc gia đó có thể được kỳ vọng tốt hơn và ngược lại.

Nonfarm Payrolls – NFP là gì

2. Nonfarm Payrolls – NFP Là Gì  – Thời Gian Công Bố Tin NonFarm Và Xem Ở Đâu

Bảng tin Nonfarm Payrolls – NFP được Bộ Lao động Hoa Kỳ (United States Department of Labor) công bố định kỳ vào thứ 6 đầu tiên của tháng, lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông) theo giờ Việt Nam.

Có sự thay đổi thời gian công bố theo mùa vì Mỹ và nhiều nước châu Âu nằm lệch nhiều về bán cầu Bắc. Do vậy thời gian giữa ban ngày và ban đêm bị chênh nhau nhiều theo mùa.

Bạn có thể dễ dang truy cập vào xem tin Nonfarm Payrolls – NFP ở các trang mạng uy tín như Investing, hay ForexFactory.

blank

 

3. Tại Sao Tin Nonfarm Payrolls – NFP Lại Quan Trọng?

Những lý do khiến cho bảng tin NonFarm trở nên quan trọng đối với nhà giao dịch Forex.

  • Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
  • Thông tin về mức thu nhập của người dân phản ảnh trực tiếp đến mức chi tiêu của họ về các mặt hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất sẽ có tác động đến GDP.
  • Tin NonFarm sẽ giúp cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) đưa ra những quyết định của mình về việc tăng giảm lãi suất trong tương lai.
  • Tin NonFarm ảnh hưởng trực tiếp đến đồng USD, đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới.
  • Khi tin NonFarm được công bố thì sẽ làm động lực thay đổi xu hướng hoặc tiếp tục dẫn dắt thị trường đi tiếp.

4. Các Thành Phần Trong Tin Nonfarm Payrolls – NFP Là Gì?

Nonfarm Payrolls – NFP là gì - các thành phần trong news

Tin NonFarm bao gồm 3 phần chính:

  • NonFarm Employment Change (Tỉ lệ lực lượng lao động phi nông nghiệp).
  • Unemployment Rate (Tỷ lệ thất nghiệp)
  • Average Hourly Earnings (Thu nhập trung bình trên giờ)

NonFarm Employment Change

Tỷ lệ này được thống kê từ người dân Mỹ nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 65 tuổi và đang làm hoặc đang tìm việc. Nếu tỷ lệ này tăng thì đồng nghĩa với việc là có lực lượng lao động tăng, giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Từ đó sẽ thúc đấy cho đồng USD mạnh lên và ngược lại.

Unemployment Rate

Tỷ lệ thất nghiệp được xem là thông tin quan trọng nhất trong bảng tin NonFarm, chính bởi một nền kinh tế mà có tỷ lệ này tăng cao thì nó đang biểu hiện cho sự yếu đi. Từ đó, dẫn đến sự yếu đi của đồng USD và ngược lại.

Average Hourly Earnings

Thu nhập bình quân trên giờ phản ánh thu nhập của người dân tăng lên hay giảm xuống. Nếu trong trường hợp thu nhập tăng thì người dân sẽ tăng khả năng chi tiêu, góp phần tăng trưởng GDP, từ đó là đồng USD mạnh lên.

Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải chú ý đến việc thu nhập tăng quá cao sẽ có nguy cơ dẫn đến làm phát. Và đây là yếu tố quan trọng để FED cân nhắc cho việc tăng giảm lãi suất để cân bằng lại.

5. Tin Nonfarm Payrolls – NFP Trong Giao Dịch Forex

Cặp Tiền Chịu Ảnh Hưởng Của NonFarm

Chính vì tin NonFarm là tin về đồng USD nên hầu như cặp tiền nào có USD đều sẽ bị ảnh hưởng như là EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD, USD/JPY, USD/CHF…, bên cạnh đó kim loại quý cũng chịu ảnh hưởng như vàng, bạc, thậm chí là cả dầu thô.

Phương Án Giao Dịch Khi Có Tin Nonfarm Payrolls – NFP

Đứng Ngoài Thị Trường

Bạn không nghe lầm đâu, với việc bạn không giao dịch mà đứng bên ngoài thị trường cũng đã là một cách giao dịch rất tốt rồi đó.

Bởi đối với một số nhà giao dịch ngắn hạn không thích sự rủi ro thì khi chuẩn bị có tin NonFarm thì họ sẽ thoát hết lệnh hoặc dời về điểm huề vốn để tránh sự ảnh hưởng của tin.

Việc đứng ngoài khi có tin NonFarm sẽ giúp bạn tránh khỏi những lệnh thua không đáng có, vì khi tin ra hầu như bạn sẽ chẳng có cơ hội nào cho việc vào lệnh được vị thế tốt mà thường sẽ dính phải mua đỉnh, bán đáy. Còn tệ hại hơn nữa là tin ra những không đi chỉ quét 2 chiều thì bạn còn dễ cắt lệnh lỗ liên tục.

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc giao dịch tin thì tốt nhất bạn nên đứng bên ngoài quan sát.

Chấp Nhận Rủi Ro

Với việc bạn chấp nhận mạo hiểm để giao dịch lúc tin ra thì bạn cần phải có những lưu ý sau:

  • Có kinh nghiệm tốt trong việc giao dịch
  • Tính toán được chính xác số tiền chịu rủi ro
  • Chỉ nên giao dịch Scalp, không nên ôm lệnh quá lâu
  • Nên chuẩn bị ít nhất 2 kế hoạch giao dịch

Với phương án mạo hiểm này thì bạn sẽ có thể kiếm được một số tiền kha khá trong thời gian ngắn, bởi “rủi ro đi kèm lợi nhuận”.

Sự Ảnh Hưởng Của Nonfarm Payrolls – NFP Đến Tỷ Giá

Bạn có thể xem ví dụ bên dưới đây về cặp tiền EUR/USD ở khung m5

Trước khi tin thì giá gần như đi ngang với biên độ cực nhỏ, cho đến khi tin được công bố thì ngay lập tức giá đã tăng cực kỳ mạnh lên, thoát ra khỏi biên độ trước đó.

blank

Với việc bạn là nhà giao dịch nhỏ lẻ thì giao dịch với tin là chuyện vô cùng khó đặc biệt khó hơn với nhưng tin mạnh như NonFarm hay lãi suất.

Bởi nên chúng tôi khuyên bạn nên thường xuyên cập nhật tin tức và tránh xa khỏi những tin có dự báo là đi mạnh. Vì bạn sẽ không thể biết được giá sẽ đi như thế nào, chỉ 1s khi tin được công bố thì giá đã có thể đi đến hơn 50pip, thậm chí 70 80pip với cặp GBP/USD.

Vậy là kết thúc bài viết Nonfarm Payrolls – NFP là gì, Hy vọng là qua bài viết thì các bạn đã nắm được Nonfarm Payrolls – NFP là gì và cũng biết cách tìm hiểu về thời gian ra tin, cách kiểm tra tin hay cách giao dịch với news này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin hãy để lại bình luận phía dưới, Thgold sẽ phản hổi, trao đổi lại cùng các bạn.

Chúc bạn giao dịch thật thành công!

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *