FED Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ

blank

Fed là gì? Việc bạn giao dịch trong thị trường Forex thì sẽ không còn xa lạ gì đến cái tên Fed (Cục dự trữ liên bang) rồi. Vì cơ quan này có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quan trọng hơn là nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lệnh giao dịch của bạn.

Vậy bạn có hiểu rõ Fed là gì không? Vai trò, nhiệm vụ và chính sách của Fed? Hãy cùng với Thgold tìm hiểu toàn bộ những thông tin cần biết về Fed qua bài viết dưới đây nhé. Và ngay bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu thôi nào.

fed là gì

1. Fed Là Gì?

Fed – Federal Reserve System hay còn được gọi là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Fed là ngân hàng trung ương Mỹ, được thành lập vào 23/12/1913 nhằm duy trì một chính sách tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định cho nước Mỹ.

Đến nay, Fed là tổ chức tài chính lớn nhất trên Thế Giới, là nơi duy nhất được in tiền đô la Mỹ. Chính sách tiền tệ mà Fed đưa ra ảnh hưởng trực tiếp tới Mỹ và rất nhiều quốc gia khác.

blank

Trụ sở chính của Fed.

2. Lịch Sử Ra Đời Và Hình Thành Của Fed Là Gì?

Vào những năm 1907, Hoa Kỳ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Thị trường chứng khoán sụp đổ. Tình trạng mất việc tăng cao… Người dân bắt đầu hoảng sợ. Họ xếp hàng bất kể ngày đêm để rút tiền, việc rút tiền hàng loạt làm cho các ngân hàng không còn đủ sức chi trả.

Người dân rút tiền hàng loạt làm cho các ngân hàng không thể trụ vững và buộc phải đóng cửa. Các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn tín dụng buộc phải sa thải bớt nhân viên. Tình trạng này làm cho nền kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Vào thời điểm này, không có tổ chức nào có thể ngăn cản việc rút tiền hàng loạt của người dân, thậm chí chính phủ Hoa Kỳ cũng không có cách gì để đối phó với cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng này.

Cuối cùng sứ mệnh ngăn chặn cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng ấy đã được đặt lên vai một người đàn ông đầy quyền lực nhất thời điểm hiện tại là ông chủ của Tập đoàn JPMorgan danh tiếng: John Pierpont Morgan.

blank

Giai Đoạn Đầu 

Đúng vào lúc 9h tối thứ 7 ngày 02/11/1907, ông đã triệu tập khoảng 50 nhà lãnh đạo ngân hàng hàng đầu của New York đến thư viện riêng của mình và khóa cửa không cho ai ra về, cho đến khi kế hoạch của ông được thông qua.

Ông ra lệnh một cách cương quyết: họ buộc phải đóng góp vào một quỹ điều tiết chung được sử dụng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trị giá 25 triệu đô la. Cuối cùng mọi người đều đồng ý với kế hoạch của ông sau cuộc họp dài 8 tiếng đồng hồ.

Chính nhờ kế hoạch của J.P. Moragan đã giúp cho Hoa Kỳ chấm dứt được cơn khủng hoảng tài chính ngân hàng vô cùng tồi tệ năm 1907.

Các quan chức có quyền lực ở Washington đã đặt ra câu hỏi: nếu cơn khủng hoảng này lại xảy ra một lần nữa thì sao? Nền kinh tế Hoa Kỳ phải chịu phụ thuộc bởi một người giàu có ở New York? Vấn đề được đặt ra như trên không phải chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh tế, mà còn là vấn đề chính trị.

Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich, Chủ tịch ủy ban tài chính Thượng viện lúc đó cho rằng đây là một vấn đề bức thiết cần được giải quyết sớm, nước Mỹ cần có một Ngân hàng Trung ương để tránh đi vào vết xe đổ cũ của lịch sử.

Giai Đoạn Giữa

Bản thân nước Mỹ cũng đã từng 2 lần thành lập Ngân hàng Trung ương trước đó:

  • Ngân hàng Hoa Kỳ thứ nhất (1791-1811).
  • Ngân hàng Hoa Kỳ thứ hai (1817-1836).

Cả hai ngân hàng đều đảm nhận việc phát hành tiền, cho vay, chấp nhận tiền gửi, duy trì nhiều chi nhánh và bên cạnh đó còn đóng vai trò là đại lý tài chính cho kho bạc Mỹ.

Chính phủ Mỹ được yêu cầu phải nắm giữ 20% cổ phần của ngân hàng và  20% số thành viên hội đồng quản trị của mỗi ngân hàng đó. Với vai trò nắm giữ như trên, họ đã gây nên cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và hình thành làn sóng phản đối dữ dội.

Cho nên Tổng thống Andrew Jackson đã đưa ra quyết định chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng Hoa Kỳ thứ hai.

Ý tưởng thành lập Ngân hàng Trung ương với vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng thương mại lành mạnh thực sự không phải là một sáng kiến mới, nó giống như những gì J.P. Morgan đã làm cho Hoa Kỳ trong thời kỳ khủng hoảng.

Nhưng vấn đề ở cái tên gọi Ngân hàng Trung ương, trong suốt lịch sử nước Mỹ cả hai từ “Ngân hàng” và “Trung ương” đều không được ưa chuộng.

Trong khi các ngân hàng đều muốn có một tổ chức cho vay cuối cùng để ngăn chặn khủng hoảng. Thì các chính trị gia lại cho rằng đây là một nhóm các ông chủ ngân hàng giàu có ở New York muốn kiểm soát ngân hàng Trung ương này tạo cho các chính trị gia này cảm giác không tự tin.

Giai Đoạn Cuối 

Vào tháng 12 năm 1910 thượng nghị sĩ Nelson Wilmarth Aldrich đã bí mật cùng 6 người đàn ông là các ông chủ và nhà điều hành ngân hàng ở New York đi đến một nhà ga xe lửa ở New Jerey. Tại đây  họ lên một toa xe lửa tư nhân và đi về phía nam.

6 người đàn ông có quyền thay đổi vận mệnh nhân loại này gồm: Paul Warburg, Frank Vanderlip, Benjamin Strong, Henry Pomeroy Davison, Charles Norton và Abe Andrews. Những người đàn ông này nắm trong tay 1/4 tài sản của cả Thế giới.

Họ đã cùng nhau đến Georgia, để dành ra 9 ngày họp kín ở tại câu lạc bộ của khu nghĩ dưỡng mang tên Đảo Jekyll. Dưới sự chủ trì của Aldrich, ông và các ông chủ ngân hàng đã thống nhất kế hoạch hành động.

Với cuộc họp kéo dài 9 ngày, họ đặt nền móng cho sự ra đời của NGÂN HÀNG TƯ NHÂN TRUNG ƯƠNG đầu tiên tại Mỹ. Sau này đổi thành là Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).

Họ đã giải quyết bằng cách thành lập 12 Ngân hàng Trung ương nhỏ, rải đều khắp các thành phố, các bang để tránh sự quan ngại về việc có một Ngân hàng Trung ương quá mạnh. Sự lựa chọn vị trí đặt các ngân hàng này dựa trên sự đồng thuận, bao gồm cả để tranh thủ sự ủng hộ của những người đứng đầu địa phương.

3. 12 Cục Dự Trữ Liên Bang Khu Vực (Fed) Là Gì?

Mỗi khu vực có Ngân hàng Dự trữ riêng, là:

  • Boston
  • New York
  • Philadelphia
  • Cleveland
  • Richmond
  • Atlanta
  • Chicago
  • St. Louis
  • Minneapolis
  • Kansas
  • Dallas
  • San Francisco

blank

Hình ảnh phân bố các khu vực

Vào ngày 23/12/1913, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ký ban hành Đạo luật Dự trữ Liên bang – Cục Dự trữ Liên bang Fed ra đời.

Ngày nay Cục dự trữ liên bang Mỹ là cơ quan quyền lực nhất Hoa kỳ và mỗi phát ngôn của Fed được cả thế giới lắng nghe và phân tích động thái.

4. Vai Trò Của Fed Là Gì?

Trong vai trò là một ngân hàng trung ương, Fed là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng của chính phủ liên bang. Fed được xây dựng để đảm bảo duy trì cho nước Mỹ một chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, an toàn hơn và ổn định hơn.

Vai trò của Fed bao gồm những nội dung sau đây:

  • Thúc đẩy việc làm tối đa, giá cả ổn định và lãi suất vừa phải.
  • Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
  • Quy định số lượng tiền cần lưu thông ở mỗi thời kỳ nhất định.
  • Thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, quy định mức dự trữ bắt buộc
  • Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ chịu sự điều hành cao nhất của cục dữ trữ liên bang Fed
  • Giám sát, quy định tổ chức ngân hàng
  • Duy trì sự ổn định của nền kinh tế, hạn chế rủi ro trên thị trường tài chính.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính, vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
  • Ủng hộ bảo vệ người tiêu dùng thông qua lập trường giám sát

5. Ai Sở Hữu Fed?

12 ngân hàng trong hệ thống Fed được giám sát bởi Hội đồng Thống đốc Dự trữ Liên bang – một hội đồng quản trị trung ương độc lập. Hội đồng cũng là một cơ quan của Chính phủ Mỹ do Tổng thống và Thượng viện bổ nhiệm. Điều này tạo ra một sự pha trộn dường như là sở hữu tư nhân nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác.

Fed bao gồm 12 ngân hàng dự trữ độc lập đại diện cho các khu vực, các bang ở Mỹ. Mỗi ngân hàng đều hoạt động độc lập và có ban giám đốc riêng. Các ngân hàng thương mại cũng sở hữu cổ phần của 12 ngân hàng khu vực này.

Fed là cả một tổ chức tư nhân và công cộng. Hội đồng thống đốc là một cơ quan chính phủ, trong khi bản thân các ngân hàng có cấu trúc như các tập đoàn tư nhân – các ngân hàng thành viên nắm giữ cổ phiếu và kiếm cổ tức.

Chỉ có 2 Ngân hàng Trung ương lớn khác trên thế giới có yếu tố sở hữu tư nhân. Đó là Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Cũng như hệ thống FED, quyền sở hữu cổ phiếu BOJ đi kèm với những quyền lợi và hạn chế. Chính phủ sở hữu 55% BOJ với phần còn lại thuộc sở hữu của các nhà đầu tư tư nhân.

6. Tổ Chức Của Cục Dữ Trữ Liên Bang Mỹ – Fed Là Gì?

Cấu trúc cơ bản của Fed gồm:

  • Hội đồng thống đốc.
  • Các Ngân hàng của Fed.
  • Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh).

blank

Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội.

Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa.

Ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006.

Fed là Ngân hàng trung ương có cấp độ độc lập cao nhất. Độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động.

Độc Lập Về Chính Sách

-Fed có thể đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ mà không cần phải phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ.

-Fed có toàn quyền quyết định việc sử dụng công cụ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở. Mục tiêu hàng đầu của Fed trong chính sách tiền tệ là theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.

Độc Lập Về Tài Chính

-Fed không nhận bất kỳ nguồn kinh phí nào do Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ.

-Fed có ngân sách hoạt động độc lập và có doanh thu từ các tài sản nắm giữ. Chính phủ Hoa Kỳ nhận được tất cả các lợi nhuận hàng năm của bộ máy Fed sau khi chia cổ tức theo luật định là 6%.

-Trên thực tế, Fed là một bộ máy kiếm tiền khủng khiếp và chính phủ Hoa Kỳ được hưởng gần như toàn bộ sự hiệu quả đó. Trong năm 2010, Fed đã lãi đến 82 tỷ $ và chuyển 79 tỷ $ vào kho bạc Hoa Kỳ.

Độc Lập Về Tổ Chức Nhân Sự 

-Các thành viên trong hội đồng làm việc với nhiệm kỳ 14 năm. Trải dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống).

7. Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Hiện Nay Là Ai?

cục dự trữ liên bàng - chủ tịch FED

Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang – Jerome Powell

Chủ tịch của Fed hiện tại là Jerome Powell. Ông được Tổng thống Donald Trump đề cử vào vị trí vào ngày 5 tháng 2 năm 2018, là người đứng đầu của Cục Dự trữ Liên bang. Ông là người thứ 16 giữ vị trí này và sẽ phục vụ nhiệm kỳ bốn năm.

Trước khi được bổ nhiệm, ông Powell từng là thành viên của Hội đồng Thống đốc từ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Ông hiện cũng là Chủ tịch Ủy ban Thị trường mở Liên bang , phụ trách chính sách tiền tệ.

Chủ tịch Fed là đại diện của Hội đồng Thống đốc và phải chịu sự chất vấn của Nghị viện Hoa kỳ 2 lần/năm về tình trạng của nền kinh tế và chính sách tiền tệ.

8. Nhiệm Vụ Kinh Tế Chính Của Fed Là Gì?

Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ là nhiệm vụ cốt lõi của Cục Dự trữ Liên bang. Các mục tiêu theo luật định của chính sách tiền tệ này được Quốc hội vạch ra và là:

  • Việc làm tối đa: Chính sách tiền tệ do FOMC đề ra sẽ đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, làm việc để thúc đẩy nền kinh tế khi cần thiết để các doanh nghiệp phát triển, tạo ra lợi nhuận và thuê thêm nhân viên để phát triển
  • Ổn định giá: Fed định nghĩa ổn định giá là tỷ lệ lạm phát 2% trong dài hạn
  • Lãi suất dài hạn vừa phải: Điều này hoạt động cùng với sự ổn định về giá – khi một nền kinh tế ổn định, lãi suất dài hạn vẫn ở mức vừa phải

Fed đặt mục tiêu đạt được chính sách tiền tệ của mình thông qua ảnh hưởng của nó đối với lãi suất và môi trường tài chính nói chung. Điều này có thể dẫn đến sự biến động của Đô la Mỹ, trước các thông báo của Fed.

Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang

Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC), giám sát các hoạt động thị trường mở của Hệ thống dự trữ liên bang. Họ đặt mục tiêu cho tỷ lệ quỹ liên bang tại các cuộc họp của FOMC; đây là mức lãi suất mà họ muốn các ngân hàng cung cấp cho nhau để vay qua đêm.

Mặc dù FOMC không kiểm soát tỷ lệ, nó có thể ảnh hưởng đến nó theo ba cách chính:

  • Hoạt động thị trường mở. Điều này có nghĩa là việc mua và bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở – bán trái phiếu làm giảm nguồn cung tiền tệ với mục đích tăng lãi suất. Mua trái phiếu đưa tiền trở lại nền kinh tế, với mục đích giảm lãi suất
  • Tỷ lệ chiết khấu. Đây là tỷ lệ mà các ngân hàng trả để vay tiền từ Fed. Khi tỷ lệ này thấp hơn, nhiều khả năng tỷ lệ quỹ liên bang cũng sẽ thấp hơn
  • Điều kiện kín. Các ngân hàng cần phải giữ một tỷ lệ nhất định tiền gửi của khách hàng để chi trả cho việc rút tiền – đây là yêu cầu dự trữ. Khi những khoản này được huy động, các ngân hàng không thể cho vay nhiều tiền và phải yêu cầu lãi suất cao hơn. Khi hạ xuống, các ngân hàng có thể cho vay nhiều tiền hơn và yêu cầu lãi suất thấp hơn.

9. Sự Ảnh Hưởng Từ Lãi Suất Của Fed Là Gì?

Lãi suất của Fed là gì? còn được gọi là lãi suất quỹ của Fed, được thiết lập bởi Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Lãi suất hiện tại và kỳ vọng thay đổi lãi suất trong tương lai có thể ảnh hưởng đến giá trị của Đô la Mỹ và cả thị trường Forex.

Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Forex

Nếu các nhà giao dịch dự đoán sự thay đổi của lãi suất dựa trên thông báo từ Hội đồng Thống đốc. Điều này có thể khiến Dollar tăng giá hoặc giảm giá trị so với các loại tiền tệ khác.

Lãi suất ảnh hưởng đến thị trường Forex như bảng bên dưới:

THỊ TRƯỜNG KỲ VỌNG KẾT QUẢ THỰC TẾ KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG VÀO FOREX
Tăng lãi suất Giữ nguyên lãi suất Tiền tệ giảm
Giảm lãi suất Giữ nguyên lãi suát Tiền tệ tăng
Giữ nguyên lãi suất Tăng lãi suất Tiền tệ tăng
Giữ nguyên lãi suất Giảm lãi suất Tiền tệ giảm

Tìm hiểu thêm về tác động của lãi suất trên thị trường ngoại hối .

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ bên dưới. Dollar đã mạnh lên so với đồng Yên trong việc dẫn đến thông báo lãi suất của Fed vào tháng 12 năm 2016 bởi vì người ta kỳ vọng rằng lãi suất cho vay sẽ tăng.

Cặp tỉ giá USD/JPY đạt đỉnh vào khoảng 118.371 vào ngày công bố, ngày 14 tháng 12 năm 2016.

Ảnh Hưởng Tới Đồng Đô La Mỹ

Để chuẩn bị cho các quyết định thay đổi lãi suất của Fed. Các nhà giao dịch nên làm theo hai bước sau:

  1. Theo kịp tin tức từ Fed, FOMC tổ chức tám cuộc họp định kỳ một năm. Trong đó các chính sách và lãi suất được thảo luận và thống nhất. Theo kịp tin tức trước các cuộc họp này là cách tốt nhất để đưa ra dự đoán về lãi suất, và nên mua hay bán đô la Mỹ
  2. Giữ vũng thông tin tin tức từ thị trường. Hãy yên tâm rằng bạn sẽ không suy đoán về lãi suất – trước các cuộc họp và thông báo của Cục Dự trữ Liên bang, nhiều nhà giao dịch ngoại hối sẽ theo dõi những gì xảy ra rất chặt chẽ.
  3. Theo dõi dự đoán và dự đoán của người khác, và luôn được thông tin đầy đủ để bạn có thể có ý kiến ​​của riêng mình và thêm suy nghĩ của riêng bạn để đánh giá sự việc.

Không có phương pháp dự đoán quyết định lãi suất nào có thể hoàn toàn chính xác và điều bất ngờ xảy ra. Điều quan trọng là luôn tự bảo vệ mình khi giao dịch ngoại hối. Vì vậy hãy đảm bảo bạn đặt điểm dừng lỗ trước khi thị trường đi sai so với dự đoán.

10. Cách Giao Dịch Forex Theo Hoạt Động Của Fed

Cách giao dịch Forex theo hoạt động của Fed là gì? Đây là những điểm lưu ý vô cùng quan trọng khi bạn giao dịch Forex. Bởi Fed có những ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ vô cùng lớn. Những lưu ý như sau:

  • Các nhà giao dịch nên đặt mục tiêu theo dõi các phát triển trong Fed và xem xét các thông báo trước và sau các cuộc họp FOMC của họ .
  • Xem Lịch Ngân hàng Trung ương trên trang ForexFactory để biết ngày họp quan trọng và tham gia hội thảo trực tuyến hàng tuần của Ngân hàng Trung ương .
  • Đô la Mỹ là một trong những loại tiền tệ được giao dịch rộng rãi nhất , nhưng điều này không làm cho nó không có rủi ro – cách xa nó. Hãy nhận thức được những tổn thất tiềm năng và biết rằng thương mại không bao giờ được đảm bảo để thành công.
  • Luôn cập nhật với chính sách tiền tệ và những phát triển chung trong Fed. Giá trị tiền tệ và chính sách tiền tệ được liên kết chặt chẽ.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong bài viết về Fed là gì rồi. Hy vọng các bạn đã hiểu được Fed có ảnh hưởng đến thị trường Forex như thế nào rồi. Và có được thêm cho mình một yếu tố giao dịch vô cùng quan trọng.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết trên. Chúc bạn giao dịch thật thành công nhé!

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *