,

Đường trendline là gì? Tìm hiểu cơ bản về đường xu hướng

blank

Đường trendline hay còn gọi tên quen thuộc là đường xu hướng có lẽ là thứ mà ai cũng phải biết đến khi tham gia vào thị trường tài chính và nghiên cứu về phương pháp phân tích kỹ thuật. Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu đường trendline là gì cũng như các vấn đề có liên quan.

Đường trendline là gì?

Đường trendline chúng ta có thể hiểu theo tiếng Anh là từ ghép của “Trend” và “Line” dịch ra nghĩa tiếng Việt đó là đường xu hướng.

Như vậy đường Trendline là đường thẳng mà nó sẽ bám lấy vùng đỉnh hoặc đáy của biểu đồ giá và qua đó thể hiện được phần nào xu hướng mà thị trường đang diễn ra dựa vào độ nghiêng của đường trendline.

Đường trendline là một đường mà không có quy chuẩn chung nào cả, nó được vẽ ra bởi từng trader và tuỳ theo cách phân tích, nhìn nhận của một người về xu hướng để vẽ ra đường trendline khác nhau.

Phân loại đường trendline

Chúng ta đã biết rằng thị trường có thể có xu hướng tăng, xu hướng giảm hoặc là không xu hướng khi nó giằng co.

Và đường trendline thì cũng như vậy:

  • Đường trendline xu hướng tăng (Uptrend) sẽ có chiều hướng từ dưới chếch lên trên
  • Đường trendline xu hướng giảm (Downtrend) sẽ có chiều hướng dốc xuống
  • Đường trendline không xu hướng (Sideways), thực ra hầu như ít ai vẽ đường trendline trong trường hợp này vì chúng ta không giao dịch trong thị trường mà không có xu hướng rõ ràng.

Làm sao để vẽ được đường Trendline?

Để vẽ được đường trendline thì chúng ta sẽ cần có hai điểm để vẽ ra một đường thẳng, cụ thể ở đây là hai đỉnh hoặc hai đáy để có thể hình thành lên một đường trendline.

Ví dụ về trendline như hình dưới đây:

Đường trendline xu hướng tăng

blank

Ở trên là đường trendline trong một xu hướng tăng, với đường xu hướng tăng thì chúng ta sẽ cần có ít nhất là 2 đáy để nối với nhau hình thành lên một xu hướng.

Trong đó đáy thứ 2 phải cao hơn đáy thứ 1 , từ đó nó sẽ hình thành lên đường trendline có độ dốc hướng lên trên.

Đường trendline xu hướng giảm

blank

Với đường xu hướng giảm thì chúng ta sẽ cần ít nhất là 2 đỉnh để có thể nối thành một đường Trendline. Trong đó đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và hình thành lên một đường có độ dốc đi xuống.

Sai lầm khi vẽ đường trendline

Thực sự thì có một số nơi hướng dẫn về cách vẽ trendline một cách rất ngẫu hứng và cố thần thánh và tuyệt đối hoá đường trendline.

Thông thường thì đường trendline sẽ chỉ nối qua hai điểm là 2 đỉnh hoặc là 2 đáy mà thôi chứ hiếm khi có thể nối từ 3 điểm trở lên vì cần phải yêu cầu 3 điểm đó thẳng hàng.

Sau đây là một ví dụ về việc vẽ trendline không hợp lý

blank

Chẳng hạn như xu hướng tăng hình thành như hình ở trên và tạo ra 3 đáy liên tiếp. Lúc này nhiều người thường có xu hướng làm sao nối liền 3 cái đáy này lại cho nó thành một đường trendline đẹp mắt.

Nhưng đáy số 2 nó có một nến có đuôi nến dưới dài nhô ra và một số thân nến nhỏ nên vẽ cắt ngang qua đuôi nến để sao cho trông cái đường trendline bó sát với biểu đồ giá nhất có thể.

Thực chất thì không có sai hay đúng gì ở vấn đề vẽ trendline này nhưng chúng ta không cần thiết phải gượng ép và tuyệt đối hoá đường trendline như vậy. Đường trendline cũng chỉ là một cơ sở nhỏ trong các yếu tố có thể xem xét vào lệnh mà thôi.

Lúc này ta có thể để hai trường kiểu trendline như sau:

blank

Ta vẫn giữ nguyên đường trendline như cũ và khi này đường trendline vẫn bao trọn tất cả các hành động giá của biểu đồ. Hoặc ta có thể điều chỉnh một đường trendline mới như sau:

blank

Ta nối hai đáy thứ 2 và đáy thứ 3 lại với nhau để thành một đường trendline mới.

Ở đây không thể nói là đường trendline nào hiệu quả hơn đường trendline nào mà quan trọng là chúng ta có sự quy chuẩn để thống nhất về vẽ đường trendline chứ không thể vẽ theo cảm hứng.

Tác dụng của đường Trendline là gì?

Đường trendline đóng một vài trò như là ngưỡng hỗ trợ đối với đường trendline tăng và ngưỡng kháng cự đối với đường trendline giảm.

Khi giá có sự tăng hoặc giảm điều chỉnh về sát với đường trendline thì chúng ta có thể xem xét tìm kiếm cơ hội giao dịch nhưng cần có sự kết hợp của một vài yếu tố phân tích khác trước khi quyết định bởi vì trendline chỉ là một yếu tố tham khảo rất yếu nếu như chỉ dựa vào nó.

Ngoài ra đường trendline còn có một tác dụng nữa đó là cơ sở để vẽ lên Channel line hay còn gọi là kênh giá mà chúng ta sẽ học ở bài tiếp theo.

Lời kết đường trendline là gì

Trên đây là kiến thức cơ bản về đường trendline là gì và THgold đã có một bài viết chia sẻ về cách vẽ đường trendline nâng cao trong phần giao dịch với Price Action.

Với cách vẽ đường trendline nâng cao thì chúng ta sẽ cần thêm một số kiến thức về điểm chốt thị trường như là điểm chốt cơ bản, điểm chốt thứ cấp và điểm chốt vững bền.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *