Chỉ báo Parabolic SAR (PSAR) là một trong những chỉ báo giúp nhà giao dịch xác định được xu hướng một cách rất tốt và những thời điểm đảo chiều mấu chốt. Nhằm giúp cho trader có thể thoát lệnh một cách an toàn nhất.
Chúng ta cùng tìm hiểu tường tận mọi điều về Parabolic SAR thông qua bài viết bên dưới đây.
1. Chỉ Báo Parabolic SAR Là Gì?
Parabolic SAR Là Gì?
Chỉ báo Parabolic SAR với tên gọi đầy đủ là Parabolic Stop And Reverse. Trong đó: Parabolic nghĩa là “hình parabol”, Stop And Reverse là “Dừng lại và Đảo chiều”. Vậy Parabolic SAR được hiểu là một chỉ báo có hình dáng như đường parabol, với chức năng xác định thời điểm kết thúc xu hướng và đảo chiều sang một xu hướng mới.
Chỉ báo Parabolic SAR được sử dụng để:
- Xác định xu hướng hiện tại của thị trường
- Các điểm vào lệnh tiềm năng
- Thời điểm thoát lệnh hợp lý
Chỉ báo Parabolic SAR còn được viết tắt là PSAR.
Ai Là Người Sáng Tạo Ra Parabolic SAR
Parabolic SAR được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr (11/6/1935 – 18/4/2021) là một kỹ sư cơ khí người Mỹ. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất với công việc của mình trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật. Ông là cha đẻ của một số chỉ báo kỹ thuật hiện được coi là nguyên lý cốt lõi của phần mềm phân tích kỹ thuật như RSI , ATR hay ADX.
J. Welles Wilder Jr đã giới thiệu Parabolic SAR lần đầu tiên vào năm 1978, trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.
2. Công Thức Tính Chỉ Báo Parabolic SAR
Chỉ báo Parabolic SAR (PSAR) được thể hiện dưới dạng các chấm tròn nối đuôi nhau tạo thành các đường cong parabol, mỗi chấm là một giá trị của một phiên giao dịch, có thể nằm phía trên hoặc phía dưới cây nến.
Công thức tính giá trị của chỉ báo như sau:
Trong đó:
- PSAR (n): Giá trị chỉ báo ở phiên giao dịch hiện tại
- PSAR (n-1) là giá trị chỉ báo ở ngay phiên giao dịch trước đó
- AF (Acceleration Factor): hệ số gia tốc, chỉ báo PSAR có hệ số gia tốc mặc định là 0,02. Nghĩa là hệ số gia tốc sẽ bắt đầu với 0.02, sau đó tăng hoặc giảm xuống mỗi bước cũng là 0.02 trong xu hướng giảm. AF quá cao thì PSAR sẽ càng nhiều tín hiệu gây nhiễu. J. Welles Wilder Jr – tác giả của chỉ báo cũng khuyên chỉ nên lựa chọn giá trị tối đa của AF là 0.22.
- EP (Extreme Price): các điểm giá cực trị. EP là giá cao nhất ở xu hướng tăng và là giá thấp nhất ở xu hướng giảm.
3. Hướng Dẫn Cài Đặt Chỉ Báo Parabolic SAR Trên Phần Mềm MT4
Chỉ báo PSAR hầu như đã được các sàn giao dịch tích hợp sẵn nên bạn không cần phải tải bên ngoài về.
Trên phần mềm giao dịch MT4, để mở chỉ báo PSAR, các bạn thực hiện theo đường dẫn sau: Insert => Indicators => Trend => Parabolic SAR.
Sau đó sẽ có một cửa sổ cài đặt hiện ra:
Tại Parameters là phần cài đặt thông sổ chỉ báo, bao gồm:
- Step: chính là bước tăng/giảm của hệ số gia tốc và cũng là giá trị đầu tiên của hệ số gia tốc (AF)
- Maximum: giá trị lớn nhất của hệ số gia tốc
- Style: màu sắc và độ lớn hiển thị chỉ báo
Còn Visualization là để lựa chọn các khung thời gian mà bạn muốn xuất hiện.
Sau đó bạn chọn Ok, chỉ báo sẽ hiển thị bởi những chấm xanh lá trên biểu đồ giá như hình dưới:
4. 3 Chức Năng Chính Của Chỉ Báo PSAR
Xác Định Xu Hướng Thị Trường:
- PSAR nằm dưới giá thì thị trường đang trong xu hướng tăng
- PSAR nằm trên giá thì thị trường đang trong xu hướng giảm
Xác Định Điểm Vào Lệnh
- Vào lệnh mua khi PSAR chuyển từ phía trên đường giá xuống phía dưới giá
- Vào lệnh bán khi PSAR chuyển từ phía dưới đường giá lên phía trên giá
Xác Định Điểm Thoát Lệnh
- Thoát lệnh mua khi PSAR bắt đầu di chuyển lên trên đường giá
- Thoát lệnh bán khi PSAR bắt đầu di chuyển xuống dưới đường giá
5. Cách Giao Dịch Bằng Cách Sử Dụng Chỉ Báo Parabol SAR
Giao Dịch Theo Xu Hướng
Chiến lược giao dịch này được đánh giá rất cao bởi độ rủi ro thấp và khả năng sinh lời cao hơn. Tại sao chúng tôi lại nói vậy, bạn hãy xem ví dụ bên dưới đây:
Bạn có thể thấy thị trường đang trong xu hướng tăng rất mạnh và đan xen trong đó là những tín hiệu MUA và BÁN liên tục xuất hiện. Nếu bạn không xác định được xu hướng đúng thì bạn sẽ rất dễ thua lỗ liên tục bởi lệnh bán trong trường hợp này.
Cách giao dịch như sau:
- Xác định xu hướng chung của thị trường
- Thị trường tăng thì chờ Parabolic SAR xuất hiện dưới giá để mua. Thị trường giảm thì chờ PSAR xuất hiện dưới giá để bán.
- Đặt dừng lỗ tại đỉnh gần nhất trước đó xu hướng giảm với lệnh Bán hoặc đáy gần nhất trước đó xu hướng tăng với lệnh Mua
- Đóng lệnh khi có tín hiệu nến đảo chiều hoặc các yếu tố khác
Giao Dịch Đảo Chiều
Với kỹ thuật giao dịch đảo chiều này thường rất khó và cần nhà giao dịch phải có những kinh nghiệm nhất định.
Cách giao dịch đảo chiều như sau:
- Vào lệnh Mua sau khi PSAR hình thành 3 điểm tăng dần phía dưới giá. Vào lệnh khi điểm thứ ba vừa kết thúc.
- Vào lệnh Bán sau khi PSAR hình thành 3 điểm giảm dần phía trên giá. Vào lệnh khi điểm thứ ba vừa kết thúc.
- Dừng lỗ tại đáy xu hướng giảm (lệnh Mua) hoặc đỉnh của xu hướng tăng (lệnh Bán).
- Cũng sử dụng tín hiệu đảo chiều này để đóng lệnh hoặc tùy vào chiến lược của bạn.
Bạn xem ví dụ về cách giao dịch dưới đây:
Bạn thấy được rằng thị trường trước đó đang xu hướng tăng rất mạnh, hiện giá đang nằm ở vùng đỉnh trên cao và tín hiệu nến giảm mạnh đã dần xuất hiện, cũng như PSAR đã hình thành 3 điểm chấm trên (tín hiệu giảm).
Lúc này bạn sẽ vào lệnh Bán xuống và dừng lỗ trên vùng đỉnh gần nhất.
Bạn cùng xem thị trường di chuyển như thế nào tiếp theo:
Giá đã ngay lập tức giảm rất mạnh về lại vùng đáy, ở đó bạn đã có thể chốt lời một cách an toàn với tỉ lệ R:R là 1:2 rồi.
Đối với trường hợp lệnh Mua cũng vậy chỉ là có điều 3 điểm sẽ nằm ngược lại thôi.
Nhưng ở cách giao dịch này là khó xác định được đâu là điểm đảo chiều thực sự mạnh, cho nến nhiều nhà giao dịch vẫn sẽ kết hợp thêm yếu tố hổ trợ thêm để tăng xác xuất chiến thắng lên.
Giao Dịch Parabolic SAR Kết Hợp Với Yếu Tố Khác
Kết Hợp Vùng Kháng Cự/Hổ Trợ
Vùng kháng cự hay hổ trợ là những vùng giá đảo chiều tiềm năng rất tốt. Tại những vùng đó khi có tín hiệu đảo chiều bạn có thể vào lệnh một cách an toàn nhất có thể.
Khi tín hiệu xuất hiện bao gồm:
- Giá chạm vào vùng kháng cự hoặc hổ trợ và có sự đảo chiều
- PSAR di chuyển lên phía trên giá
Bạn có thể xem ví dụ dưới đây về sự kết hợp giữa PSAR và vùng kháng cự:
Khi các tín hiệu đã có bạn vào lệnh Bán xuống ở cặp tiền này và điểm dừng lỗ an toàn nhất là trên vùng kháng cự. Với lệnh giao dịch này bạn đã có thể thu về lợi nhuận R:R lên đến 1:3.
Điều quan trọng ở phương pháp này là bạn cần xác định được chính xác đâu là vùng kháng cự hay hổ trợ mạnh để từ đó xem xét tín hiệu. Theo lời khuyên của chúng tôi là bạn nên xác định những vùng này ở khung thời gian lớn thì tỷ lệ chính xác sẽ cao hơn.
Kết Hợp Với Đường Xu Hướng (Trendline)
Đường xu hướng (trendline) là yếu tố cộng hưởng thêm với chiến lược giao dịch Parabolic SAR theo xu hướng.
Ở chiến lược giao dịch thuận xu hướng, đối với xu hướng giảm, các bạn vào lệnh bán khi PSAR xuất hiện phía dưới giá nhưng tín hiệu bán này sẽ mạnh mẽ hơn nếu các mức giá tại đó chạm vào trendline giảm của xu hướng.
Bạn có thể xem ví dụ bên dưới đây:
Khi giá chạm về lại trendline giảm đã ngay lập tút rút đuôi giảm mạnh, đồng thời PSAR cũng di chuyển lên trên. Đó là yếu tố cần thiết để giao dịch đánh xuống rất tốt.
Điểm dừng lỗ ở giao dịch này chỉ cần bên trên nến tạo tín hiệu chạm Trendline.
Lưu ý rằng bạn chỉ nên vào lệnh tối đa ở lần chạm thứ 4, vì sau đó Trendline rất dễ bị phá và đảo chiều thành xu hướng mới.
6. Tổng Kết
Thông qua bài viết này, rất hy vọng rằng các bạn có thể hiểu hơn về chỉ báo Parabolic SAR, ý nghĩa và cách sử dụng chỉ báo này. Để có thể thuần thục một chỉ báo bất kỳ nào thì bạn cũng cần phải dánh thời gian liên tục luyện tập để tạo ra cái riêng cho phương pháp của mình. Và bạn nên nhớ rằng không có chỉ báo nào là hoàn hảo chỉ có quản lý vốn thật tốt mới có thể chiến thắng thị trường.
Cám ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn giao dịch thật thành công!