,

Các loại lệnh trong giao dịch ngoại hối Forex

blank

Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu có các loại lệnh trong giao dịch nào được áp dụng phổ biến khi bạn tham giá thị trường Forex nói riêng và các thị trường tài chính khác nói chung.

Nếu như trong nhiều thị trường khác đặc biệt là các sàn trade coin thì tuỳ từng sàn mà có các loại lệnh đa dạng phức tạp khác nhau nhưng chủ yếu là biến thể của các lệnh cơ bản mà chúng ta sẽ đươc học trong bài này.

Với phần mềm MT4, MT5 chúng ta dễ dàng sử dụng một số dạng lệnh sau đây:

Lệnh thị trường (Market order)

Là lệnh mua hoặc bán ở mức giá tốt nhất ngay thời điểm hiện tại. Lệnh sẽ được khớp ngay lập tức.

Ví dụ cặp tiền EUR/USD có tỷ giá hiện tại là:

  • Giá Bid: 1.23456
  • Giá Ask: 1.23459

Nếu bạn thực hiện lệnh thị trường thì ngay lập tức lệnh của bạn sẽ được khớp ở mức giá ask là 1.23459, đó là giá mua tốt nhất của bạn.

Ngược lại nếu bạn thực hiện lệnh bán thì ngay lập tức lệnh sẽ được thực thi và khớp ở mức giá 1.23456.

Chú ý là với kiểu vào lệnh thị trường này thì bạn sẽ không thể biết chính xác mức giá vào lệnh của bạn là bao nhiêu bởi vì thị trường luôn luôn có biến động, nhưng cũng yên tâm là bạn chắc chắn biết được mức giá hiện tại của thị trường trong vùng nào và nếu có chênh lệch sẽ không đáng kể, trừ trường hợp bạn vào lệnh ở thời điểm có một tin tức lớn nào đó được đưa ra thì mức giá Bid Ask có thể cách nhau rất lớn và đồng nghĩa chi phí vào lệnh của bạn cũng đắt đỏ theo.

Lệnh Limit

Lệnh Limit là lệnh mà bạn không thực thi lệnh ngay như lệnh thị trường mà giúp ta có thể đặt lệnh mua ở một mức giá nào đó thấp hơn giá hiện tại hoặc bán ở mức giá nào đó cao hơn giá hiện tại.

Dưới đây là hình mô phỏng

blank

Với lệnh Sell limit thì khi giá tăng đến mức ta kỳ vọng đó là điểm đảo chiều thì lệnh sẽ được khớp. Nếu thị trường sau đó giảm thì bạn sẽ có lợi nhuận còn nếu thị trường tiếp tục tăng thị bạn lỗ.

Với lệnh But Limit thì ngược lại, khi giá giảm đến mức ta kỳ vọng đó là điểm đảo chiều thì lệnh sẽ được khớp. Nếu thị trường sau đó tăng thì bạn sẽ có lợi nhuận còn nếu thị trường tiếp tục giảm thì bạn lỗ.

Có thể nói lệnh Limit là lệnh ngược chiều.

Lệnh Stop

Ngược lại với lệnh limit thì lệnh Stop lại thuận theo đà di chuyển của giá. Tức là bạn sẽ mua ở một mức giá cao hơn giá hiện tại hoặc bán ở mức thấp hơn giá hiện tại.

blank

Lệnh này phù hợp cho những nhận định và phán đoán của chúng ta rằng giá sẽ tiếp tục tăng hoặc giảm khi đã vượt qua một ngưỡng nào đó.

Lệnh Stop loss (Dừng lỗ)

Stop loss cũng được coi là một lệnh vì nó cũng đặt ở một mức giá nhất định và được khớp lệnh khi giá chạm đến. Stop loss cũng là một dạng lệnh chờ nhưng lệnh này chỉ đi kèm với các lệnh chính nêu ở trên.

blank

Lệnh Trailing stop

Lệnh trailing là lệnh dừng lỗ có thể dịch chuyển theo giá đễ giữ một khoảng cách nhất định đã được cài đặt. Nói nôm na là có thể dịch chuyển được vị trí của lệnh dừng lỗ.

Với lệnh Stop thông thường thì chỉ cố định ở một mức giá mà chúng ta đã chọn. Với trailing stop thì ví dụ bạn đặt là 20 Pip thì điểm dừng lỗ sẽ luôn duy trì ở mức tối đa là 20 Pip. Nhớ là tối đa nhé.

Ví dụ: tôi đặt mua 1 lượng vàng có giá là 1500$. Với trailing stop là 50$ chẳng hạn, tức là ở mức 1450$.

Như vậy khoảng Trailing là 50$. Nếu giá giảm xuống là 1490$ thì điểm Stop vẫn là 1450$. Nhưng nếu giá tăng lên 1510$ thì điểm dừng lỗ lúc này sẽ được kéo tăng lên để duy trì khoảng trailing đã được cài đặt là 50$, tức là lên mức 1460$.

Nếu sau đó giá giảm thì Trailing Stop có giảm theo không? Không. Trailing stop chỉ dịch chuyển theo chiều thuận lợi mà thôi, chứ nếu giá giảm mà trailing stop cũng giảm luôn thì biết bao giờ mới dừng lỗ được phải không nào.

dat lenh trailing stop

Ví dụ trên là đặt Trailing stop cho một lệnh, trên phần mềm MT4, bạn nhấp chuột phải vào lệnh thì sẽ hiện ra tuỳ chọn trailing stop và bạn chọn con số phù hợp.

Ngoài ra thì ở những nền tảng giao dịch ít phổ biến hơn sẽ có một số loại lệnh lạ đáp ứng cho những nhu cầu đặc biệt của một số ít nào đó. Tôi sẽ không đề cập ở đây vì thực chất là chúng ta cũng không cần sử dụng đến và các nền tảng MT4, MT5 cũng không có những tính năng lệnh đó.

Lời kết

Trên đây là các loại lệnh trong giao dịch thường gặp bạn cần nắm khi tham gia vào thị trường ngoại hối, đó là những kiểu lệnh dễ hiểu và dễ sử dụng nhất.

Còn trong thế giới tài chính thì nó còn rất nhiều dạng lệnh nâng cao khác chẳng hạn như là lệnh có điều kiện đi kèm, ví dụ như lệnh đó chỉ được kích hoạt khi mà một lệnh nào đó đã được khớp lệnh, hoặc ngược lại lệnh đó sẽ bị huỷ nếu như lệnh nào đó khớp trước….

Nhưng về cơ bản với chúng ta là không cần thiết, hãy giữ cho mọi thứ đơn giản nhất mới chính là đỉnh cao chứ không hẳn phải biết càng nhiều là càng tốt.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *