Chỉ báo RSI là gì? Hướng dẫn đày đủ Cách sử dụng chỉ báo RSI sao cho hiệu quả nhất. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách giao dịch với Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), nêu rõ lý do tại sao các nhà giao dịch sử dụng chỉ báo này, chỉ báo này là gì và để làm gì? Cũng như xem xét các chủ đề như đường xu hướng của chỉ số RSI và Phân kỳ hai giai đoạn của RSI.

Và ngay bây giờ hãy cùng với Thgold tìm hiểu toàn bộ những điều trên thông qua bài viết bên dưới đây nhé.

Chỉ báo RSI

1. RSI Là Gì?

RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường được biểu thị trong phạm vi 0-100.

Chỉ báo RSI mang lại các tín hiệu không chỉ có giá trị đối với thị trường Forex mà còn đối với hầu hết các thị trường tài chính khác như thị trường Tương lai, thị trường chứng khoán… Nên đã biến RSI là một trong những chỉ báo phổ biến nhất hiện nay.

2. Người Sáng Tạo Ra Chỉ Báo RSI (Relative Strength Index)

Chỉ báo RSI được sáng tạo và phát triển bởi Welles Wilder, ngoài ra ông còn là tác giả của một chỉ báo tiêu chuẩn khác cho МТ4 và МТ5: chỉ báo ATR, ADX, Parabolic SAR…

blank

Welles Wilder tên đầy đủ là John Welles Wilder Jr. Ông sinh ngày 11-06-1935 và là một kỹ sư cơ khí, lần đầu tiên công bố mô tả về chỉ báo RSI trên tạp chí Commodities vào năm 1978. Vài năm sau đó, ông được xuất bản cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”, mô tả chi tiết hơn về công cụ kỹ thuật này thông qua các ví dụ thực tế.

3. Ý Nghĩa Của Chỉ Số RSI Trong Forex Là Gì?

Chỉ số RSI có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích ở thị trường Forex. Nhờ vào đó mà các trader có thể xác định điểm vào lệnh chính xác nhất. Chỉ báo RSI có những ý nghĩa sau:

Phân Vùng Quá Mua Quá Bán

Biên độ của chỉ số RSI trong Forex dao động từ 0 đến 100. Nó có nghĩa là biên độ càng về gần con số 100 thì chứng tỏ sức mua của thị trường tăng mạnh. Ngược lại nếu chỉ số giảm về 0 chứng tỏ sức bán đang tăng cao.

Để dễ xác định, các nhà giao dịch thường dựa vào các mức RSI 30 và 70, trong đó:

      • Chỉ báo RSI >70, công cụ được coi là quá mua (cho thấy giá đã tăng quá kỳ vọng của thị trường).
      • Chỉ báo RSI <30, thì được coi là tín hiệu cho thấy công cụ này có thể bị quá bán (cho thấy giá đã giảm nhiều hơn so với kỳ vọng của thị trường).

blank

Dự Đoán Xu Hướng

Chỉ báo RSI dự đoán xu hướng dựa vào các yếu tố bên dưới.

Xu hướng tăng:

      • RSI nằm trên mức 50.
      • RSI có xu hướng từ dưới móc lên trên.

Xu hướng giảm:

      • RSI nằm dưới mức 50.
      • RSI có xu hướng từ trên móc xuống dưới.

Tín Hiệu Giao Dịch Phân Kỳ

Đây là điểm quan trọng trong việc sử dụng chỉ báo RSI để giao dịch. Chúng ta sẽ có 2 loại, gồm: phân kỳ tăng và phân kỳ giảm.

      • Phân kỳ tăng: nối hai đáy gần nhất của giá thành một đường thẳng và nối hai đáy tương ứng của RSI thành một đường thẳng. Nếu hai đường thẳng trên ngược hướng nhau có nghĩa phân kỳ tăng xuất hiện.
      • Phần kỳ giảm: nối hai đỉnh gần nhất của giá thành một đường thẳng và nối hai đỉnh tương ứng của RSI thành một đường thẳng. Nếu hai đường thẳng này ngược hướng nhau có nghĩa phân kỳ giảm xuất hiện.

Để có thể nắm rõ hơn về điều này, mời bạn đọc tiếp phần sau để đến với phần ứng dụng thực tế sẽ có ví dụ cụ thể.

4. Công Thức Tính Của RSI Là Gì?

blank

Với các số liệu tính toán của RSI như trên, thì bạn sẽ đặt ra câu hỏi “RS là gì ?”

RS (Relative Strength) Sức mạnh tương đối là một khái niệm trong phân tích kỹ thuật, được tính toán theo công thức như sau:

      • RS = Average Gain / Average Loss

Để dễ hiểu hơn chung ta sẽ thông qua công thức sau đây:

Ví dụ : bạn chọn RSI thực hiện cài đặt 16 kỳ. Thì đây là cách mà RS được tính.

      • RS = (16 EMA trên 16 thanh tăng cuối cùng) / (16 EMA trên 16 thanh cuối cùng)

5. Cài Đặt RSI Cho Meta Trader 4

Nếu bạn đang sử dụng MetaTrader (MT4) , bạn có thể đính kèm chỉ báo trên biểu đồ MT4 của mình và chỉ cần kéo và thả nó vào cửa sổ biểu đồ chính. Dưới đây là quá trình mở chỉ báo RSI:

Vào “Insert” -> chọn “Indicators” -> chọn “Oscillators” -> chọn Relative Strength Index

Lựa chọn RSI

6.Chiến Lược Giao Dịch Chỉ Báo RSI

Giao Dịch Phân Kỳ Với RSI

Phân kỳ có lẻ là phong cách giao dịch được nhiều nhà giao dịch yêu thích và áp dụng nhất.

Phân kỳ được hiểu 1 cách đơn giản như sau nếu giá tạo ra các đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo các đỉnh thấp hơn, hoặc giá tạo ra các đáy thấp hơn nhưng RSI là tạo ra đáy cao hơn.

Phân Kỳ RSI Trong Xu Hướng Giảm

Tín hiệu tăng

Trong một xu hướng đang giảm và đáy sau thấp hơn đáy trước được tạo ra, nhưng bạn quan sát ở RSI lại không như vậy, mà ngược lại đáy sau RSI lại cao hơn đáy trước, thì lúc đó nó đang báo hiệu cho bạn rằng lực xuống đã bị yếu đi và chuẩn bị có sự đảo chiều tăng mạnh.

Các tín hiệu cần có:

      • Giá đáy sau thấp hơn giá đáy trước
      • Đáy RSI sau cao hơn đáy RSI trước
      • RSI đang nằm ở vùng quá bán (dưới 30)
      • Có nến tăng giá ở đáy sau

Bạn có thể xem ví dụ bên dưới đây ở cặp USDJPY khung h4:

chỉ báo RSI là gì?

Tín hiệu giảm

Trong một xu hướng đang giảm và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước được tạo ra, nhưng bạn quan sát ở RSI lại không như vậy, mà ngược lại đỉnh sau RSI lại cao hơn đỉnh trước, thì lúc đó nó đang báo hiệu cho bạn rằng lực xuống vẫn còn đó.

Các tín hiệu cần có:

      • Giá đỉnh sau thấp hơn giá đỉnh trước
      • Đỉnh RSI sau cao hơn đỉnh RSI trước
      • Có nến giảm giá ở đỉnh sau

Bạn có thể ví dụ điển hình về trường hợp này ở cặp USDCAD khung h4:

blank

Phân Kỳ RSI Trong Xu Hướng Tăng

Tín hiệu giảm

Trong một xu hướng đang tăng và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước được tạo ra, nhưng bạn quan sát ở RSI lại không như vậy, mà ngược lại đỉnh sau RSI lại thấp hơn đỉnh trước, thì lúc đó nó đang báo hiệu cho bạn rằng lực tăng đã bị suy yếu và chuẩn bị có sự giảm giá mạnh.

Các tín hiệu cần có:

      • Giá đỉnh sau cao hơn giá đỉnh trước
      • Đỉnh RSI sau thấp hơn đỉnh RSI trước
      • RSI đang nằm ở vùng quá mua (trên 70)
      • Có nến giảm giá ở đỉnh sau

Bạn xem ví dụ về tín hiệu như trên ở cặp GBPUSD khung H4:

blank

Tín hiệu tăng

Trong một xu hướng đang tăng và đáy sau cao hơn đáy trước được tạo ra, nhưng bạn quan sát ở RSI lại không như vậy, mà ngược lại đáy sau RSI lại thấp hơn đáy trước, thì lúc đó nó đang báo hiệu cho bạn rằng giá đang chuẩn bị tiếp tục tăng lên nữa.

Các tín hiệu cần có:

      • Giá đáy sau cao hơn giá đáy trước
      • Đáy RSI sau thấp hơn đáy RSI trước
      • Có nến tăng giá ở đáy sau

Bên dưới đây là ví dụ về điều đó ở cặp GBPUSD khung h4:

chỉ báo RSI

Giao Dịch RSI Kết Hợp Với Nến Đảo Chiều Là Gì?

Sau đây là phương pháp giao dịch khá đơn giản bởi 2 yếu tố chính đó là nến và RSI

Tín hiệu cần có:

      • Nến đảo chiều ( Pinbar, Engulfing, Doji…)
      • RSI năm ở vùng quá bán hoặc quá mua

Ví dụ về cặp USDCAD khung h4:

blank

Sau khi bạn thấy RSI đã vào vùng quá mua và xuất hiện nến pinbar giảm mạnh như vậy, bạn có thể vào lệnh sell với stoploss ở trên bóng cây nến đó.

Tương tự với ví dụ ở trường hợp đảo chiều tăng bên dưới đây ở cặp USDJPY khung h4:

chỉ báo RSI

Sau khi RSI đã vào vùng quá bán và cho ra nến Doji bóng dài thì ngay lập tức giasddax có sự bật tăng trở lên một cách mạnh mẽ.

Lưu ý :

      • RSI cần phải năm bên trên hẳn 70 hoặc dưới hẳn 30 để xác nhận được quá mua hoặc quá bán
      • Bắt buộc phải có nến xác nhận đảo chiều mạnh
      • Phải chờ đợi đủ cả 2 yếu tố RSI và nến

Những lưu ý trên để giúp cho bạn tránh những trường hợp tín hiệu không thực sự tốt bạn đã vào lệnh gây nên sự thua lỗ không đáng có.

Ví dụ bên dưới đây:

blank

Tuy có nến pinbar đảo chiều liên tục xuất hiện RSI lại không nằm bên trên hẳn 70 ( vùng quá mua) nên giá không thể giảm được và sau đó tiếp tục tăng mạnh lên phía trên. Nên khuyên các bạn phải kiên nhẫn chờ đợi đủ các yếu tố cần thiết rồi hẳn vào lệnh.

Giao Dịch Với RSI Failure Swings Là Gì?

Failure Swings  là 1 trong những phát hiện giá trị nhất của Welles Wilder khi sáng tạo ra chỉ báo RSI. Cũng là chiến lược được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối đánh giá cao.

Nói chung Failure Swing vẫn chủ yếu về các vùng quá mua và quá bán, tuy nhiên với chiến lược này sẽ có đôi chút khác biệt.

Chúng ta sẽ có 2 loại: Failure Swing Top và Failure Swing Bottom

      • Failure Swing Top được hình thành khi giá tạo ra các đỉnh cao hơn nhưng RSI lại không thể tạo được đỉnh cao hơn và giảm xuống dưới mức điểm cực đại của giá nằm ở đáy gần nhất còn được gọi là Fail Point sau đó sẽ đi dần lên nhưng lại không thể vượt được điểm giá cực đại phía trước hay swing high, (chỗ này không được vượt quá vùng biên 70), lại tiếp tục rơi xuống nằm dưới Fail Point, thì điểm này sẽ được gọi là Failure Swing Point. Và tại đây có thể để kích hoạt tín hiệu bán.
      • Failure Swing Bottom thì các tín hiệu ngược lại với Failure Swing Top

Ảnh minh họa:

blank

Chúng ta xem ví dụ sau đây của cặp GBPUSD khung h4  để hình dung rõ hơn về Failure Swing

chỉ báo RSI

7. Tổng Kết Nhận Xét Về Chỉ Báo RSI

Chúng ta có thể thấy các chiến lược giao dịch với chỉ báo RSI đều cần có thêm yếu tố phụ trợ thêm bởi nến hoặc công cụ khác, vì nếu một mình chỉ báo RSI sẽ không đủ mạnh để có một tín hiệu tốt được.

Cần tránh việc khi RSI đang ở vùng quá mua hay quá bán mà lao vào giao dịch ngay, Vì không phải cứ như vậy là giá sẽ chắc chắn đảo chiều được.

Chỉ báo RSI được dao động trong vùng 0-100, được chia là 3 vùng:

      • Vùng quá bán: 0 – 30
      • Vùng giữa: 30 – 70
      • Vùng quá mua: 70 – 100

Chỉ báo RSI là một chỉ báo khá tốt để cảnh báo cho chúng ta biết được thị trường đang ở vùng nào, để chúng ta có được một chiến lược thích hợp nhất. Tránh cho ta mắc phải việc mua đỉnh, bán đáy.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp theo dõi các tin tức trên lịch kinh tế và theo dõi các biến động của thị trường để có những phương án giao dịch phù hợp.

Để theo dõi tin tức bạn có thể truy cập trang ForexFactory để cập nhật một cách chính xác và nhanh nhất:

Thông qua bài viết này Thgold hy vọng các bạn đã nắm rõ hướng dẫn đầy đủ và hiểu được chỉ báo RSI là gì? và cách giao dịch với chỉ báo RSI sao cho hiệu quả nhất. Chúc các bạn giao dịch thành công!!