Lý Thuyết Dow Là Gì? Sử Dụng Trong Phân Tích Kỹ Thuật

blank

Lý thuyết Dow ra đời đã được hơn 100 năm, đến này nó được xem là nền tảng cốt yếu trong phân tích kỹ thuật đối với thị trường Forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Chính vì thế cho dù sử dụng trường phái phân tích kỹ thuật nào đi nữa thì bước đầu tiên bạn phải nắm rõ lý thuyết Dow, vậy lý thuyết Dow là gì? Vì sao lại có tầm quan trọng đến phân tích kỹ thuật trong thị trường tài chính đến vậy?

1. Lịch Sử Hình Thành Lý Thuyết Dow

Charles Henry Dow được xem là cha đẻ của lý thuyết Dow, những nguyên lý cơ bản của lý thuyết này được ông chia sẻ bằng hoàng loạt các bài xã luận đăng tải trên tờ Wall Street Journal thể hiện niềm tin của Dow về cách phản ứng của thị trường chứng khoán cũng như cách thức đo lường sức khỏe thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận.

Charles Henry Dow sinh ra ở Sterling, Connecticut, Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 11 năm 1851, ông là một nhà báo, người đồng sáng lập Dow Jones & Company cùng với Edward Jones và Charles Bergstresser.

Lý thuyết Dow Ông Dow

Nhưng vào ngày 4 tháng 12 năm 1902, Charles H. Dow đột ngột qua đời bởi cơn đau tim dẫn đến việc nghiên cứu về lý thuyết Dow vẫn còn dang dở. Sau đó cộng sự thân thiết là William P. Hamilton đồng thời cũng là người giữ thay chức biên tập tờ Wall Street Journal đã tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và cho ra đời lý thuyết Dow như ngày hôm nay.

Dow tin rằng để đánh giá một nền kinh tế thì thị trường chứng khoán là thước đo đáng tin cậy. Và bằng cách phân tích tổng thể người ta có thể đánh giá chính xác các điều kiện đó cũng như xác định hướng xu hướng chính của thị trường và hướng phát triển của từng cổ phiếu riêng lẻ.

blank

Để đánh giá được chính xác như vậy Dow đã dựa vào hai chỉ số chính sau đây:

  • Chỉ số công nghiệp Dow Jones
  • Chỉ số vận tải Dow Jones

Ông cho rằng hai chỉ số này có thể phản ánh chính xác các điều kiện kinh doanh vì chúng bao gồm hai phân khúc kinh tế chính: công nghiệp và vận tải. Dù các chỉ số này đã phần nào đó thay đổi trong suốt khoảng 100 năm qua, nhưng lý thuyết vẫn áp dụng và trở thành 1 trong những lý thuyết cơ bản nhất trong thị trường tài chính hiện đại.

Phương pháp phân tích kỹ thuật mà chúng ta biết đến như ngày hôm nay đều được bắt nguồn từ lý thuyết Dow. Bạn cần nắm rõ 6 nguyên lý cơ bản của thuyết Dow nếu muốn mình có khả năng phân tích kỹ thuật tốt nhất.

Lý thuyết Dow - trong phân tích kỹ thuật

2. 6 Nguyên Lý Cơ Bản Của Lý Thuyết Dow

blank

Nguyên Lý Số 1: Thị Trường Phản Ánh Tất Cả

Lý thuyết Dow cho thấy tất cả thông tin từ quá khứ, hiện tại, thậm chí là tương lai – đều gây ảnh hưởng tới thị trường, được thể hiện qua giá của cổ phiếu và chỉ số.

Thông tin mà Dow nói tới ở đây bao gồm tất cả mọi thứ từ cảm xúc nhà đầu tư cho đến dữ liệu lãi suất, thông tin lạm phát… Điều duy nhất không tính đến là những thông tin không thể biết trước như thiên tai hay khủng bố… Tuy nhiên, rồi những sự kiện đó cũng vẫn sẽ được định giá vào thị trường.

blank

Lý thuyết Dow cũng chú trọng tập trung vào giá cả giống như hình thức phan tích kỹ thuật chính thống. Tuy nhiên, khác ở chỗ lý thuyết Dow đề cập đến biến động toàn bộ thị trường hơn là chỉ thu hẹp trong thị trường chứng khoán.

Nguyên Lý Thứ 2: Ba Xu Thế Của Thị Trường

Xu thế ở đây được hiểu một cách đơn giản là thị trường sẽ đi theo một hướng tăng, nhưng nó sẽ không bao giờ tăng một mạch thẳng lên mà kèm theo đó là những cơn sóng giảm điều chỉnh, rồi lại tạo đáy tăng tiếp theo xu hướng.

Theo lý thuyết Dow, ba xu thế thị trường bao gồm:

  • Xu thế chính (xu thế cấp 1)
  • xu thế phụ (xu thế cấp 2)
  • xu thế nhỏ (minor)

Xu Thế Chính (Xu Thế Cấp 1)

Bên dưới đây là minh họa về điều đó cho bạn dễ hình dung hơn.

blank

Xu thế chính thường kéo dài lên đến hàng năm gồm cả 2 dạng là xu thế tăng hoặc xu thế giảm. Còn xu thế phụ là sự điều chỉnh lại của xu thế chính.

Như hình ảnh bên trên ta có thể thấy X1 tạo lưc tăng lên trước rồi sau đó sẽ có X2 giảm điều chỉnh kiềm hảm lại lực tăng trước đó, nhưng không được bao lâu lại xuất hiện một cơn sóng X1 mạnh mẽ hơn vượt qua cả X2. Và cứ thể xu thế sẽ được hình thành.

Ngược lại ở xu thế giảm cũng vậy.

blank

Qua hai hình ảnh trên đã cho chúng ta thấy điểm mấu chốt rằng: Đối với xu thế đang giảm thì bắt buộc phải tạo ra đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn, giống hệt như bậc thang vậy. Còn xu thế đang tăng sẽ tạo đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.

Bạn có thể xem ví dụ dưới đây về cặp USDJPY khung thời gian H4 đã đi theo xu thế giảm chính:

blank

Bạn có thể thấy xu thế chính lúc nào cũng sẽ đi mạnh và dài hơn xu thế phụ, đồng thời vẫn phải đảm bảo việc tạo đáy và đỉnh luôn thấp dần.

Xu Thế Phụ (Xu Thế Cấp 2)

Đây được xem là giai đoạn điều chỉnh từ 3 tuần đến hàng tháng nhằm mục đích lấy đà cho xu thế chính được tiếp diễn. Ngoài ra, chúng ta luôn phải nhớ rằng xu thế phụ luôn luôn đi ngược với xu thế chính hiện tại.

Bạn không thể nói xu thế phụ là tăng hay giảm vì tùy trong từng trường hợp, ví dụ xu thế chính là tăng thì xu thế phụ là giảm, ngược lại xu thế chính là giảm thì xu thế phụ sẽ là tăng.

Xu Thế Nhỏ (Minor)

Theo lý thuyết Dow thì xu thế nhỏ sẽ không thể kéo dài được quá 3 tuần, dùng để điều chỉnh hoặc thường có những biến động giá đi ngược lại với xu hướng phụ.

Do tính chất ngắn hạn nên xu thế nhỏ không phải là mối quan tâm lớn đối với nhà giao dịch. Nhưng điều này không có nghĩa là bỏ qua chúng vì những sự biến động đó vẫn ảnh hưởng đến với xu hướng chính và phụ.

Nguyên Lý Thứ 3: Ba Giai Đoạn Của Xu Thế Chính

Xu thế chính là xu thế quan trọng nhất trong 3 xu thế của Lý thuyết Dow. Ở xu thế chính chúng ta chia làm 2 loại:

  • Xu thế chính tăng
  • Xu thế chính giảm

Xu Thế Chính Tăng

Giai đoạn tích lũy

Đây là giai đoạn đầy khó khăn của nhà đầu tư bởi nó không có sự tăng trưởng mạnh rõ ràng mà chỉ là giá đi ngang trong một biên độ nào đó.

Nó nằm ở đầu của thị trường tăng và cuối thị trường giảm, cũng là thời điểm rất ít các nhà giao dịch tham gia vào thị trường bởi sự khó nhằn vào lúc này. Đặc biệt rất khó để có thể nhận ra đây là giai đoạn tích lũy tăng hay không.

Giai đoạn tăng mạnh

Khi một giai đoạn tích lũy đủ lâu và đã nạp đủ “năng lượng” cho mình rồi thì một sự bứt phá tăng mạnh sắp tới.

Khi vùng tích lũy đột ngột bị phá vỡ mạnh bởi sự tăng giá thì tâm lý tiêu cực trước đó hoàn toàn tan biến, mà thay vào đó là sự phấn khởi. Kèm theo đó là nhiều thông tin tích cực được công bố làm thúc đẩy giá liên tục tăng mạnh.

Ở giai đoạn này được xem là giai đoạn kéo dài nhất, đồng thời cũng là giai đoạn có mức biến động giá lớn nhất.

Giai đoạn quá độ

Khi thị trường tăng mạnh mẽ từ điểm từ điểm A lên B hay ví dụ là từ mức 10 đồng lên đến 100 đồng thì ở mức này người mua phải bỏ ra tận 100 đồng để mua một vật mà trước đó người kia chỉ bỏ ra có 10 đồng. Dẫn đến việc sự e ngại mua với mức giá quá cao như vậy

Đây cũng chính là lúc mà một bộ phận người mua vẫn tiếp tục thua mua với mức giá đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận vì nghĩ thị trường sẽ còn tăng lên tiếp. nhưng đó là những gì họ nghĩ và thực tế là họ đã trở thành “những con cừu non” đang sập cái bẫy do “bầy sói” giăng ra sẵn. Tại thời điểm này thị trường, theo Alan Greenspan chính là một “sự phấn khích phi lý”.

Ở giai đoạn này khối lượng giao dịch vẫn sẽ còn rất nhiều nhưng giá lại không tăng mạnh được nữa.

Bên dưới đây là ví dụ điển hình về cả một xu thế chính tăng.

blank

Xu Thế Chính Giảm

Giai đoạn phân phối

Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên trong thị trường giảm và được gọi là giai đoạn phân phối. Đây chính là giai đoạn mà “sói” xả hàng dìm nát ” những con cừu” ngây thơ. Nhưng nhiều nhà đầu tư không nhận ra điều đó và vẫn tiếp tục mua vào.

Bạn cũng thấy rằng dường như lúc này giá cả không thể nào tạo các định cao hơn hay thậm chí có cao hơn cũng chỉ rất rất ít rồi giá lại rút mạnh trở về. Tạo nên một trạng thái giá đi ngang y hệt như giai đoạn tích lũy.

Giai đoạn giảm mạnh

Vào giai đoạn này chính là lúc mà giá bắt đầu rớt rất mạnh. Những thông tin tiêu cực hay tâm lý bất an liên tục được đưa ra, khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn, nhà đầu tư tăng cường sự bán tống, bán tháo, khiến cho giá giảm mạnh càng thêm mạnh.

Ở giai đoạn này được xem là giai đoạn kéo dài nhất, đồng thời cũng là giai đoạn có mức biến động giá lớn nhất trong lý thuyết của Dow.

Giai đoạn tuyệt vọng

Giai đoạn này của thị trường giảm cũng là giai đoạn khởi đầu cho 1 xu thế tăng chuẩn bị được hình thành. Đây cũng là giai đoạn hoảng loạn nhất trên thị trường vô tình “kích hoạt” việc bán tháo mạnh mẽ (Panic sell).

Ở giai đoạn này, thị trường gần như tồi tệ nhất không còn những cây nến thân dài với khối lượng lớn vì không ai dám mua vào lúc này. Người đang ôm hàng thì kỳ vọng được bán ra nên giá sẽ liên tục đi xuống.

Nhưng khi mọi thứ có vẻ tồi tệ nhất đang diễn ra lại chính là lúc giai đoạn tích lũy của một xu hướng tăng chuẩn bị bắt đầu.

blank

Nguyên Lý 4: Chỉ Số Bình Quân Phải Xác Nhận Lẫn Nhau

Trong lý thuyết Dow, việc đảo chiều từ thị trường tăng sang thị trường giảm không thể nào được xác nhận nếu không có sự xác nhận từ 2 chỉ số bao gồm:

  • Chỉ số trung bình công nghiệp
  • Chỉ số trung bình đường sắt

Điều này có nghĩa là các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số này phải khớp hoặc tương ứng với các tín hiệu xảy ra trên biểu đồ của chỉ số khác.

Ví dụ: cả hai chỉ số Trung bình công nghiệp và vận tải Dow Jones đều cùng chung xu hướng giảm hoặc tăng.

Nguyên Lý 5: Khối Lượng Giao Dịch Là Điều Kiện Xác Nhận Xu Hướng

Theo lý thuyết của Dow, các tín hiệu để mua và bán dựa trên biến động giá. Mà biến động giá lại liên quan đến khối lượng giao dịch nên chính vì thế, khối lượng cũng được sử dụng như một chỉ báo để giúp nhà đầu tư thêm thông tin giao dịch.

Trong một xu hướng giá tăng khối lượng sẽ tăng theo khi giá di chuyển theo đúng xu hướng và giảm khi giá di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ, trong một xu hướng tăng, khối lượng sẽ tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm.

Bạn có thể xem ví dụ bên dưới:

blank

Bạn cần lưu ý điều này:

  • giá tăng nhưng khối lượng giảm
  • giá giảm nhưng khối lượng tăng

Nếu xuất hiệu điều đó thì khả năng có thể giá chuẩn bị đảo chiều.

Nguyên Lý 6: Xu Hướng Được Duy Trì Cho Đến Khi Dấu Hiệu Đảo Chiều Xuất Hiện

Việc xác định xu thế là để cho chúng ta không giao dịch ngược hoặc chống lại xu thế. Theo lý thuyết Dow, nguyên lý này tin rằng một xu hướng vẫn có hiệu lực cho đến khi xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều.

Trong giới đầu tư vẫn luôn nói với nhau rằng ai có đủ kiên nhẫn thì người đó sẽ có được tất cả (chiến thắng), nên bạn không muốn mất tiền thì hãy thực sự kiên nhẫn chờ đợi những dấu hiệu đó để có được lệnh giao dịch tốt nhất.

3. Vận Dụng Vào Thực Tế

Theo như phần trên thì chúng tôi đã giới thiệu qua cho bạn về toàn bộ lý thuyết của Dow và việc đầu tiên để bạn có thể giao dịch là bạn phải xác nhận được xu thể của hiện tại.

Nhắc lại xu thế là gì, “Đối với xu thế đang giảm thì bắt buộc phải tạo ra đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn, giống hệt như bậc thang vậy. Còn xu thế đang tăng sẽ tạo đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.”

Bên dưới đây là điển hình cho sự bắt đầu một xu hướng mới và tiếp diễn cho xu hướng mới đó.

blank

Bạn đã nhận thấy xu thế tăng trước đó đã bị phá vỡ, xu thế giảm đã hình thành.

blank

Các bước sóng xu thế X1, X2, X1 đã xuất hiện ở xu thế giảm mới, việc tiếp theo của bạn chính là tìm được điểm hổ trợ hiện tại để quan sát sự phá vỡ xu thế X2 tiếp theo để vào lệnh.

blank

Sau khi bạn đã tìm được hổ trợ ở cuối chân X1 thì lúc này là sự chờ đợi X2 phá vỡ đi vạch hổ trợ đó thì bạn có thể vào lệnh BÁN ra tiếp theo xu thế giảm chính hiện tại (theo lý thuyết Dow).

blank

Như bạn đã thấy thì cứ áp dụng theo lý thuyết Dow thì xu thế hiện tại là giảm thì cứ chờ xu thế phụ phá đi vạch hổ trợ sẽ là điểm bạn sẽ vào.

Điểm chốt lỗ của lệnh giao dịch đó sẽ là nằm ở đỉnh xu thế phụ (X2).

blank

Bạn có thể thấy ở ví dụ trên, sau khi xác định được xu thế mới, chúng ta đã có lên đến 4 lệnh giao dịch BÁN theo xu thế giảm, thị trường đã đi rất tốt. Việc của bạn chỉ là kiên nhẫn chờ đợi và tuyệt đối tuân thủ điểm vào lệnh cũng như dừng lỗ.

Bạn có thể tiếp tục theo chiến lược BÁN xuống cho đến khi xu thế giảm bị phá vỡ thì chúng ta phải tuân theo thị trường là ngừng chiến lược bán và tìm kiếm xu thế mới ở hiện tại.

4. Tổng Kết Về Lý Thuyết Dow

Thông qua bài viết trên chúng tôi đã phần nào mang đến những kiến thức từ cơ bản nhất cho bạn đọc một cách dễ hiểu nhất về lý thuyết Dow.

Lý thuyết Dow vẫn có 1 số hạn chế nhất định như nó khá trễ và không phải lúc nào cũng đúng hoàn toàn, nhất là với những giao dịch ngắn hạn, do sự ảnh hưởng của tâm lý đám đông cùng sự phát triển của internet.

Hơn nữa, thị trường ngày nay giao dịch có thể theo các khung thời gian từng phút và giây chứ không giao dịch theo ngày như thị trường chứng khoán trước đó, nên điều đó đã phần nào làm nhiễu thông tin giao dịch.

Dù có những hạn chế là như vậy nhưng lý thuyết Dow là một phần không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch ngoại hối thành công.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn giao dịch thật thành công!

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *