Ở các bài học trước chúng ta nói rất nhiều về xu hướng thị trường tăng hoặc giảm và dường như nó rất đơn giản khi mà nhìn vào biểu đồ thấy giá tăng thì là xu hướng tăng, giá giảm thì xu hướng giảm. Thế nhưng thực tế giao dịch đôi khi chúng ta vẫn nhầm lẫn rất nhiều trong việc xác định xu hướng thị trường là gì.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các xu hướng thị trường và cách xác định xu hướng thị trường sao cho có độ chính xác cao.
Xu hướng thị trường là gì?
Trong các ví dụ ở những bài học trước chúng ta nói đến xu hướng tăng giảm đơn giản là nhìn vào biểu đồ giá, chẳng hạn như sau:
Như với ví dụ về tình huống trên thì chúng ta có thể thấy là hai xu hướng tăng và giảm đã được thể hiện rất rõ. Nhưng giả sử như chúng ta đang giao dịch Real time tới một vị trí nào đó trong biểu đồ giá, ví dụ như sau:
Lúc này ta chưa biết thị trường sẽ đi về đâu và khi giao dịch thì bước quan trọng đầu tiên vẫn là xác định xu hướng thị trường tiếp theo sẽ như thế nào.
Nhưng ở trường hợp trên chắc chắn mỗi người sẽ có nhận định riêng cho mình.
Người thì nghĩ thị trường đang chỉ là một sóng điều chỉnh tăng và sớm quay về xu hướng chính của nó là xu hướng giảm.
Người thì lại nghĩ rằng thị trường đang đi ngang.
Người thì cho rằng thi trường đã chuyển sang xu hướng tăng.
Khi đó không có ai đúng ai sai cả mà mỗi người sẽ dựa trên những tín hiệu và kinh nghiệm riêng của họ để đưa ra nhận định, câu trả lời chỉ có khi mọi thứ diễn ra mà thôi.
Và người dự đoán đúng xu hướng tăng ở tình huống này thì cũng không có nghĩa là họ có thể đự đoán đúng xu hướng của tất cả trường hợp.
Ví dụ về một tín hiệu có thể làm cơ sở để ta cho rằng thị trường có thể đã chuyển thành xu hướng tăng là do chỉ báo RSI cho tín hiệu đảo chiều như sau:
Do xu hướng giảm đã đi quá xa và giá xuống rất thấp kèm theo đó là tín hiệu hội tụ từ công cụ chỉ báo RSI chu kỳ 6 mà chúng ta có thể nhận định về một sự đảo chiều xu hướng ngay từ sớm.
Thế nhưng các tín hiệu phân kỳ và hội tụ đảo chiều này cũng cho tín hiệu giả rất nhiều, tình huống trên có thể chúng ta đúng nhưng nhiều trường hợp khác chúng ta có thể sai khi mà dù có diễn ra tín hiệu hội tụ đảo chiều nhưng sau đó giá vẫn tiếp tục giảm theo xu hướng một cách mạnh mẽ.
Phân loại xu hướng thị trường
Chúng ta sẽ có 2 dạng xu hướng thị trường chính đó là:
- Thị trường có xu hướng (Trending): Trong thi trường có xu hướng thì ta lại phân ra thành thị trường xu hướng tăng (Trending Up) và thị trường xu hướng giảm (Trending Down).
- Thị trường không xu hướng (Non Trending): Thị trường không xu hướng có rất nhiều tên gọi khác nhau như là Sideway, Range-bound… Nó có thể là một dãy các nến nhỏ đi ngang và biến động trong phạm vi giá rất nhỏ hoặc có thể là những con sóng rõ ràng nhưng di chuyển lên xuống liên tục trong một khoảng giá cũng là thị trường không có xu hướng.
Chúng ta chỉ giao dịch được trong một thị trường có xu hướng vì khi đó mới có khả năng đem lại lợi nhuận nhờ sự biến động của giá.
Với một thị trường không xu hướng thì giao dịch không những không thể có lợi nhuận mà còn có thể bị dính Stop loss làm lệnh của bạn bị thua lỗ, hoặc bạn phải ngâm lệnh rất lâu trước khi có được chút lợi nhuận và chịu nhiều chi phí qua đêm (Swap rate).
Do đó khi bắt đầu vào lệnh giao dịch thì chúng ta cần phải chờ đến khi thị trường bắt đầu biến động và có thể nhận định về xu hướng sắp tới thì mới tiến hành vào lệnh được.
Cách xác định một thị trường xu hướng
Kỳ thực mà nói để xác định được xu hướng thị trường thì ta có vô số cách khác nhau, nó không hề có một quy tắc chung nào về xác định xu hướng thị trường cả.
Hầu hết các chỉ báo cũng sẽ có những tín hiệu để dự báo về xu hướng, nó có thể là tín hiệu sớm hoặc tín hiệu trễ, tín hiệu sớm thì khả năng sai số cao còn tín hiệu trễ thì cho ta tỷ lệ chính xác cao hơn.
Nhưng việc xác định xu hướng có thể phân tích ngay chính trên biểu đồ giá mà không cần phải sử dụng đến bất kỳ chỉ báo nào.
Học Price Action cũng đã có bài chia sẻ nâng cao về cách xác định xu hướng thị trường dựa vào các điểm chốt thị trường. Các bạn nên tham khảo và nghiên cứu sâu về cách xác định xu hướng này, đương nhiên là không có công cụ nào là chính xác 100% cả và tất cả đều là tính xác xuất.
Nếu để ý kỹ qua nhiều kiến thức mà chúng ta đã học trước đó cũng đều để phục vụ cho việc xác định xu hướng thị trường và vào lệnh, chẳng hạn đó là các mô hình giá như là vai đầu vai, hai đáy hai đỉnh, cup and handle hay những mô hình Harmonic như Gartley, con bướm, con cua, con dơi…
Sau đây sẽ là một số ví dụ về xác định xu hướng thị trường:
Xác định xu hướng thị trường theo Price Action
Việc xác định xu hướng theo Price Action là dựa trên phân tích các cây nến cùng những đỉnh đáy tạo ra ngay chính trên biểu đồ giá mà không cần phải có một công cụ hỗ trợ nào cho tín hiệu cả.
Khả năng phân tích xu hướng thị trường chính xác dựa vào Price Action cũng là dựa vào kiến thức và kinh nghiệm riêng của mỗi người, không ai là giống ai.
Thế những có một điểm chung cơ bản đó là:
- Đối với sóng tăng thì thị trường sẽ tạo nhiều đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
- Đối với sóng giảm thì thị trường sẽ tạo ra nhiều đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Cụ thể chúng ta hãy xem ví dụ như sau:
Ở trường hợp trên đó là một xu hướng tăng và chúng ta có thể thấy kết quả là nó tạo ra liên tiếp các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước.
Hay một tình huống đối với thị trường giảm như sau:
Với một xu hướng giảm mạnh như trên thì chúng ta thấy thị trường tạo ra liên tiếp các mức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước.
Dĩ nhiên thị trường không phải lúc nào cũng lý tưởng như thế, đấy là lý do mà Học Price Action đã chia sẻ lý thuyết về các điểm chốt thị trường bao gồm điểm chốt cơ bản, điểm chốt thứ cấp và điểm chốt vững bền.
Trong đó điểm chỗ vừng bền là một trong những cơ sở ddể chúng ta có thể nhận định về xu hướng thị trường. Cụ thể một ví dụ như sau:
Khi mà thị trường hìn thành lên một điểm chốt vững bền ở ví dụ trên là đáy vững bền thì có nghĩa là xu hướng sẽ được củng cố hơn, bởi vì sao? Do trước đó nó đã tạo ra một đáy sau thấp hơn đáy trước mà thường thì đặc điểm này là của một xu hướng giảm.
Nhưng sau đó giá lại đẩy lên vượt qua các đỉnh trước đó để hình thành lên một đỉnh mới cao nhất từ khi bắt đầu xu hướng.
Vậy cho nên nó vừa hình thành một tín hiệu giả về xu hướng giảm vừa phải cần một lực mua mạnh mẽ thì mới có thể tạo ra được điểm chốt đáy vững bền, do đó chúng ta có cơ sở để nhận định rằng xu hướng tăng được hình thành một cách mạnh mẽ hơn.
Các bạn cũng nên nhớ rằng tín hiệu điểm chốt vững bền cũng không phải là tín hiệu chính xác 100% cho nên chúng ta vẫn phải cần chuẩn bị tâm lý về một lệnh giao dịch không phù hơp, đó là chuyện rất bình thường trong giao dịch.
Nhận định xu hướng thị trường bằng các công cụ
Ở đây Thgold chỉ điểm qua một vài công cụ chỉ báo có thể hỗ trợ chúng ta nhận định về xu hướng thị trường còn lại rất nhiều các công cụ chỉ báo mà các bạn đã được học ở trước đó cũng có thể sử dụng để xác định xu hướng thị trường.
Xác định xu hướng thị trường bằng công cụ Moving Average
Đường Moving Average hay đường trung bình là một công cụ rất hữu ích mà cực kỳ nhiều trader sử dụng cho việc xác định xu hướng thị trường.
Công cụ đường trung bình rất đơn giản và dễ sử dụng, có tính trực quan cao, sau đây là ví dụ cụ thể một trường hợp xác định xu hướng thị trường bằng công cụ chỉ báo Moving Average.
Đối với công cụ đường trung bình thì ta sẽ nhận định xu hướng thị trường như sau:
Ở vị trí đầu của biểu đồ giá thì thị trường đi ngang và lúc này đường trung bình cũng sẽ có hướng nằm ngang, đồng thời các cây nến ở rất gần so với đường trung bình và băng cắt lên xuống đường trung bình rất nhiều lần.
Trong khí nếu thị trường có xu hướng và đang giảm hoặc tăng mạnh thì biểu đồ giá với các cây nến sẽ thường cách đường trung bình một khoảng trống.
Bên cạnh đó thì các đường trung bình cũng sẽ có độ dốc nhất định.
Cụ thể như giai đoạn mà thị trường tăng giá thì biểu đồ giá sẽ ở trên đường trung bình, lúc này đường trung bình còn đóng vai trò như là một ngưỡng hỗ trợ để nếu như các sóng điều chỉnh hồi về thì thường là sẽ đảo chiều tại vị trí đường trung bình.
Trong thực tế giao dịch real times thì chúng ta nếu thấy giá tăng lên và tạo khoảng cách xa với đường trung bình thì có thể có cơ sở để nhận định về một xu hướng tăng sắp hình thành, nhất là khi nó bắt đầu từ vùng giá sideway trước đó.
Ở điểm đảo chiều xu hướng tăng thành giảm chúng ta thấy giá xuyên thủng đường trung bình và lao thẳng xuống dưới, đó cũng là một tín hiệu về khả năng đảo chiều xu hướng và hình thành lên xu hướng giảm, tuy nhiên thông thường đây là tín hiệu giả và vẫn chưa nói được điều gì.
Khi mà giá đã giảm thực sự sâu và sau đó có những sóng hồi nhỏ thu về gần đường trung bình rồi lại giảm giá tiếp thì lúc đó xu hướng giảm đã dần rõ ràng hơn.
Đặc điểm của xu hướng giảm đối với Moving Average đó là nó sẽ nằm ở dưới đường trung bình, khi đó đường trung bình đóng vai trò là ngưỡng kháng cự động và rất nhiều điểm mà giá hồi về đến vị trí đường trung bình sẽ đảo chiều tiếp tục xu hướng.
Nhận định xu hướng thị trường với công cụ Bollinger Band
Một trong những chỉ báo cực kỳ hữu ích để không chỉ nhận định về xu hướng mà còn cho tín hiệu vào lệnh đáng tin cậy đó là Bollinger Band.
Việc nhận định xu hướng thị trường với Bollinger Band cũng tương tự như là công cụ đường trung bình ở trên vì nó có đường trung tâm chính là đường SMA 20. Khi đó nếu đường SMA 20 dốc lên chứng tỏ xu hướng thị trường tăng, đường SMA 20 dốc xuống chứng tỏ thị trường có xu hướng giảm và nếu nó đi ngang thì thị trường không xu hướng.
Nhưng điểm khác biệt đó chính là Bollinger Band còn có hai dải biên trên và dưới để giúp chúng ta có thêm các tín hiệu nhận định xu hướng thị trường.
Cụ thể đó là nếu như dải Bollinger Band càng giãn rộng ra hai biên thì thị trường càng có xu hướng mạnh.
Khi hai dải biên Bollinger Band càng bó hẹp lại thì nó chứng tỏ thị trường đang không có xu hướng và có ít biến động.
Ngay ở thời điểm mà thị trường đang trong một xu hướng thì Bollinger Band vẫn có thể bó hẹp lại và đó chính là thời điểm mà thị trường đang chững lại hoặc có thể là một con sóng điều chỉnh.
Một điểm chúng ta cũng chú ý đến về nhận định xu hướng thị trường với Bollinger Band đó là:
- Nếu thị trường trong xu hướng tăng thì biểu đồ giá thường bám vào dải biên trên và hầu hết các nến đều nằm nửa trên của dải Bollinger Band.
- Nếu thị trường có xu hướng giảm thì biểu đồ giá thường sẽ bám vào dải biên dưới của Bollinger Band và hầu hết các nến đều nằm ở nửa dưới của chỉ báo Bollinger Band.
- Khi thị trường không có xu hướng thì biểu đồ giá sẽ liên tục cắt lên cắt xuống và dao động giữa hai dải biên trên dưới.
Nhận định xu hướng thị trường bằng công cụ ADX
Công cụ chỉ báo ADX chúng ta đã học ở trước đó cũng là một công cụ chỉ báo chuyên để đánh giá độ mạnh của thị trường và tất nhiên là liên quan mật thiết đến thị trường có xu hướng hay không.
Cách sử dụng công cụ ADX để đánh giá xu hướng thị trường đó là:
- Khi đường ADX (tức đường màu xanh dương trong ví dụ trên) vượt lên trên ngưỡng 25 (tức đường chấm đứt đoạn) thì có nghĩa là thị trường bắt đầu có xu hướng mạnh.
- Nếu như đường ADX ở dưới ngưỡng 25 thì có nghĩa là thị trường bắt đầu không có xu hướng và đi ngang
Khi mà đường ADX vượt lên ngưỡng 25 thì nó mới chỉ nói cho ta biết rằng thị trường đang có xu hướng mà chưa nói rằng đó là xu hướng tăng hay giảm.
Để biết được là xu hướng tăng hay giảm thì chúng ta sẽ cần tín hiệu đến từ hai đường +DI (Đường màu xanh lá đứt đoạn) và -DI (Đường màu đỏ đứt đoạn)
Nếu như đường +DI vượt lên trên đường -DI thì có nghĩa là thị trường trong xu hướng tăng, ngược lại nếu đường -DI vượt lên trên thì có nghĩa là thị trường đang có xu hướng giảm.
Lời kết
Trên đây là chi tiết về việc xác định xu hướng thị trường là gì cùng với đó là một số công cụ chúng ta có thể tham khảo để hỗ trợ xác định xu hướng thị trường.
Các bạn cũng nên lưu ý rằng việc xác định xu hướng thị trường không bao giờ có thể tuyệt đối chính xác được và không có một công thức chung, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người, quan trọng làm sao chúng ta đạt được mục tiêu cuối cùng là tối ưu được điểm vào lệnh và có được lợi nhuận như mong đợi.