Mô Hình Tam Giác – Triangle Chi Tiết

blank

Mô Hình Tam Giác – Triangle Chi Tiết. Trong các mô hình giá, thì mô hình tam giác có tần suất xuất hiện nhiều hơn hết so với các mô hình khác. Nó có 3 dạng mô hình bao gồm: tam giác tăng, tam giác giảm, tam giác cân. Bên cạnh đó, mô hình này rất giống với mô hình nêm, mô hình cờ đuôi nheo nên rất dễ bị nhầm lẫn giữa các mô hình với nhau nếu không cẩn thận xem xét kỹ.

Chúng ta cùng tìm hiểu mô hình này thông qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Mô Hình Tam Giác Là Gì?

Mô hình Tam Giác (tiếng Anh là Triangel) là mô hình thể hiện sự chững lại của xu hướng. Giá có xu hướng tích lũy, nén tụ lại ở phần mũi trước khi phá vỡ mô hình Tam Giác rồi di chuyển một cách mạnh mẽ về một phía.

Trong khu vực tam giác này, chủ yếu là giai đoạn đi ngang (sideway) hội tụ lại. Nó thể hiện sự lưỡng lự của thị trường, không có phe mua hay phe bán giành được ưu thế rõ ràng. Những càng về cuối mô hình thì sẽ càng hẹp dần, đến khi đó một bên phe mua hoặc bán sẽ dồn hết sức để bung mạnh thoát ra khỏi mô hình.

Bạn sẽ không thể biết được trước rằng giá sẽ bung mạnh về phía nào, mà chỉ có thể dự đoán khả năng cao nhất nó sẽ đi hoặc chờ đợi giá phá ra rõ ràng rồi vào lệnh.

Mô hình Triangel có 3 loại chính:

  • Tam Giác Cân.
  • Tam Giác Giảm.
  • Tam Giác Tăng.

blank

2. Cách Giao Dịch Với Mô Hình Tam Giác

Điểm vào lệnh: Vào lệnh ngay khi giá phá vỡ theo phía cạnh nào của tam giác.

Dừng lỗ và chốt lời như hình bên dưới.

Ví dụ về mô hình khi cho ra lệnh mua:

blank

Với điểm chốt lời bạn có thể tùy chỉnh dựa vào chiến lược giao dịch của bạn.

Để hiểu rõ hơn cách giao dịch chúng ta sẽ xem nhiều ví dụ thực tế của từng mô hình.

Tam Giác Cân

Mô hình Tam Giác Cân: được hình thành khi giá  hội tụ giữa một đường xu hướng (trend line) hỗ trợ hướng lên và một đường xu hướng (trendline) kháng cự hướng xuống.

Hai đường trend này đối xứng với nhau qua một trục ngang cho nên tam giác được hình thành gọi là tam giác cân.

Dưới đây là ví dụ trong thực tế:

blank

Thêm ví dụ khác:

blank

Vì đây là tam giác cân nên đồng nghĩa với việc giá lên hay xuống đều nằm ở mức 50-50. Để có thể dễ nhận định hơn thì bạn cần có sự nhìn nhận xu hướng tổng thể hiện tại là gì. Nếu ví dụ trong một xu hướng tăng thì tỷ lệ giá đi lên sẽ cao hơn.

Tam Giác Giảm

Mô hình Tam Giác Giảm được hình thành khi giá hội tụ bởi một vùng giá hỗ trợ nằm ngang và đường trend kháng cự hướng xuống.

Với tam giác giảm cho ta thấy phe bán đang thắng thế với liên tiếp những đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Tuy là vậy nhưng vẫn có trường hợp giá bật mạnh trở lên lại phá đi kháng cự. Ở trường hợp này tỷ lệ việc giá giảm và giá tăng là 70-30, ưu tiên lớn hơn vẫn là giá sẽ giảm mạnh.

Thị trường ngoại hối là gì?

Bạn xem ví dụ thực tế bên dưới đây:

blank

Tam Giác Tăng

Mô hình Tam Giác Tăng được hình thành khi giá hội tụ giữa một vùng giá kháng cự nằm ngang và một đường trend hổ trợ nằm dưới hướng lên.

Ngược lại với tam giác giảm, ta thấy ở tam giác tăng phe mua đang thắng thế với liên tiếp những đáy sau cao hơn đáy trước. Nhưng vẫn sẽ có trường hợp giá đột ngột giảm mạnh phá đi kênh giá hổ trợ. Ở trường hợp này tỷ lệ việc giá giảm và giá tăng là 30-70, ưu tiên lớn hơn vẫn là giá sẽ tăng.

Dưới đây là ví dụ thực tế của trường:

blank

3. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Mô Hình Tam Giác Cân Có Bắt Buộc Phải Cân?

Điều này là không cần thiết, chỉ cần đường trend line trên hướng xuống và đường trend line dưới hướng lên là được.

Mô Hình Nêm Và Tam Giác Có Giống Nhau Không?

Nhìn sơ qua thì sẽ thấy 2 mô hình này khá giống nhau, nhưng nó lại hoàn toàn khác bởi mô hình nêm sẽ có 2 đường trend cùng hướng lên hoặc cùng hướng xuống.

Khi Nào Mô Hình Tam Giác Được Hình Thành

Mô hình tam giác được hình thành khi thị trường đi vào trạng thái tích lũy hoặc đang chờ đợi một tin tức quan trọng nào đó như là Nonfarm, Fed, lãi suất… Để giá có thể di chuyển mạnh.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết và chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm nhiều bài viết thú vị: Tại đây

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *