Ở bài học trước chúng ta đã được học về đường trendline là gì rồi và Thgold cũng có đề cập đến đường trendline là một trong những cơ sở để có thể hình thành lên Channel line (đường kênh giá ) hay đầy đủ hơn là Trend Channel Line. Vậy thì Trend Channel Line là gì và cách vẽ nó như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Trend Channel Line là gì ?
Chúng ta thấy rằng nếu để ý kỹ biểu đồ giá trong thị trường tài chính thì các bạn sẽ thấy rằng có nhiều trường hợp mà giá sẽ biến động trong một khuôn khổ nào đó, đặc biệt hay gặp nhất đó là trong một khung có hai đường song song nhau như kiểu hình minh hoạ dưới đây.
Chúng ta thấy ở hình trên thì biểu đồ giá đã di chuyển lên xuống trong một khuôn khổ có quy tắc rõ ràng chứ không hề lộn xộn, đó chính là hai đường song song với nhau. Người ta gọi đây là Trend Channel Line, tức là kênh giá.
Bạn có thể thấy kênh giá sẽ tạo ra một ngưỡng cản nào đó vô hình mà khi đến hai biên của kênh giá thì nó sẽ có sự đảo chiều và tạo ra nhiều đỉnh đáy ở biên của hai đường trendline.
Chúng ta thấy rằng mỗi điểm đảo chiều ở biểu đồ trên khi mà giá đi đến vùng biên của chennel line thì nó đều có phần nào một chút biểu hiện của sự giằng co và những mẫu hình nến tín hiệu cho sự đảo chiều.
Ngay cả khi giá phá vỡ thành công đường chennel line phía bên dưới để giảm sâu thì khi đến vùng của kênh giá nó cũng có 5 cây nến giằng co rồi mới có thể bứt phá giảm xuống một cách thành công.
Đó cũng là thể hiện tâm lý của đám đông người giao dịch do dự không biết nên mua hay bán ở vị trí đó.
Phân loại các trend channel line
Cũng tương tự như đường trendline thì channel line cũng có 3 kiểu theo 3 xu hướng của thị trường đó là:
- Trend Channel Line theo xu hướng tăng (Uptrend), đó là kênh giá mà có xu hướng chếch từ dưới lên trên
- Trend Channel Line theo xu hướng giảm (Downtrend), đó là kênh giá có xu hướng dốc xuống dưới
- Trend Channel Line không xu hướng (Side way) là kênh giá có xu hướng đi ngang.
Trong đó đối với kênh giá không xu hướng hay Side way thì nó không hẳn giống như đường trendline không xu hướng bởi vì trong kênh giá thì giá vẫn có sự biến động rất tốt và nó là cơ sở để chúng ta có thể giao dịch, trừ khi kênh giá đó quá hẹp thì chúng ta không nên giao dịch.
Chúng ta để ý hình ví dụ minh hoạ ở trên, có thể thấy các channel line theo xu hướng tăng, giảm và không xu hướng có đủ cả.
Và chúng ta thấy biểu đồ giá dường như lúc nào cũng đi trong một kênh giá nhất định, quan trọng là chúng ta có nhận ra được kênh giá đó không để có thể vào lệnh một cách chính xác.
Cách vẽ Trend Channel Line
Để vẽ được đường Channel line thì chúng ta sẽ cần có 3 điểm, cụ thể với từng trường hợp xu hướng tăng hoặc giảm như các ví dụ ở hình dưới đây:
Vẽ trend channel line xu hướng tăng
Giả sử giá bắt đầu từ đáy 1 sau đó tăng đến đỉnh 1 và giảm điều chỉnh để tạo nên đáy 2. Khi này chúng ta đã có đủ điều kiện để vẽ được Channel line.
Lúc này ta vẽ được đường trendline đi qua hai đáy, sau đó ta vẽ một đường song song với đường trendline này và đồng thời đi qua đỉnh 1.
Như vậy là ta đã vẽ xong kênh giá trong xu hướng tăng
Vẽ trend channel line trong xu hướng giảm
Giá bắt đầu từ đỉnh số 1 sau đó giảm giá và hình thành lên đáy 1, tiếp tục giá tăng điều chỉnh và tạo nên đỉnh 2. Khi này ta đã có 2 đỉnh cùng với đáy 1 nên đã đủ điều kiện để vẽ lên kênh giá trong xu hướng giảm.
Đầu tiên ta vẽ đường trendline trong xu hướng giảm đi qua 2 đỉnh. Sau đó ta vẽ một đường thẳng song song với đường trendline đồng thời đi qua đáy 1.
Vai trò của các đường kênh giá
Mỗi Channel line sẽ đều có hai đường trên và dưới, công dụng cụ thể của mỗi đường đó là:
- Đường kênh giá ở bên trên đóng vai trò như ngưỡng kháng cự để làm vùng cản giá và có tiềm năng xuất hiện sự đảo chiều từ tăng thành giảm khi giá chạm đến ngưỡng đường kênh giá trên này.
- Đường kênh giá ở bên dưới đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ để khi mà giá giảm đến gần ngưỡng này thì có khả năng đảo chiều tăng, chúng ta tìm kiếm cơ hội để mua tại đây.
Cách giao dịch cơ bản với Trend Channel Line
Sau đây là ý tưởng giao dịch một cách cơ bản trên lý thuyết với Channel line.
Giao dịch trong channel line xu hướng tăng
Một số người giao dịch với kênh giá khi mà nó đã bắt đầu hình thành đáy 2 là chờ cho gia tăng đến khi chạm vào đường kênh giá bên trên và tạo ra mẫu hình nến phù hợp thì sẽ bán xuống để tận dụng ngưỡng kháng cự của đường kênh giá.
Tuy nhiên chúng ta thấy rằng đây là cách giao dịch ngược xu hướng và nó không hề có lợi.
Cách lý tưởng nhất đó là chờ nó hỉnh thành nên đỉnh thứ 2, khi này kênh giá sẽ được củng cố một cách chắc chắn hơn, sau đó ta chờ cho giá hồi về đến đường kênh giá bên dưới và tìm kiếm cơ hội phù hợp để mua lên.
Giao dịch với Channel line trong xu hướng giảm
Ngược lại với cách giao dịch trong xu hướng tăng thì ta sẽ chờ cho giá tạo thêm một đáy thứ 2 rồi hồi về phía đường trendline và tìm kiếm một cơ hội giao dịch thích hợp để vào lệnh bán xuống.
Lưu ý với các bạn rằng đây là cách giao dịch trên lý thuyết còn trong thực tế chưa chắc giá đã đảo chiều ngay tại các đường kênh giá.
Khi mà biểu đồ giá đã có thì chúng ta có thể cảm nhận được dễ dàng các kênh giá nhưng với xu hướng giá trong tương lai thì nó lại không dễ phán đoán như vậy nếu chỉ dựa vào đường trendline hay là Channel line.
Đôi khi giá chưa đến đường channel line thì nó đã đảo chiều rồi hoặc là khi đến đường kênh giá thì giá sẽ biến động rất nhanh, tăng mạnh rồi giảm mạnh hoặc ngược lại và để lại một chân nến dài. Như thế chúng ta cũng không có cơ hội để giao dịch.
Vậy nên kênh giá là một yếu tố để chúng ta tham khảo chứ không phải là công cụ tuyệt đối và không nên chờ đợi hay là ép giá về các đường kênh giá.
Điển hinh cho việc không đi đến đường kênh giá là các đỉnh và đáy có thể tạo thành mẫu hình tam giác và như thế thì khoảng cách lần lượt các đỉnh và đáy sẽ được thu hẹp lại dần, nó không hình thành lên đường kênh giá như chúng ta mong muốn.
Lời kết
Trên đây là các kiến thức cơ bản về đường kênh giá hay còn gọi tiếng Anh là Trend Channel Line, chắc chắn đây sẽ là một trong những kiến thức rất bổ ích cho bạn trên con đường giao dịch và đầu tư tài chính.