Trong một loạt các bài học trước thì chúng ta đã được tìm hiểu về nhiều khái niệm liên quan chặt chẽ đến giao dịch Forex, có thể có nhiều khái niệm mà bạn vẫn còn nhớ lan man và lẫn lộn với nhau. Trong bài này Thgold sẽ tổng kết những khái niệm để tập hợp thành từ điển Margin và một số khái niệm khác có liên quan.
Margin
Margin hay còn gọi là tiền ký quỹ, đây chính là số tiền dùng cho mục đích giống như một tài sản đảm bảo cho một lệnh giao dịch nào đó có thể được mở và đáp ứng các yêu cầu đề ra để thực thi được một lệnh đó.
Tiền ký quỹ là số tiền thực bạn đang có trong số dư tài khoản của mình và sẽ trích ra số tiền để ký quỹ đảm bảo cho giao dịch đó được thực thi.
Leverage – từ điển margin
Leverage chính là đòn bẩy mà chúng ta sử dụng để giao dịch và nó có sự liên quan mật thiết với Margin.
Chẳng hạn chúng ta sử dụng đòn bẩy 100 lần thì ký hiệu là 100:1 và khi đó có nghĩa là chúng ta ký quỹ Margin là 1 phần còn sử dụng tiền vay tạm thời là 99 phần còn lại.
Như vậy thì ta sẽ có 100 phần tiền để thực hiện giao dịch với khối lượng lớn gấp 100 lần số tiền mà chúng ta bỏ ra.
Lãi/lỗ thả nổi
Lãi/lỗ thả nổi hay còn gọi theo tiếng hay là Unrealized P/L hoặc là Floating P/L.
Đây chính là số lãi hoặc lỗ của lệnh giao dịch mà bạn đang mở và nó sẽ liên tục thay đổi, đó chỉ là những số lãi và lỗ tạm thời mà thôi và khi lệnh chưa đóng thì chúng ta sẽ chưa biết mình lãi hoặc lỗ bao nhiêu.
Balance
Balance hay là số dư trong tài khoản là số tiền bạn đang có khi mà không có lệnh nào được mở.
Nếu có lệnh đang mở thì các con số của Balance là những con số thể hiện số tiền có trước khi các lệnh đó được mở và số Balance chỉ thay đổi khi các lệnh được đóng lại và cộng vào tiền lãi hoặc là trừ đi các khoản lỗ.
Equity
Có thể nói Equity cũng là một dạng số dư nhưng Balance là số dư cố định còn Equity là số dư thực tế thì mà có lệnh đang mở và các khoản lời hoặc lỗ sẽ được tính tạm thời và thể hiện ở phần Equity.
Ở thời điểm nào đó mà bạn đóng lệnh thì số dư Balance sẽ chính là số Equity đang thể hiện ngay tại thời điểm đó. từ điển margin
Margin Requirement
Đây là số tiền ký quỹ bắt buộc cần có để thực hiện một giao dịch và thể hiện bằng con số % so với tổng giá trị khối lượng giao dịch mà lệnh đó được mở.
Chẳng hạn như bạn sử dụng đòn bẩy là 100:1 thì có nghĩa Margin Requirement là 1%, còn nếu đòn bẩy là 200:1 thì có nghĩa Margin Requirement là 0,5%
Required Margin
Đây là số tiền ký quỹ cụ thể cho từng giao dịch sẽ được mở, nó thể hiện ra bằng cụ thể một số tiên nhất định chứ không phải là con số % cố định như Margin Requirement.
Ví dụ như bạn sử dụng đòn bẩy là 50:1 và khi bạn mở một vị thế có giá trị là 10.000 $ thì có nghĩa là bạn phải ký quỹ số tiền là 200$.
Số tiền này sẽ được khoá lại khi mà lệnh giao dịch được mở và được giải phóng ra khi mà lệnh giao dịch được đóng lại.
Used Margin
Là tổng số tiền ký quỹ mà bạn đã sử dụng trên phương diện toàn tài khoản giao dịch, tức là có bao nhiêu lệnh thì sẽ tính tổng các số tiền đã ký quỹ để thực hiện các lệnh đó.
Ví dụ như bạn mở một lệnh ban đầu có số tiền ký quỹ là 100$, thì khi này Used Margin là 100$.
Nhưng nếu bạn mở tiếp một lệnh thứ 2 có số tiền ký quỹ là 300$ thì có nghĩa là bạn đã sử dụng Used Margin là 400$.
Free Margin
Free Margin chính là số tiền còn lại trong tài khoản mà bạn có thể sử dụng để ký quỹ và mở thêm các giao dịch khác.
Số tiền Free Margin = Equity – Used Margin
Chỗ này nhiều khi các bạn hãy nhớ nhầm là Free Marrgin sẽ bằng Balance trừ đi Used Margin nhưng không phải như vậy mà lúc này ta phải tính cả số lãi lỗ mà các lệnh đã mở đang có, cho nên chúng ta tính Free Marign là phải dùng số Equity.
Margin level– từ điển margin
Margin level chính là tỷ lệ % giữa số Equity và số Used Margin. từ điển margin
Chẳng hạn như số tiền bạn đã dùng để ký quỹ và mở các giao dịch là 1000$. Trong khi số dư Equity của tài khoản đang là 10000$. Khi đó Margin Level = 10000$ / 1000$ x 100% = 1000%
Margin call level
Margin call level là số % nào đó của Margin level nơi mà tài khoản của bạn rơi vào tình trạng báo động đỏ, tức là các lệnh giao dịch của bạn đi theo chiều hướng xấu và không như bạn mong muốn.
Kết quả là tài khoản bị âm nặng và số Margin Level sẽ giảm đến một mức nào đó. Mức này sẽ do mỗi sàn giao dịch quy định khác nhau và thông thường thì sẽ là 100%.
Chẳng hạn như với ví dụ về Margin level ở trên, khi lệnh của bạn bị âm nặng và Equity từ 10000$ giảm xuống còn 1000$ thì có nghĩa là Margin Level giảm từ 1000% xuống còn 100%.
Khi đến ngưỡng Margin call level thì chúng ta sẽ không thể mở thêm các lệnh giao dịch khác được nữa và có nguy cơ bị đóng lệnh nếu như giá tiếp tục theo chiều hướng bất lợi, cái này gọi là Stop Out Level chúng ta sẽ nhắc đến bên dưới.
Margin call
Sở dĩ gọi là margin call bởi vì nó đúng theo như nghĩa tiếng Việt đó là một cuộc gọi ký quỹ tức là sàn giao dịch sẽ thông báo để bạn nạp thêm tiền vào tài khoản nhằm nâng con số Equity và đưa Margin Level lên cao, từ đó mới có thể giữ được lệnh giao dịch nếu bạn muốn.
Nhưng ngày nay thì không ai gọi điện cho bạn nữa mà nó sẽ là các thông báo qua mail.
Stop out level
Đây là một ngưỡng của Margin level mà còn thấp hơn cả ngưỡng Margin call level, khi đến ngưỡng Stop out level thì bạn sẽ bị sàn giao dịch đóng các lệnh đang mở của mình lại để đảm bảo đưa ngưỡng Margin level lên cao.
Mục đích chính của Stop out level đó chính là không để các lệnh giao dịch đang lỗ nặng có thể bị âm và chỉ cho phép nó được thua lỗ trong phạm vi số dư tài khoản mà bạn đang có.
Đây cũng là cách bảo vệ cho chính bạn và cho sàn giao dịch vì bản thân sàn giao dịch cũng không thể nào dễ dàng đòi lại số tiền bạn bị âm, học cũng không muốn mất thời gian vào các việc đó.
Thông thường thì khi Margin level chạm ngưỡng 50% (nghĩa là khi Equity chỉ bằng 1/2 so với số tiền đã ký quỹ) thì các lệnh giao dịch bắt đầu lần lược được đóng lại. Bắt đầu sẽ là từ lệnh đang âm nặng nhất.
Lời kết từ điển margin
Trên đây là những khái niệm mà Thgold đã chia sẻ một cách chi tiết, những khái niệm này sẽ tương đối là khó nhớ và dễ lẫn lộn cho nên cần bạn phải có sự ôn tập nhiều.
Những con số này đều là rất quan trọng trong việc quản lý vốn và các giao dịch mà bạn mở. Nếu như giao dịch mà lượng Used Margin quá cao thì sẽ rất dễ dàng khiến bạn nhanh chóng bị cháy tài khoản. Do đó các bạn không được chủ quan ở vấn đề này.