Đồng USD là vua của các tiền tệ như chúng ta đã biết nhưng chưa có một bài viết cụ thể nào đề cập chuyên sâu về đồng tiền này. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đất nước Mỹ và đồng USD với những thông tin có liên quan phục vụ cho việc giao dịch Forex.
Tìm hiểu sơ lược về nước Mỹ (The United States of America)
Nước Mỹ hay có thể gọi với cái tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia bao gôm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.
Lãnh thổ của Mỹ là rất rộng lớn và ngoài địa phận chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ thì nó còn có một số lãnh thổ thuộc khu vực Thái Bình Dương.
Sau khi giành được độc lập khỏi sự cai trị của vương quốc Anh vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 thì Mỹ đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt và nhanh chóng trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới.
Hoa Kỳ ngày nay trở thành quốc gia số 1 về Kinh tế, Chính trị, Quân sự và nhiều mặt khác của xã hội. Chính vì thế mà chỉ cần Mỹ “hắt hơi sổ mũi” với một biến động nào đó hay thậm chí là một bài phát biểu của tổng thống Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu.
Các con số liên quan đến Hoa Kỳ:
- Diện tích: 9.834.000 km²
- Dân số: 329,5 triệu (điều tra năm 2020).
- Thủ đô: Washington, D.C
- Các quốc gia láng giềng: Canada, Mexico, Puerto Rico, Cuba.
- Múi giờ: Lãnh thổ Hoa Kỳ trải dài trên nhiều múi giờ gồm có GMT -10, GMT -9, GMT -8, GMT -7, GMT -6, GMT -5
- Sản phẩm nhập khẩu chính: Vật tư công ngiệp (nhiên liệu, các thiết bị và chất làm sạch, công cụ cứu hoả,…), tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị điện tử viễn thông), hàng tiêu dùng và nông sản…
- Các sản phẩm xuất khẩu chính: Tư liệu sản xuất (Thiết bị bán dẫn, máy bay, phụ tùng ô tô, máy tính…), Các hoá chất hữu cơ hoặc hoá chất công nghiệp, thuốc men, các sản phẩm nông sản,.
Tổng quan về nền kinh tế Mỹ
Nền kinh tế Mỹ được coi là giàu nhất thế giới dù hiện nay nó đã bị Trung Quốc vượt qua về GDP nhưng tầm ảnh hưởng của Mỹ thì Trung Quốc vẫn không thể sánh bằng.
Năm 2022 GDP của Mỹ đứng thứ 2 sau Trung Quốc với 25,347 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 69,375 USD, đứng thứ 8 thế giới dù cho dân số của Hoa Kỳ đứng thứ 3.
Những ngành công nghiệp sản xuất chính của Hoa Kỳ đó là thiết bị điện tử, công nghệ (Máy tính, điện thoại…), Thiết bị bán dẫn, thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị và vật tư công nghiệp,…
Dù cho Mỹ định hướng mạnh cho sản xuất hàng hoá vật chất cụ thể nhưng các sản phẩm dịch vụ lại chiếm đến 70% trong tổng GDP.
Ở khía cạnh thương mại thì Mỹ lại nổi tiếng với quốc gia nhập siêu, tức là giá trị hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ cao hơn nhiều so với giá trị hàng hoá xuất đi nước ngoài.
Về khía cạnh tài chính thì Mỹ vẫn là số 1 khó có thể thay thế với sàn chứng khoán lớn nhất thế giới – New York, Mỹ cũng có thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới với tổng vốn hoá thị trường vào khoảng hơn 31 ngàn tỷ USD và khối lượng giao dịch hàng ngày có thể hơn 800 tỷ USD.
Chính sách tiền tệ và tài khoá
Cục dự trữ liên bang Mỹ hay gọi tắt là FED chính là tổ chức quyết định đến các chính sách tiền tệ của Mỹ.
Công cụ chính để điều tiền chính sách tiền tệ của FED đó chính là lãi suất và thông qua đó nó có hai nhiệm vụ chính đó là ổn định giá cả hàng hoá và dịch vụ đồng thời đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong FED sẽ có tổ chức Federal Open Market Committee (FOMC) tức là Uỷ ban thị trường mở Liên bang sẽ làm nhiệm vụ quyết định các chính sách tiền tệ.
Ngoài việc điều chỉnh lãi suất tiền tệ thì FED còn có công cụ tài chính trong thị trường mở khác như là trái phiếu để điều tiết chính sách về tiền tệ.
Feds Funds Rate sẽ là lãi suất mà FED cho các ngân hàng vay tiền, ngân hàng sẽ sử dụng các khoản vay này để đảm bảo yêu cầu về dự trữ tiền tệ của FED đề ra.
Đới với chính sách tài khoá của Mỹ thì cơ quan chịu trách nhiệm chính đó là Bộ Tài chính Mỹ. Đây là kế hoạch tiêu, đầu tư công và thu thuế để từ đó phục vụ cho việc phát triển kinh tế.
Giả sử nếu muốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh thì Bộ Tài chính sẽ phải giảm các khoản thuế phải nộp, đồng thời tăng ngân sách cho đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá…
Ngược lại nếu tình trạng lạm phát tăng cao thì có thể phải tăng thuế suất và cắt giảm chi tiêu đầu tư ngân sách.
Tìm hiểu về đồng USD
Đồng USD còn có tên gọi là “Buck” đây là từ bắt nguồn từ một dạng tiền tệ để trao đổi hàng hoá giữa những người Mỹ định cư với những người da đỏ. Sau đây là một vài đặc điểm về đồng USD:
Tính thanh khoản
Đồng USD có tính thanh khoản rất lớn và nó được sử dụng để trao đổi số lượng hàng hoá rất lớn mỗi ngày, không chỉ tại Mỹ mà còn là ở nhiều quốc gia khác dùng để mua bán trao đổi hàng hoá với nhau.
Đồng USD là đồng tiền định giá Vàng, xăng dầu cho nên hoạt động mua bán các nhiên liệu cũng dựa trên đồng USD.
Thậm chí chưa nói đến phiên giao dịch châu Âu hay Mỹ mà chỉ trong phiên giao dịch châu Á không phải JPY hay AUD mà lại là USD chiếm đến hơn 90% giá trị giao dịch.
Đồng USD đương nhiên là được sử dụng để giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán của Mỹ. Chỉ tính riêng sàn giao dịch New York đã có tổng giá trị vốn hoá các công ty lên đến 28,5 nghìn tỷ USD, nó chiếm khoảng 78% quy mô của thị trường chứng khoán trên toàn thế giới (36,6 nghìn tỷ USD), thật là khủng khiếp có phải không nào.
Đối với thị trường trái phiếu thì Mỹ cũng đã chiếm đến 31,2 nghìn tỷ USD trong tổng số quy mô 82,2 nghìn tỷ USD giá trị trái phiếu trên toàn cầu.
Các thị trường này đều giao dịch bằng đồng USD và nó cho thấy mức độ thanh khoản khủng khiếp của đồng USD là lớn như thế nào.
Chính sách duy trì giá trị đồng USD
Trong nhiều thập kỷ qua chính phủ Mỹ và FED luôn kiên định duy trì chính sách đó là làm cho đồng USD giữ vị thế mạnh so với các đồng tiền tệ khác.
Việc duy trì vị thế mạnh trong tỷ giá hối đoái với các đồng tiền tệ khác được Mỹ tin rằng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ hơn.
Các bạn sẽ khó hiểu về vấn đề này vì nghĩ rằng ai mà không muốn tiền của quốc gia mình mạnh hơn, nhưng nó không phải vậy, điển hình là Nhật Bản đôi khi có những chính sách làm cho đồng JPY suy yếu hơn so với USD và nó sẽ đem lại một số lợi thế cho Nhật trong thương mại quốc tế.
Đồng USD là cơ sở định giá tiền tệ các nước đang phát triển
Các quốc gia đang phát triển hoặc thậm chí là kém phát triển thì tiền tệ của họ gần như chỉ dùng riêng cho nước họ mà không được sử dụng nhiều vào các hoạt động thương mại trên thế giới khi giao thương với các nước khác.
Do đó đồng USD là đồng tiền dự trữ của hầu hết các quốc gia để trao đổi mua bán và giao thương trên toàn cầu. Vì vậy mà đồng USD không khác gì một đồng tiền tệ thứ hai của quốc gia họ và đồng tiền nội tệ phải được định giá theo USD.
Thậm chí hoạt động in tiền và điều chỉnh lượng cung tiền nội tệ cũng phải dựa vào số tiền dự trữ USD tương ứng để có thể giữ giá trị cho đồng nội tệ.
Chính vì những điều đó mà càng làm phóng đại giá trị của đồng USD trên toàn thế giới, khi mà đồng USD có sự biến động thì những quốc gia quá phụ thuộc vào đồng USD cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Những chỉ số kinh tế quan trọng đối với đồng USD
Sau đây là các chỉ số có ảnh hưởng lớn nhất đến đồng USD:
- Non-farm employment change (NFP): Đây là chỉ số báo cáo việc làm phi nông nghiệp để thể hiện tỷ lệ người có việc làm so với tháng trước.
- GDP: Chỉ số về tổng sản phẩm quốc nội, là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng.
- Retail Sales: Báo cáo về chỉ số bán lẻ hàng tiêu dùng, đo lường tổng doanh thu bán lẻ và không bao gồm doanh số bán xe.
- Consumer Price Index (CPI): Là chỉ số hàng tiêu dùng.
- Personal Consumption Expenditure (PCE): Mức chi tiêu cá nhân, đây là chỉ số quan trọng mà FED theo dõi để quyết định về lãi suất và chinh sách tiền tệ.
- Consumer Sentiment: Là tâm lý người tiêu dùng, chỉ số này được công bố bởi đại học Michigan đều đặn hàng tháng.
Các yếu tố chính làm thay đổi giá trị đồng USD
Sau đây là các yếu tố có thể tác động đến sự thay đổi giá trị của đồng USD
Làn sóng đầu tư Vàng (Gold)
Khi mà khủng hoảng kinh tế xảy ra thì Vàng là nơi tích trữ tài sản đáng tin cậy để tránh lạm phát. Vàng có thể duy trì giá trị nội tại của nó trong khi đồng USD thì không.
Khi này thì giá trị của đồng USD sẽ bị suy giảm.
Ngược lại nếu như kinh tế phát triển thì người ta sẽ dùng nhiều tiền mặt để đầu tư sản xuất kinh doanh hơn và đồng USD sẽ càng có giá trị.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ
Khi kinh tế tăng trưởng thì có nghĩa là nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào Mỹ hơn, các giao dịch thương mại buôn bán với Mỹ cũng diễn ra càng thêm mạnh mẽ, khi đó đồng USD càng có nhu cầu sử dụng cao hơn cho nên giá trị của nó càng được tăng cao.
Dòng vốn vào và dòng vốn ra
Thị trường tài chính của Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới như đã nói ở trên và dòng tiền vốn đổ vào thị trường này hoặc rút ra khỏi thị trường cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng USD.
Tất nhiên là đồng tiền bắt buộc phải sử dụng ở đây là USD và những nhà đầu tư ở những nơi khác trên toàn thế giới đều phải chuyển đội nội tệ của họ qua USD để có thể đầu tư được.
Sự phát triển kinh tế của các khu vực khác trên thế giới
Nghe có vẻ khó hiểu vì nền kinh tế của quốc giá khác trên thế giới thì liên quan gì đến đồng USD của Mỹ.
Thế nhưng nên nhớ rằng ngoài lãnh thổ của Mỹ thì đồng USD vẫn được dùng để trao đổi giứa các quốc gia khác với nhau, giống như chúng ta ra quốc thế sẽ sử dụng chung ngôn ngữ Anh để giao tiếp vậy.
Cho nên một nền kinh tế lớn nào đó bị khủng hoảng thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng USD trong ngắn hạn.
Sự chênh lệch lợi tức trái phiếu
Các nhà đầu tư trái phiếu luôn phải theo dõi xem lợi tức trái phiếu của quốc gia nào là có lợi nhất.
Nếu như lợi tức trái phiếu ở Hoa Kỳ giảm hoặc kém hấp dẫn hơn so với trái phiếu của các quốc gia khác thì chắc chắn họ sẽ đổ tiền vào những trái phiếu quốc gia khác có ưu thế hơn.
Ngược lại nếu như lợi tức của Hoa Kỳ hấp dẫn thì dòng vốn sẽ đổ vào Hoa Kỳ và đẩy giá trị của đồng USD lên cao hơn.
Dự báo về lãi suất
Những lãi suất kỳ trước đã được thông báo rồi thì không còn hot nữa và không nhiều người quan tâm mà phần lớn chúng ta sẽ quan tâm đến con số lãi suất sắp tới.
Vì vậy mà những dự đoán, nhưng tin tức liên quan có khả năng ảnh hưởng đến sự điều chỉnh lãi suất luôn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức tổng quan về nước Mỹ và đồng USD, đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Chúng ta hãy chú ý đến các chỉ số có ảnh hưởng nhiều đến đồng USD và nó có trong bảng tin tức kinh tế hàng tuần.