,

Tìm hiểu về Canada và đồng CAD

Một nền kinh tế hàng đầu thế giới và đồng tiền cũng có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường tiền tệ đó là Canada và đồng CAD. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quốc gia láng giềng với Mỹ này.

Tổng quan về Canada

Canada là một quốc gia có lãnh thổ vô cùng rộng lớn, diện tích của nó chỉ sau Nga mà thôi và nó nằm ở vị trí cực Bắc của khu vực Bắc Mỹ.

Canada có 10 tỉnh và 3 vùng liên bang trải dài từ phía Đông là Đại Tây Dương sang phía Tây là Thái Bình Dương, ngoài ra phía của của Canada cũng là Bắc Băng Dương.

Các thông số cụ thể về Canada:

  • Diện tích: 9.984.670 km2
  • Dân số: 38.246.108 (năm 2021)
  • Thủ đô: Ottawa
  • Tiền tệ: Đồng Canadian dollar (CAD)
  • Nhập khẩu chính: Máy móc và phụ tùng cho sản xuất. động cơ và phụ tùng ô tô, câc mặt hàng điện tử, dầu thô, hoá chất, điện năng, hàng tiêu dùng…
  • Xuất khẩu chính: Máy bay, thiết bị viễn thông, đồ điện tử, hoá chất, phân bón, nhựa…
  • Múi giờ: GMT -8, GMT -7, GMT -6, GMT -5, GMT -4

Tổng quan nền kinh tế Canada

Canada là quốc gia pphats triển phần lớn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có với lợi thế về lãnh thổ vô cùng rộng lớn.

Thế nhưng càng về sau thì Canada ý thức được hơn về sự phát triển bền vững và đẩy mạnh cơ cấu các lĩnh vực khác như là sản xuất và dịch vụ để giữ vững vị thế cường quốc của mình.

Dựa theo GDP thì Canada là quốc gia phát triển thứ 9 của thế giới theo thống kê vào năm 2021. Canada cũng là thành viên của G8 – tổ chức có sự tham gia của 8 nước với nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

Canada là nước khai thác vàng với sản lượng lớn thứ bảy và khai thác dầu thô đứng thứ tư trên toàn thế giới.

Cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới thì dù có nền công nghiệp phát triển mạnh hàng đầu thế giới nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP vẫn là ngành dịch vụ. Cụ thể đó là 70% GDP cả nước. Số nhân lực lao động cho ngành dịch vụ cũng chiếm đến 3/4 tức là cứ 4 người thì có 3 người làm việc trong ngành dịch vụ.

Nền kinh tế của Canada thực sự phát triển mạnh kể từ năm 1989 khi mà hiệp định thương mại tự do được thông qua và có hiệu lực. Hiệp định này về cơ bản xoá bỏ các rào cản về thuế quan giữa Canada và Mỹ. Điều này vô cùng quan trọng vì đến 70% hàng hoá xuất khẩu của Canada là đến thị trường Mỹ.

Chính sách tiền tệ và tài khoá

Ngân hàng Trung ương Canada – The Bank of Canada (BOC) chính là đầu não của các chính sách tiền tệ và tài khoá của Canada.

Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ được đưa ra bởi Hội đồng Thống đốc ngân hàng (Governing Council), bao gồm thống đốc, phó thống đốc thường trực và 4 phó thống đốc khác.

Với các ngân hàng Trung ương của quốc gia khác thì thường sẽ có lịch định kỳ để điều chỉnh lãi suất và các chính sách tiền tệ nhưng với ngân hàng Trung ương của Canada thì không có quy định cụ thể về thời gian công bố các chính sách về tiền tệ.

Hội đồng Thống đốc họp mỗi ngày và có thể thay đổi chính sách về tiền tệ bất kỳ lúc nào mà họ cảm thấy cần thiết. Mục tiêu chung của Ngân hàng Trung ương Canada cũng là làm sao để ổn định giá cả hàng hoá và phát triển kinh tế trong tầm kiểm soát.

Mục tiêu lạm phát hằng năm luôn được duy trì trong khoảng từ 1-3%.

Công cụ chính của BOC cũng là lãi suất ngân hàng và các cộng cụ tài chính trong thị trường mở (Open Market Operations).

BOC tiến hành các hoạt động trong thị trường mở của mình với một hệ thống có tên là Large Value Transfer System (LVTS). LVTS xây dựng chính sách để các ngân hàng thương mại Canada có thể tự do vay và cho vay tiền lẫn nhau nhằm bảo đảm các hoạt động thực hiện hằng ngày.

Công cụ lãi suất giúp BOC điều chỉnh lạm phát và sự mất giá của động tiền cũng như là điều tiết hoạt động kinh doanh.

Giả sử như lãi suất hiện tại đang là 1.7% và BOC nhận thấy đồng CAD đang mất giá nhanh hơn mức cho phép, các doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hoá để đảm bảo lợi nhuận và lúc này BOC phải tăng lãi suất lên là 2% để bình ổn giá cả.

Điều này làm hạn chế việc vay vốn của doanh nghiệp và người dân cũng tiết kiệm hơn.

Các thông tin và chỉ số kinh tế liên quan đến đồng CAD

Nhưng tin tức kinh tế quan trọng có liên quan đến đồng CAD như sau:

  • Consumer Price Index (CPI):  Chỉ số giá tiêu cùng luôn là chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến đồng nội tệ và cả chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Chỉ số này cũng liên quan mật thiết đến lạm phát và sự mất giá của tiền tệ.
  • Gross Domestic Product (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội cũng là chỉ số kinh tế rất quan trọng để lo lường sự phát triển của kinh tế chung. Nó phản ánh được nền kinh tế có đang thực sự phát triển hay không và phát triển như thế nào.
  • Trade Balance: Cán cân thương mại ảnh hưởng rất lớn đến Canada, Canada là một nước đi lên từ việc xuất khẩu các tài nguyên quốc gia sẵn có, cho nên nếu như cán cân thương mại gặp vấn đề thì cũng có nghĩa sẽ ảnh hưởng nhiều đến GDP và đến cả những chính sách về tiền tệ.
  • Ivey Purchasing Managers’ Index (PMI): Chỉ số nhà quản lý mua hàng là chỉ số khảo sát về cách nhìn nhận của những người quản lý về tình hình kinh tế hiện tại, họ lạc quan về tình hình kinh tế hay là bi quan.

Lời kết về Canada và đồng CAD

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về đất nước Canada và đồng CAD. CAD cùng với đồng USD chính là hai đại diện lớn nhất của khu vực châu Mỹ trên thị trường tiền tệ nói chung.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *