Chúng ta đã được học về mô hình nến Inside Bar và nếu đã có Inside thì chắc là các bạn sẽ thắc mắc rằng có mô hình Outside bar hay không? Thật tuyệt vời là CÓ. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mô hình nến Outside bar là gì? Đặc điểm cấu tạo cũng như là cách giao dịch với mô hình nến Outside bar như thế nào nhé.
Mô hình nến Outside bar là gì?
Outside bar là một mô hình nến mà bạn có thể gặp rất nhiều trong thực tế, thực chất thì cấu trúc nến Outside bar là một đặc điểm về đồ thị giá hơn là các mô hình nến thiên về giao dịch khác mà chúng ta đã được học.
Một phần là do mô hình nến Outside bar không phải là một mô hình đảo chiều hay là tiếp diễn một cách cố định mà nó có thể xảy ra cả hai trường hợp. Outside bar có rất nhiều vị trí xuất hiện ở nơi tiếp diễn một xu hướng và cũng có nhiều vị trí là đảo chiều xu hướng.
Về cơ bản thì mô hình Outside bar sẽ có hai cây nến trong đó cây nến đầu tiên là một cây nến nhỏ hơn và cây nến thứ hai lớn hơn cây nến thứ nhất và đồng thời có vùng giá bao trọn toàn bộ cây nến thứ nhất.
Sau đây sẽ là hình ảnh mô phỏng về mô hình Outside bar:
Nến Outside bar sẽ phân ra làm hai dạng đó là:
- Mô hình nến Bullish Outside bar: Mô hình này sẽ có cây nến Outside (nến bên phải – nến thứ hai) là một nến tăng giá. Không quan trọng màu nến thứ nhất.
- Mô hình nến Bearish Outside bar: Đây là mô hình nến có cây nến Outside là một nến giảm giá. Không quan trọng màu nến thứ nhất
Ở hình trên là một hình ảnh mô phỏng tổng quát còn thông thường thì chúng ta sẽ gặp dạng nến mà giá mở cửa của cây nến thứ hai là giá đóng cửa của cây nến thứ nhất. Như hình bên dưới đây
Sau đây là một ví dụ thực tế về mẫu hình nến Outside bar:
Các mô hình nến Outside bar trong hình trên là những vị trí được khoanh đường đứt đoạn. Có thể thấy rằng Outside bar có hình dạng muôn màu muôn vẻ và không phải mô hình nào cũng có giá trị và ý nghĩa như nhau.
Trong giao dịch chúng ta cần chọn lựa những mẫu Outside bar có ý nghĩa thật sự đối với việc phân tích giao dịch cũng như là ở những vị trí hợp lý.
Đặc điểm cấu tạo của mô hình nến Outside bar
Ở trên chúng ta đã hiểu cơ bản về cấu trúc của một mô hình nến Outside bar là như thế nào rồi. Tuy nhiên vẫn còn có một số vấn đề chúng ta cần làm rõ hơn. Cụ thể về đặc điểm và tiêu chuẩn để cấu tạo lên một mô hình nến Outside bar đó là:
- Hai cây nến không nhất thiết phải là cây nến khác màu, tức là một nến tăng và một nến giảm mà nó có thể là cả hai cây nến tăng hoặc hai cây nến giảm.
Cụ thể dưới đây là hình ảnh mô phỏng
Khi này thì mô hình nến bên trái sẽ là Bearish Outside bar vì đơn giản là cây nến thứ hai là nến giảm, mô hình nến bên phải sẽ là Bullish Outside bar vì cây nến thứ hai là nến tăng. - Không quan trọng thân cây nến sau phải bao phủ thân cây nến trước mà điểm mấu chốt đố là giá cao nhất của cây nến thứ hai phải cao hơn giá cao nhất của cây nến thứ nhất. Giá thấp nhất của cây nến thứ hai phải thấp hơn giá thấp nhất của cây nến thứ nhất.
- Hầu hết các trường hợp thì nến Outside bar là những mầu hình nến mà chúng ta đã học như là Bullish Engulfing (Bao trùm tăng) hay là Bearish Engulfing (Bao trùm giảm). Thế nhưng các mô hình nến bao trùm tăng hay bao trùm giảm thì chưa chắc đã là nến Outside bar
Hình dưới đây là một ví dụ về các mô hình nến bao trùm nhưng lại không phải là Outside bar.
Mô hình bên trái là bao trùm tăng và bên phải là bao trùm giảm nhưng nó không phải là Outside bar vì với trường hợp bao trùm tăng thì giá thấp nhất của nến thứ hai cao hơn giá thấp nhất của nến thứ nhất. Trường hợp bao trùm giảm thì giá cao nhất nến thứ hai lại thấp hơn giá cao nhất của nến thứ nhất
Trong khi đó thì các mô hình nến bao trùm là xét trên phương diện thân nến chứ không xét cả bóng nến như đối với mô hình nến Outside bar
Ý nghĩa của mô hình nến Outside bar
Nếu như trong một xu hướng tăng thì đa phần là cây nến sau sẽ cao hơn nến trước cả về giá thấp nhất và cao nhất. Ngược lại với thị trường giảm thì cây nến sau sẽ thấp hơn cây nến trước cả về giá cao nhất và thấp nhất.
Điều này có nghĩa là với xu hướng tăng giá (Bull trend) thì cây nến sau sẽ có xu hướng phá vỡ đỉnh của cây nến trước, còn với thị trường giảm giá (Bear trend) thì cây nến sau sẽ có xu hướng phá vỡ đáy của cây nến trước đó.
Trong khi đối với cây nến Outside bar thì nó lại phá vỡ cả hai đầu của cây nến, điều này chứng tỏ một sự biến động giá lớn và có nhiều giao dịch được diễn ra nhưng lại không thống nhất về hướng đi.
Với mô hình nến Inside Bar thì nó thể hiện sự không rõ ràng xu hướng và sự chững lại của thị trường trong khi với mô hình Outside bar thì nó cũng thể hiện sự không rõ ràng xu hướng nhưng lại là không xu hướng do sự biến động mạnh về cả hai hướng của thị trường.
Dù vậy thì kết quả của cây nến thứ hai vẫn sẽ cho chúng ta thấy được sự thắng thế của một phe. Cụ thể đó là:
- Mô hình Bullish Outside bar sẽ là sự thắng thế của phe mua với một cây nến tăng mạnh dù rằng ban đầu có sự lấn át của phe bán nhưng sau đó thì giá đã đảo chiều tăng mạnh.
- Mô hình Bearish Outside bar sẽ là sự chiếm ưu thế của bên bán khi cây nến thứ 2 là một nến giảm lớn dù cho ban đầu bên mua chiếm một chút ưu thế khi giá phá vỡ đỉnh của cây nến trước đó.
Dù vậy thì cây nến thứ hai không phải lúc nào cũng là nến tăng mạnh hoặc giảm mạnh mà nó còn có thể là những cây nến có thân rất nhỏ hay thậm chí là Doji.
Hình trên chúng ta thấy rằng cây nến Outside có bóng nến trên và dưới rất dài nên dù có biến động lớn về giá nhưng rốt cuộc thì không có sự thắng thế thực sự của một bên nào cả.
Do đó việc đánh giá về xu hướng thị trường sẽ phụ thuộc nhiều vào hình dạng của cây nến thứ hai.
Thường thì những mô hình nến Outside bar có ý nghĩa đối với giao dịch phải là những mô hình nến mà có thân nến thứ hai lớn và bao trùm toàn bộ thân của cây nến thứ nhất, lý tưởng nhất là bao trùm toàn bộ cây nến thứ nhất.
Còn những mô hình Outside bar mà nến thứ hai có thân nhỏ như ở trên thì chúng ta sẽ không sử dụng.
Cách sử dụng nến Outside bar trong giao dịch
Đối với cây nến Outside bar thì chúng ta sẽ có một số cách áp dụng như sau vào trong công việc giao dịch của mình.
Giao dịch đảo chiều xu hướng
Với cách giao dịch đảo chiều này với mô hình Outside bar thì chủ yếu là các mô hình Outside bar thoả điều kiện của mô hình nến đảo chiều quen thuộc Bullish Engulfing và Bearish Engulfing.
Việc giao dịch với các mô hình nến này các bạn có thể đọc trong những bài viết của từng mô hình cụ thể và Thgold sẽ không trình bày chi tiết ở đây nữa.
Nến Outside bar phá vỡ ngưỡng kháng cự hỗ trợ
Nếu như xuất hiện một cây nến Outside bar tại vị trí phá vỡ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thì đó thường là những cú phá vỡ thành công và sau đó giá đi một cách rất dứt khoát chứ không có nhiều khả năng thị trường rơi vào trạng thái giằng co sideway ở các ngưỡng hỗ trợ kháng cự hay là giá đảo chiều quay trở lại.
Sau đây là ví dụ cho các bạn thấy điều này:
Ở trên là mẫu hình Bearish Outside bar với cây nến Outside phá vỡ ngưỡng hỗ trợ một cách mạnh mẽ, mô hình Outside bar coi như là một mô hình tiếp diễn và sau đó thì chúng ta thấy rằng giá đã giảm sâu.
Tiếp theo là một ví dụ trong trường hợp xu hướng tăng đồng thời chúng ta có thể có cơ hội giao dịch vào lệnh:
Ở trên là một mô hình nến Bullish Outside bar với cây nến tăng lớn phá vỡ ngưỡng kháng cự. Sau đó chúng ta thấy giá đã hồi về ngưỡng kháng cự này.
Lần hồi về thứ nhất thì hình thành lên mô hình Morning star và chúng ta có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu tăng. Lần hồi về thứ hai là một mô hình Bullish Harami.
Lời kết
Trên đây THGOLD đã chia sẻ chi tiết về mô hình nến Outside bar đến tất cả bạn đọc. Đây là mô hình mà bạn sẽ gặp vô cùng nhiều trong biểu đồ giá và các bạn hãy chú ý để khai thác những thông tin mà mô hình giá này mang lại để phục vụ cho công việc phân tích nhé.
>> Xem thêm: Vòng tròn phân tích giao dịch