Những lý do khiến người giao dịch Forex thất bại là gì?

Đối với những người mới bước chân vào con đường giao dịch Forex thì có rất nhiều những sai lầm mắc phải để từ từ chúng ta sẽ ngộ ra trong quá trình giao dịch, nhận ra vấn đề và sửa sai là một quá trình phát triển và hoàn thiện với nghề trading. Trong bài viết này THGOLD xin chia sẻ những lý do chủ yếu khiến người giao dịch Forex thất bại.

Nội dung

Vấn đề về quản lý vốn

Đôi khi sự thua lỗ của một trader lại không đến từ việc không có phương pháp giao dịch đúng mà lại đến từ việc quản lý vốn dù cho bạn có một hệ thống và kế hoạch giao dịch rất hoàn hảo.

Tương quan giữa khối lượng lệnh và số vốn

Một lỗi lớn nhất với các trader khiến họ nhanh chóng bị bốc hơi tài khoản một cách nhanh nhất đó là họ có số dư tài khoản không tương xứng với khối lượng giao dịch các lệnh của họ.

Chẳng hạn như bạn có tài khoản và số dư chỉ là $1,000 USD những mà bạn lại dùng đòn bẩy rất cao để hạn chế số tiền ký quỹ và có thể giao dịch với các lệnh 0.1 lot (tương đương 10,000 đơn vị tiền tệ) hay thậm chí là 1 lot (tương đương với 100,000 đơn vị tiền tệ).

Rõ ràng như vậy là quá sức chịu đựng của một tài khoản chỉ có 1,000 $.

Với một tài khoản là $1,000 thì có lẽ bạn chỉ phù hợp để giao dịch khối lượng là 0.01 Lot (1000 đơn vị tiền tệ) mà thôi.

Các bạn  nên nhớ rằng số dư tài khoản và mối tương quan với khối lượng lệnh được mở không liên quan gì đến đòn bẩy nhé, tuy nhiên nó chỉ có một chút mối liên hệ.

Giả sử tài khoản của bạn là $1,000, bạn giao dịch với 0.01 Lot USD với đòn bẩy là 100:1 thì có nghĩa là bạn phải ký quỹ (Margin) là 10$ đáp ứng số tiền cần có để thực hiện giao dịch là $1,000 cho 0.01 Lot.

Còn giả sử ở trên thay vì chúng ta sử dụng đồn bẩy 100:1 thì chúng ta sử dụng đòn bẩy 200:1 thì lúc này ta cần ký quỹ là 5$.

Và khi hai lệnh này được mở thì số tiền lãi hay lỗ là như nhau, ví dụ lệnh của tài khoản 100:1 đang lời $8 thì lệnh của bên tài khoản đang sử dụng đòn bẩy 200:1 cũng sẽ lời $8. Nó chỉ khác nhau ở số tiền ký quỹ mà thôi.

Số dư tài khoản cũng sẽ ảnh hưởng một chút tới đòn bẩy và khối lượng, chẳng hạn như bạn có tài khoản với số dư là $1,000 mà sử dụng đòn bẩy là 1:1 thì chúng ta sẽ không thể thực hiện được lệnh có khối lượng 0.01 Lot vì lúc này số tiền ký quỹ là Maximum của số dư.

Do đó ngoài việc chọn lựa đòn bẩy phù hợp thì dù có là đòn bẩy nào đi chăng nữa bạn vẫn phải chú ý đến tính tương quan giữa số vốn của bạ với khối lượng lệnh giao dịch được mở.

Sử dụng đòn bẩy quá lớn

Ở trên chúng ta đã nói đến đòn bẩy Leverage rồi nhưng chúng ta chưa nói đến một khía cạnh khác của đòn bẩy đó là bạn có thể vào được nhiều lệnh hơn nếu sử dụng đòn bẩy cao.

Chẳng hạn bạn có số vốn là $10,000:

  • Nếu bạn sử dụng đòn bẩy 500:1 thì có nghĩa là nếu lệnh khối lượng là 1 lot USD tức là 100,000 USD bạn sẽ phải ký quỹ chỉ là 200$ mà thôi
  • Nhưng nếu bạn sử dụng đòn bẩy là 100:1 thì với lệnh tương tự như trên bạn sẽ ký quỹ là $1,000 và nó gấp 5 lần so với việc sử dụng đòn bẩy là 500:1

Như vậy khi đó ở tài khoàn đầu tiên, với số tiền ký quỹ là $1,000 thì bạn có thể đặt được đến 5 lệnh như vậy trong khi tài khoản 2 với $1,000 chỉ đặt được 1 lệnh mà thôi.

Nhưng chính vì có thể đặt được nhiều lệnh như thế mà nó là con dao 2 lưỡi, thường thì hại nhiều hơn lợi vì nếu như các lệnh đi ngược lại với mong muốn của bạn thì tài khoản sẽ nhanh chóng bốc hơi về con số 0.

Do đó chúng ta luôn phải có quy tắc nhằm giới hạn số lệnh giao dịch cùng lúc để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn, đồng thời bạn nên sử dụng đòn bẩy vừa phải chẳng hạn như là 50:1 hoặc là 100:1

Không đặt Stop loss

Lỗi thứ hai mà gần như hầu hết những người mới hay đôi khỉ cả những người giao dịch lâu năm đó là không có đặt mức Stop loss cụ thể nào.

Nhiều người rất sợ gặp phải lệnh thua lỗ cho nên không muốn đặt một mức stop loss và nghĩ rằng nếu giá có đi ngược lại với lệnh đã vào thì nó cũng chỉ là tạm thời và sau đó lệnh sẽ có lợi nhuận và họ tiến hành chốt lời.

Đây rõ ràng là một điều cực kỳ nguy hiểm và không phải lúc nào giá cũng dao động lên xuống như bạn nghĩ mà nó sẽ đi ngược hẳn với lệnh giao dịch của bạn luôn, khiến cho bạn không thể nào chịu nổi mức thua lỗ đó và dẫn đến cháy tài khoản.

Đôi khi nhiều người trong chúng ta thừa biết điều đó những mà vẫn không đặt stop loss vì tư tưởng cầu may vẫn luôn tồn tại trong chúng ta.

Nếu giao dịch theo Price Action thì bạn sẽ luôn có được điểm dừng lỗ khoa học và hiệu quả nhất dựa theo hành động giá.

Nhồi nhét cho hệ thống giao dịch

Các bạn mới thường muốn cho hệ thống giao dịch của mình trở nên thật là thần thánh, có thể phát hiện ra điểm vào lệnh chính xác với tổng hợp các tín hiệu chỉ báo đưa ra.

Thế nhưng không bao giờ các chỉ báo có thể cho tín hiệu được một cách nhất quán và ở đó còn có những chỉ báo trễ và chỉ báo sớm.

Việc nhồi nhét vào hệ thống giao dịch thật nhiều chỉ báo hay các công cụ khác lại không hề đem đến hiệu quả cho bạn mà còn gây phản tác dụng giống như ăn nhiều quá thì bạn sẽ bị bội thực, bị đầy bụng và bị đau dạ dày…

Trong giao dịch sự đơn giản hoá mới là chân lý, nhưng để đạt được sự đơn giản đó cũng là cả một quá trình vì đến lúc đó là lúc mà ta cảm nhận được cái gì nên giữ và cái gì nên bỏ đi.

Phương pháp Price Action chính là thứ có thể thực hiện được điều đó nhanh nhất khi mà bạn có thể chẳng cần dùng bất cứ chỉ báo nào cũng có thể thực hiện phân tích và giao dịch được dựa trên thuần biểu đồ nến.

Không coi giao dịch là một công việc nghiêm túc

Nhiều người dùng từ ngữ hoặc là luôn tư duy trong đầu đó là “chơi” Forex chứ không bao giờ nghĩ đó là công việc cả, bởi vì đôi khi tiền bạn có thể kiếm được rất dễ dàng sau một vài phút nên người ta nghĩ nó đơn giản như chơi.

Nhưng rõ ràng kiểu giao dịch hời hợt như vậy không bao giờ có thể tồn tại lâu được nếu như chúng ta không coi đó là công việc.

Khi xem việc giao dịch hay đầu tư Forex là công việc nghiêm túc thì bạn sẽ phải tập trung vào kế hoạch giao dịch một cách chi tiết, tập trung vào quản lý vốn và kỷ luật giao dịch chặt chẽ.

Nếu thực sự nghiêm túc thì bạn sẽ dành thời gian cho nó rất nhiều, thời gian mà bạn phân tích để vào lệnh đôi khi chỉ chiếm phần rất nhỏ trong toàn bộ quá trình đó, quan trọng hơn cả đó chính là thời gian bạn nhìn nhận, phân tích và đánh giá lại những lệnh giao dịch mà mình đã thực hiện, từ đó có những đúc kết và cải thiện cho tương lai.

Bạn có thực sự kỷ luật?

Chung quy lại thì các yếu tố mà chúng ta đã nêu ở trên cũng thuộc trong phạm vi của sự kỷ luật, chính sự kỷ luật mới ép chúng ta vào trong một khuôn khổ và từ đó việc giao dịch được chúng ta thực sự kiểm soát chứ không còn mang tính hên xui nữa.

Để có thể thực hiện kỷ luật một cách chuẩn chỉnh và chặt chẽ thì nó thường không thể có ở ngay lúc đầu mà nó là cả một quá trình bạn cải thiện và tối ưu.

Không ai là không mắc sai lầm khi mới chân ướt chân ráo bước chân vào một lĩnh vực nào đó. Vì vậy bạn hãy cứ đón nhận những sai lầm một cách tự nhiên nhưng phải luôn nhắc nhở bản thân về sự kỷ luật và nguyên tắc.

Lời kết

Trên đây THGOLD đã gửi đến bạn đọc những vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất dẫn đến việc giao dịch Forex thất bại. Các bạn hãy xem mình có đang mắc phải các vấn đề này không và tập trung vào cải thiện nó nhé.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *