,

Nến Nhật là gì? Cấu trúc của nến Nhật

Với những người theo trường phái giao dịch Price Action (Hành động giá) thì có lẽ không bao giờ có thể thiếu được những cây nến Nhật trên biểu đồ giá, nó là nền tảng cho phần tích Price Action. Vậy thì đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về nến nhật là gì cũng như là cấu trúc và ý nghĩa mà nó nói cho chúng ta về giao dịch là như thế nào. mô hình nến nhật là gì biểu đồ nến nhật là gì

Lịch sử hình thành của nến nhật (Japanese Candlestick)

Sở dĩ gọi là nến Nhật bởi vì dạng biểu thị giá này có nguồn gốc đến từ Nhật Bản. Theo tương truyền thì nó được phát minh bởi một thương nhân có tên là Munehisa Homma (1724-1803).

Ông là một nhà buôn gạo tài ba ở khu vực Sakata, Nhật Bản dưới triều đại của Tokugawa Shogunate.

Do đặc thù của các yếu tố địa chính trị và kinh tế thời điểm đó mà ở Nhật Bản hình thành một thị trường giao dịch có kỳ hạn đó là các hợp đồng tương lại về mua bán gạo của các thương nhân.

Munehisa Homma nhận thấy rằng mặc dù giá gạo trên thị trường có thể do cung cầu quyết định nhưng giá cả trên hợp đồng tương lại thì bị chi phối bởi cảm xúc của các thương nhân là chính.

Đồng thời nó có gì đó ảnh hưởng bởi giá của quá khứ, chẳng hạn nhiều người giao dịch gạo cũng sẽ nhớ đến những diễn biến giá gạo trong quá khứ để ước chừng giá thoả thuận mua bán trong các hợp đồng tương lai.

Ông bắt đầu nghiên cứu và ghi chép lại sự biến động giá đó và rồi đưa ra các phân tích cho giá có thể xảy ra trong tương lai.

Chính trong quá trình đó mà không đã phát minh ra mô hình nến nhật để biểu thị cho sự biến động giá cả của gạo.

Nhưng có lẽ để Munehisa Homma phát minh ra mô hình nến Nhật và áp dụng vào giao dịch thị trường gạo cũng là một thành quả của nhiều đời phát triển từ trước và đặt nền tảng để ông có thể kế thừa và phát huy.

Những bí quyết giao dịch này được giữ kín trong thời gian dài cho đến khi sau này sự giao thương giữa Nhật Bản với các nước phương Tây ngày càng mở rộng.

Nhiêu thương nhân ở phương Tây bắt đầu khám phá ra cách giao dịch với biểu đồ nến nhật mà người đi đầu trong việc phổ biến rộng rãi nó là Steve Nison.

Ông đã viết một cuốn sách chuyên về nến Nhật có tên là Japanese Candlestick Charting Techniques. Bản thân Steve Nison cũng cho rằng ông không chắc rằng người Nhật có thực sự dùng công cụ nến Nhật đúng 100% như những gì ông đã trình bày nhưng ngày nay kiến thức về nến Nhật của Steve Nison được sử dụng phổ biến toàn cầu và trong bất kỳ một thị trường nào.

Bắt đầu từ những năm 90 thì biểu đồ nến nhật có thể thấy ở mọi nơi và gần như ai cũng sử dụng biểu đồ giá bằng mô hình nến Nhật chứ ít khi sử dụng biểu đồ đường hay biểu đồ thanh.

Cấu tạo của nến Nhật là gì?

Mỗi cây nến nhật sẽ có thể thể hiện rõ ràng 4 mức giá khác nhau:

  • Giá mở cửa
  • Giá đóng cửa
  • Giá cao nhất
  • Giá thấp nhất

Với 4 mức giá này thì tuỳ theo biến động thị trường mà sẽ tạo ra vô số các kiểu dáng nến khác nhau, nhưng về cơ bản thì nó sẽ cồm có nến tăng, nến giảm và nến không xu hướng.

Ngoài ra một cây nến nói chung sẽ có 3 phần đó là:

  • Bóng nến trên hay có thể gọi là đuôi nến trên. Đây là khoảng cách giữa phần trên của thân nến với giá cao nhất của cây nến
  • Thân nến là phần khoảng cách giữa giá mở cửa và đóng cửa
  • Bóng nến dưới hay chân nến dưới là phần khoảng cách giữa phần dưới của thân nến với giá thấp nhất.

Chúng ta sẽ đi vào cụ thể từng loại nến một —Nến nhật là gì—

Nến Nhật tăng

Nến tăng tiếng Anh gọi là nến Bullish. Cấu trức cơ bản của một cây nến Nhật tăng giá như sau:

Với cây nến tăng thì giá mở cửa sẽ thấp hơn giá đóng cửa, biểu thị kết quả chung của phiên đó là giá tăng so với ban đầu.

Ngoài ra thì cây nến tăng có thể có những trường hợp như sau:

Trường hợp trên là cây nến tăng mà không có bóng nến dưới, có nghĩa rằng giá mở cửa và giá thấp nhất là trùng nhau.

Điều đó biểu thị trường khi mở cửa phiên này thì giá không có thời điểm nào giảm xuống dưới mức giá mở cửa mà chỉ có tăng lên trên.

Ở trường hợp trên thì là cây nến tăng mà không có bóng nến trên, tức là giá đóng cửa trùng với giá cao nhất của cây nến.

Điều này có nghĩa là trước khi kết thúc cây nến thì giá đã tăng một mạch thẳng đứng và không hề có sự hồi về của giá cho nên không xuất hiện đuôi nến trên.

Trường hợp trên là kiểu nến tăng mà trong đó không có bóng nến trên và bóng nến dưới, khi này thì giá mở cửa và giá thấp nhất sẽ trùng nhau, giá đóng cửa và giá cao nhất trùng nhau.

Với kiểu nến này thì dường như giá có sự tăng rất dứt khoát, không có sự dao động lên xuống của giá nhiều và từ khi mở cửa cho đến khi đóng cửa hầu hết là sự tăng giá liên tục.

Nến Nhật giảm

Với cây nến giảm giá thì giá mở cửa sẽ cao hơn giá đóng cửa, trong tiếng Anh ta gọi là nến Bearish, câu trúc cụ thể của một cây nến Bearish sẽ như sau: —Nến nhật là gì—

Như vậy điểm khác biệt chính tạo ra nến giảm so với nến tăng đó chính là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, kết quả là toàn phiên giao dịch giá đã giảm so với ban đầu.

Ngoài ra thì nến giảm sẽ tương tự như nến tăng có một số dạng biến thể như sau: —Nến nhật là gì—

Cây nến giảm không có bóng nến dưới tức là trước khi phiên đóng cửa thì giá đã giảm mạnh mà không có cú hồi về nào, dẫn đến giá đóng cửa và giá thấp nhất là trùng nhau.

Cây nến giảm mà không có bóng nến trên là cây nến mà trong đó giá mở cửa và giá cao nhất là trùng nhau, tức là ngay sau khi mở cửa phiên thì giá đã giảm ngay lập tức mà không có sự dao động lên xuống, từ đó mà nó không tạo ra bóng nến trên.

Cây nến giảm mà không có bóng nến, đây gọi là nến Bearish Marubozu, tức là cây nến mà sau khi mở cửa thì liền giảm một mạch cho đến khi đóng cửa mà không có nhiều sự dao động lên xuống, khiến cho cây nến không có bóng nến trên lẫn dưới.

Nến nhật không xu hướng

Chúng ta thấy một cây nến không xu hướng trông nó mảnh mai mỏng manh như cái cây khô trước gió vậy.

Đặc điểm của cây nến này là giá mở cửa và giá đóng cửa là trùng nhau, tức là sau khi mở cửa thì giá có sự dao động lên xuống nhưng cuối cùng thì nó vẫn kết thúc về gần mức giá mở cửa khi phiên của cây nến kết thúc.

Người ta còn gọi cây nến dạng này là nến Doji.

Lời kết nến nhật là gì

Trên đây là kiến thức cơ bản về nến Nhật là gì cũng như là cấu tạo của nến Nhật gồm có những thành phần nào, với những hiểu biết nền tảng cơ bản về nến nhật này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong tư duy về phân tích Price Action và đọc vị được cả tâm lý đằng sau thị trường mà chúng ta sẽ học kỹ hơn ở bài học sau.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *