Momentum là gì? Tìm hiểu cách sử dụng chỉ báo Momentum

Chúng ta đã học qua khá nhiều chỉ báo động lượng để biểu thị được độ biến động của thị trường nhưng sẽ là thiếu sót nếu chưa nói đến chỉ báo Momentum. Vậy Momentum là gì? và chỉ báo này được sử dụng với ý nghĩa như thế nào chúng ta hãy cùng Thgold tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Momentum là gì?

Momentum theo tiếng Anh nghĩa là động lượng. Trong thị trường tài chính thì ta hiểu momentum như là một sức mạnh của xu hướng, độ biến động lớn hay nhỏ của giá.

Chỉ báo Momentum biểu thị tốc độ tăng hay giảm giá của một sản phẩm tài chính và dựa vào đó chúng ta có thể ăn theo xu hướng giá của nó.

Sau đây là hình ảnh ví dụ về chỉ báo Momentum trong thực tế:

Chúng ta thấy rằng đường chỉ báo Momentum sẽ có xu hướng dao động xung quanh ngưỡng 100.

Cách cài đặt chỉ báo Momentum trong phần mềm MT4 và MT5

Để cài đặt chỉ báo momentum vào trong phần mềm MT4 và MT5 là tương đối đơn giản. Cách thực hiện ở MT4 và MT5 là tương tự nhau nên chúng ta sẽ thực hiện hướng dẫn trên phần mềm MT4

Có 2 cách dễ dàng để có thể cài đặt chỉ báo Momentum vào biểu đồ giá. Cụ thể cách thứ nhất đó là vào menu Insert —> Indicators —> Oscillators —> Momentum.

Hoặc cách thứ hai như sau:

Tại cửa sổ Navigator chúng ta chọn mục Indicators —> Oscillators —> Momentum.

Sau đó nó sẽ hiện ra một của sổ để chúng ta có thể tuỳ chỉnh chỉ báo Momentum như sau:

cách chèn chỉ báo Momentum vào biểu đồ giá

Chúng ta có thể đièu chỉnh chu kỳ hay số phiên được sử dụng để tính toán cho chỉ báo Momentum tại mục Period.

Mục Apply to để chỉ giá áp dụng vào tính toán chỉ báo Momentum. Theo mặc định sẽ là sử dụng giá đóng cửa.

Phần Style là cách thể hiện của đường Momentum.

Đặc biệt với chỉ báo này thì chúng ta không nên để mặc định mà nên thêm một ngưỡng quan trọng là 100 để chúng ta dễ dàng quan sát và phân tích. Để thêm ngưỡng 100 chúng ta chuyển sang tab Level.

cái đặt chỉ báo Momentum

Chúng ta nhấn “Add” rồi điền 100 và nhấn OK là hoàn tất việc chèn chỉ báo vào trong biểu đồ giá.

Cách sử dụng chỉ báo Momentum

Để sử dụng chỉ báo Momentum một cách hiệu quả thì chúng ta cần phải hiểu nó mang lại những thông tin và ý nghĩa gì cho việc giao dịch của bạn.

  • Khi chỉ báo Momentum nằm trên ngưỡng 100 hoặc là từ vùng dưới 100 đi lên vùng trên 100 thì có nghĩa là thị trường trong một xu hướng tăng
  • Khi chỉ báo Momentum nằm dưới ngưỡng 100 hoặc là từ vùng trên 100 đi xuống vùng dưới 100 thì có nghĩa là thị trường trong một xu hướng giảm.
  • Ngoài ra thì chỉ báo Momentum cũng cho tín hiệu phân kỳ và hội tụ một cách rất hiệu quả để dự đoán về tín hiệu đảo chiều của xu hướng hoặc các sóng điều chỉnh.

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum cho chúng ta những tín hiệu rất tuyệt vời và thú vị, từ đó việc giao dịch với chỉ báo Momentum cũng là rất hiệu quả, sau đây là một số cách để chúng ta có thể giao dịch với chỉ báo Momentum.

Giao dịch với điểm giao cắt của chỉ báo Momentum và ngưỡng 100

Để giao dịch với chỉ báo Momentum theo cách giao cắt với ngưỡng 100 thì chúng ta lưu ý như sau:

  • Khi mà đường Momentum từ dưới cắt lên trên ngưỡng 100 thì chúng ta tìm kiếm nến tín hiệu tăng để vào lệnh, nến này phải là nến sau nến của điểm giao cắt để xác nhận chính xác là chỉ báo Momentum đã cắt lên trên. Chúng ta vào lệnh trường hợp này khi thị trường trong xu hướng tăng
  • Ngược lại, khi mà đường Momentum từ trên cắt xuống dưới ngưỡng 100 thì chúng ta tìm kiếm nến tín hiệu giảm để vào lệnh, nến này phải là nến sau nến của điểm giao cắt để xác nhận chính xác là chỉ báo Momentum đã cắt xuống dưới. Chúng ta vào lệnh trường hợp này khi thị trường trong xu hướng giảm.

Sau đây là các ví dụ cụ thể:

Momentum với lệnh bán:

Ở trên chúng ta có hai vị trí có điểm giao cắt của đường Momentum từ trên xuống dưới, tuy nhiên vị trí đầu tiên cho cây nến tín hiệu không được đẹp cho lắm vì là nến rất nhỏ và khả năng thị trường vẫn còn đang đi ngang.

Đến vị trí giao cắt thứ hai thì chúng ta có thể thấy là biểu đồ giá đã xuất hiện cây nến tín hiệu rất đẹp trong mô hình nến Evening star. Chúng ta sẽ vào lệnh với cây nến tín hiệu này.

Momentum với lệnh mua:

Ở vị trí giao cắt đầu tiên chúng ta thấy là nến tín hiệu này không phải là một nến đẹp khi có bóng nến trên rất dài, ngoài ra thông thường cách giao dịch này thì đường Momentum nên phải duy trì ở dưới một thời gian chứ không phải là mới cắt xuống rồi lại cắt lên như vị trí 1 này sẽ không cho tín hiệu mạnh.

Đến vị trí số 2 thì momentum đã xuống dưới ngưỡng 100 một thời gian tương đối dài và cắt lên trên ngưỡng 100 cho nên tín hiệu này là đáng tin cậy hơn.

Chúng ta có cây nến tín hiệu là một nến Pin bar khá đẹp và có thể đặt lệnh với cây nến này.

Giao dịch với sự phân kỳ và hội tụ Momentum

Giống như các chỉ báo động lượng khác như RSI, Stochastic, MACD thì chỉ báo Momentum cũng cho chúng ta tín hiệu về sự phân kỳ và hội tụ để giao dịch với các vùng đảo chiều tiềm năng.

Sau đây sẽ là ví dụ về giao dịch với phân kỳ và hội tụ của chỉ báo Momentum.

Sau khi xuất hiện tín hiệu hội tụ và đường Momentum cũng đang hướng lên trên thì chúng ta có cơ sở để vào một lệnh mua. Khi xuất hiện cây nến tín hiệu tăng trong mẫu hình nến Piercing pattern thì chúng ta sẽ vào lệnh với nến tín hiệu này.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng tín hiệu phân kỳ hội tụ của chỉ báo Momentum có nhiều trường hợp cho tín hiệu giả hơn so với các chỉ báo khác. Dưới đây là một ví dụ

Dù xuất hiện nhiều tín hiệu hội tụ liên tiếp nhưng mà giá vẫn tiếp tục giảm và các lệnh mà chúng ta vào trước đó đều bị thua lỗ.

Những trường hợp như thế này thì các tín hiệu phân kỳ và hội tụ ở những chỉ báo khác như RSI, MACD, Stochastic không phải là không có nhưng chúng ta sẽ thấy nó nhiều hơn ở chỉ báo Momentum.

Lời kết

Trên đây là chi tiết những kiến thức có liên quan đến chỉ báo Momentum cũng như là ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo này. Đây cũng là một chỉ báo rất hữu ích và cho ta những tín hiệu giao dịch chất lượng. Bạn có thể xem xét và tích hợp chỉ báo này vào hệ thống giao dịch của mình.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *