Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Stop loss và các vấn đề liên quan giúp bạn quản lý vốn một cách hiệu quả. Trong bài viết này chúng ta tiếp tục đến với một cách quản lý vốn nữa giúp bạn có thể tối ưu được lợi nhuận đó là mở rộng và thu hẹp vị thế giao dịch.
Cụ thể trong tiếng Anh chúng ta gọi đó là Scaling in và Scaling out. Vậy cụ thể Scaling là gì hay thay đổi quy mô vị thế là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Scaling là gì? mở rộng và thu hẹp vị thế là gì?
Scaling có nghĩa là chúng ta thay đổi kích cỡ, khối lượng của lệnh giao dịch so với ban đầu khi chúng ta vào lệnh.
Chẳng hạn như khối lượng giao dịch ban đầu của bạn là 1 lot và sau đó bạn vào thêm 0.2 lot nữa chẳng hạn thì có nghĩa là chúng ta mở rộng quy mô vị thế mà chúng ta đang mở, hoặc gọi là Scaling in.
Ngược lại nếu như ban đầu chúng ta vào 1 Lot nhưng sau đó chúng ta đóng một phần lại, chẳng hạn như 0.2 Lot thì lúc này lệnh đang mở chỉ còn khối lượng là 0.8 Lot mà thôi thay vì 1 Lot như ban đầu, cái này gọi là Scaling out.
Ý tưởng ở đây đó là chẳng hạn như khi giá đã đi theo hướng bạn mong muốn và có lợi nhuận thì bạn có thể tiến hành đóng một phần lệnh để đảm bảo rằng đã có lợi nhuận chốt ở lệnh này.
Sau đó với số khối lượng giao dịch còn lại thì chúng ta đương nhiên vẫn hy vọng nó tiếp tục tạo thêm lợi nhuận nhưng ở đây ta đề phòng trường hợp giá quay đầu đi theo hướng tiêu cực thì chúng ta sẽ không bị mất hoàn toàn số lọi nhuận đã có.
Trong khi bên tăng quy mô giao dịch thì ngược lại thuộc về nhóm người tham lam hơn. Có thể là họ rất tự tin với bối cảnh thị trường hiện tại và muốn tối đa lợi nhuận nhất có thể.
Khi này thì sau khi lệnh đã có lợi nhuận tương đối và thường thì lúc này chúng ta đã dịch chuyển Stop loss về mức bảo toàn vốn. Sau đó thì chúng ta sẽ vào thêm khối lượng nhất định để tăng quy mô vị thế hiện có lên.
Ví dụ về thu hẹp quy mô vị thế (Scaling out)
Giả sử bạn có một tài khoản với số dư là 10,000 USD, bạn vào một vị thế Long (mua) với khối lượng là 0.1 Lot cho cặp tiền EUR/USD tại mức giá là 1.2000
Bạn sẽ đặt Stop loss tại mức giá là 1.1900 và Take profit tại mức giá là 1.2300, tức là chúng ta có tỷ lệ Reward/Risk là 3:1 với lợi nhuận tiềm năng là 300 Pips.
Giá trị mỗi Pip với cặp tiền EUR/USD như chúng ta biết đó là 0.0001 USD và nếu như khối lượng là 0.1 Lot tức là 10,000 đơn vị tiền tệ thì có nghĩa là 1 Pips sẽ có giá trị là $1.
Vậy lợi nhuận kỳ vọng đó là $300 còn rủi ro tiềm ẩn đó là $100.
Đến khoảng 2 ngày sau thì bạn thấy rằng lệnh đi theo đúng như những gì bạn dự đoán và giá tăng lên đến mức là 1.2150 chẳng hạn. Tức là chúng ta đã có 1.5% lợi nhuận trên vốn.
Nhưng sau đó đến ngày có tin tức thì bạn xem các phân tích có dự đoán rằng khả năng là đồng USD sẽ tăng giá trị do lãi suất có thể tăng. Như vậy thì đồng nghĩa cặp tiền EUR/USD đối mặt với nguy cơ tỷ giá bị suy giảm.
Tuy nhiên nó cũng chỉ nằm ở những đự đoán và không phải là điều chắc chắn 100%.
Bạn thấy rằng bây giờ đã có lợi nhuận là 150$ rồi mà nếu nó lại đi ngược lại thì rất uổng phí và coi như lại mất hết, bạn tiến hành đóng một nửa khối lượng của lệnh giao dịch đang mở.
Tức là chúng ta sẽ thu về lợi nhuận là 75$, sau đó chúng ta dời stop loss về mức hoà vốn thì khi này coi như chúng ta chắc chắn có lợi nhuận đó là 75$, phần lệnh còn lại nếu thuận lợi ta có thêm lợi nhuận còn nếu như tỷ giá đi ngược lại thì chấp nhận mất số ãi 75$ hiện có.
Nếu như lệnh tiếp tục đi theo hướng mà chúng ta muốn thì tổng lợi nhuận chúng ta thu về sẽ là 225$ thay vì là 300$ như bạn đầu.
Nhưng nếu mà sau khi tin tức FED công bố cho thấy nó không như dự đoán mà đồng USD với lãi suất thấp và sẽ tiếp tục giảm giá trị thì lúc này tỷ giá cặp tiền EUR/USD khả năng sẽ tiếp tục tăng.
Khi này thì chúng ta có thể xem xét vào thêm khối lượng nữa để gia tăng quy mô giao dịch hiện tại. Đó gọi là Scaling In.
Ví dụ về mở rộng quy mô vị thế (Scaling in)
Với trường hợp mở rộng quy mô vị thế thì thường là chúng ta ăn theo con sóng lớn. Tức là trong một con sóng lớn sẽ có nhiều sóng hồi về và đó là những điểm để chúng ta tận dụng vào thêm lệnh để gia tăng vị thế.
Nếu thực hiện được một cách hoàn hảo thì mức lợi nhuận của bạn sẽ tăng lên gấp rất nhiều lần so với việc chỉ giao dịch một lệnh thông thường.
Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Ở hình trên thì chúng ta thấy rằng có thể vào đến 4 lệnh liên tiếp dựa theo hành động giá Price Action và số lợi nhuận thu về cũng rất lớn.
Ở lệnh đầu tiên chúng ta thấy giá hồi về gần mức giá của hai đáy trước và đó là một ngưỡng kháng cự tương đối mạnh, đã có những cây nến có bóng nến trên dài thể hiện điều đó, chúng ta vào lệnh với một cây nến tín hiệu giảm theo mô hình nến là Evening Star.
Sau đó chúng ta sẽ không đặt Take Profit cụ thể mà sẽ chờ theo diễn biến của giá để quyết định đóng lệnh hoặc là duy trì tiếp tục. Đương nhiên là vẫn có Stop loss rõ ràng.
Sau đó thị trường giảm mạnh và có một sóng hồi về, chúng ta tiếp tục chờ đợi một tín hiệu để có thể gia tăng vị thế cũng như kéo Stop loss về vùng mới.
Trong tình huống này mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ và có đến 4 vị trí vào lệnh rất đẹp theo các mẫu hình nến Price Action.
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng trong thực tế rất hiếm các trường hợp như này và nếu có thì cũng khó có thể theo đường trọn vẹn một con sóng.
Trong tình huống ở trên thì thực tế là chúng ta sẽ không vào được lệnh thứ tư, bởi vì ở lệnh thứ 3 thì chúng ta sẽ di chuyển stop loss về điểm hoà vốn, vì vậy mà khi giá tăng hồi về thì tất cả các vị thế sẽ bị đóng lại.
Với cách tăng vị thế này thì chúng ta thường áp dụng cho trường hợp mà chúng ta có cả Take Profit cụ thể cho lệnh đầu tiên. Take profit này phải có độ lớn tương đối, sau đó thì chúng ta sẽ tăng thêm vị thế ở những nơi mà có xuất hiện thêm tín hiệu giao dịch trên quãng đường giá đi đến Take profit.
Làm như vậy thì chúng ta mới có được điểm dừng cụ thể và biết được đích đến là ở đâu.
Cách đóng một phần vị thế trong MT4 và MT5
Với phần mềm giao dịch MT4 hoặc MT5 thì bạn sẽ tiền hành như sau:
Bạn nhấp đôi chuột vào vị trí lệnh đang mở trên biểu đồ, hoặc là nhấp chuột phải và chọn vào “Modify…” nó sẽ hiện ra bảng quản lý lệnh như ở trên, giống với khi chúng ta đặt lệnh.
Để đóng một phần lệnh thì bạn phải chọn ở phần “Type” đó là “Market Execution”
Sau đó chúng ta chỉnh số khối lượng cần đóng một phần của lệnh đang mở, như ví dụ mà chúng ta đang nói ở trên đó là 0.05 Lot, sau đó chúng ta nhấn chọn vào nút “Close…” màu vàng là hoàn tất việc thu hẹp vị thế xuống còn một nửa.
Lời kết
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu xong về sự mở rộng và thu hẹp quy mô vị thế giao dịch là như thế nào rồi.
Đây cũng là cách quản lý vốn mà nhiều người áp dụng, đặc biệt là sự thu hẹp quy mô giao dịch để bảo toàn lợi nhuận được sử dụng nhiều hơn là gia tăng quy mô vì như thế nó sẽ làm rủi ro tăng lên rất cao, dễ làm bạn vi phạm quy tắc quản lý vốn và kỷ luật đã đề ra.