Rounding Top – Rounding Bottom là mô hình giá gồm nhiều mẫu nến liên tiếp tạo nên một hình vòm. Đây là mô hình được giao dịch trong khung thời gian trung hoặc dài hạn nên không phải trader nào cũng có thể biết được, cho nên thông qua bài viết này Langtufx sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về mô hình này nhé.
1. Rounding Top Là Gì?
Rounding Top (mô hình đồ thị đỉnh vòm) là mô hình đảo chiều thể hiện giai đoạn tích lũy kéo dài rồi chuyển đổi xu hướng tăng sang xu hướng giảm giá. Giai đoạn này thường sẽ tốn rất nhiều thời gian để hình thành và cũng không thường xuyên xuất hiện.
Những yếu tố cần thiết cho mô hình đồ thị đỉnh bầu:
– Xu hướng trước khi hình thành mô hình đỉnh bầu: Xu hướng tăng giá.
– Đợt tăng giá: Phần đầu tiên của mô hình đỉnh bầu là đợt tăng giá dần đến mức đỉnh cao nhất (high) của mô hình. Đợt tăng giá này có thể theo các dạng khác nhau: một số lởm chởm với nhiều điểm cao thấp nhấp nhô, một số thì xếp theo một dãy thẳng hàng.
– Phần đỉnh: Vùng cao nhất của mô hình đỉnh bầu có thể trông giống đỉnh hình chữ V song không quá nhọn và mất vài tuần để hình thành. Vì giá theo xu thế tăng dài hạn nên khả năng xu thế đầu cơ giá lên đến đỉnh điểm có thể tạo ra đáy hơi nhọn như hình chữ V.
– Đợt giảm giá sau đỉnh: Đợt giảm giá sau phần đỉnh hình thành phần bên phải của mô hình và cần mất khoảng thời gian tương tự như đợt tăng giá bên trái mô hình. Nếu đợt giảm giá này quá nhanh thì hiệu quả của mô hình đỉnh bầu có thể gây nghi ngờ.
– Điểm phá vỡ: Sự xác nhận xu thế giảm giá xuất hiện khi có sự phá vỡ giá xuống dưới điểm thấp (low) đánh dấu sự khởi đầu của đợt tăng giá bên trái mô hình. Sau khi xuất hiện điểm phá vỡ thì vùng giá tại điểm phá vỡ trở thành vùng kháng cự mới. Tuy nhiên do mô hình đỉnh bầu thể hiện sự đảo chiều dài hạn nên mức kháng cự mới này có thể không quan trọng đến thế.
– Khối lựơng giao dịch: Trong mô hình lý tưởng thì các mức khối lượng giao dịch sẽ theo hình dáng đỉnh bầu: thấp tại điểm khởi đầu sự tăng giá bên trái và cao ở cuối đợt tăng giá này đồng thời giảm xuống thấp dần trong suốt đợt giảm giá bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch không quá quan trọng ở đợt tăng giá bên trái nhưng cần có sự sụt giảm khối lượng giao dịch ở đợt giảm giá bên phải và ưu tiên hơn tại điểm phá vỡ (breakout).
– Mục tiêu giá: Lấy mức giá tại điểm phá vỡ trừ cho khoảng cách từ điểm phá vỡ hỗ trợ (breakout) đến điểm cao nhất của phần đỉnh sẽ cho ra mục tiêu giá (Target).
2. Rounding Bottom Là Gì?
Rounding Bottom (mô hình đồ thị đáy bầu) là mô hình đảo chiều dài hạn, hay còn gọi là mô hình đáy chảo và thể hiện giai đoạn tích lũy kéo dài rồi chuyển đổi xu hướng giảm giá sang xu hướng tăng giá. Mô hình này cũng phù hợp nhất cho các đồ thị tuần.
Những yếu tố cần thiết cho mô hình đồ thị đáy bầu:
Xu hướng trước khi hình thành mô hình đáy bầu: Xu hướng giảm giá.
– Đợt sụt giảm: Phần đầu tiên của mô hình đáy bầu là đợt sụt giảm của giá dần đến mức đáy thấp nhất (low) của mô hình. Đợt sụt giảm này có thể theo các dạng khác nhau: một số lởm chởm với nhiều điểm cao thấp nhấp nhô, một số thì xếp theo một dãy thẳng hàng.
– Phần đáy: Vùng thấp nhất của mô hình đáy bầu có thể trông giống đáy hình chữ V song không quá nhọn và mất vài tuần để hình thành. Vì giá theo xu thế giảm dài hạn nên khả năng xu thế bán đến đỉnh điểm có thể tạo ra đáy hơi nhọn như hình chữ V.
– Đợt tăng giá sau đáy: Đợt tăng giá sau phần đáy hình thành phần bên phải của mô hình và cần mất khoảng thời gian tương tự như đợt sụt giảm bên trái mô hình. Nếu đợt tăng giá này quá nhanh thì hiệu quả của mô hình đáy bầu có thể gây nghi ngờ.
– Điểm phá vỡ: Sự xác nhận xu thế tăng giá xuất hiện khi có sự phá vỡ giá lên trên điểm cao (high) đánh dấu sự khởi đầu của đợt sụt giảm bên trái mô hình. Sau khi xuất hiện điểm phá vỡ thì vùng giá tại điểm phá vỡ trở thành vùng hỗ trợ mới. Tuy nhiên do mô hình đáy bầu thể hiện sự đảo chiều dài hạn nên mức hỗ trợ mới này có thể không quan trọng đến thế.
– Khối lựơng giao dịch: Trong mô hình lý tưởng thì các mức khối lượng giao dịch sẽ theo hình dáng đáy bầu: cao tại điểm khởi đầu sự sụt giảm bên trái và thấp ở cuối đợt sụt giảm này đồng thời tăng cao dần trong suốt đợt tăng giá bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch không quá quan trọng ở đợt sụt giảm nhưng cần có sự gia tăng khối lượng giao dịch ở đợt tăng giá và ưu tiên hơn tại điểm phá vỡ (breakout).
– Mục tiêu giá: Lấy khoảng cách từ điểm phá vỡ kháng cự (breakout) đến điểm thấp nhất của phần đáy rồi cộng cho mức giá tại điểm phá vỡ sẽ cho ra mục tiêu giá.
3. Đặc Điểm Của Giá
Thông thường, đặc điểm giá của mô hình Rounding sẽ tính bằng cách lấy độ cao của mô hình cộng/ trừ với mức giá phá vỡ.
Nhưng theo nghiên cứu của Bulkowski, thì vào nằm 2005 ông đã đưa ra một công thức tính có mức độ chính xác cao nhất cho đến hiện tại.
- Mô hình giá Rounding Bottom – phá vỡ lên trên:
Giá môi phải + ((giá môi phải – giá thấp nhất mô hình)x 57%)
- Mô hình giá Rounding Top – phá vỡ lên trên:
Giá cao nhất mô hình + ((giá cao nhất mô hình – giá môi phải) x 61%)
- Rounding Top – phá vỡ xuống dưới:
Giá môi phải – ((giá cao nhất mô hình – giá môi phải) x 24%)
4. Ví Dụ Minh Họa Về Mô Hình Giá Rounding Bottom Cùng Sự Phá Vỡ Lên Trên
Trên đây là biểu đồ tuần minh họa của Mid-Cap 400 ETF (MDY) về một mô hình giá Rounding Bottom. Mô hình Rouding Bottom hình thành sau một xu hướng tăng. Tạo một đỉnh cao trong xu hướng tăng – môi trái của mô hình. Khi xu hướng giá bắt đầu giảm, rồi lại đi ngang, tiếp đó tăng lên. Trong mô hình giá Rounding Bottom, giá không thường xuyên tăng tại mức giá bằng giá tại môi trái, chúng sẽ đi ngang nhằm tích lũy hay hồi về phía dưới. Và sau khi giá breakout, dừng lại dưới đường kháng cự được tạo ra bởi môi trái, môi phải sẽ kích hoạt tín hiệu mua.
Trong ví dụ này, tín hiệu mua xuất hiện, tuy nhiên giá lại đi xuống về lại mức kháng cự bốn ngày tiếp theo. Điều này xảy ra khoảng 40% tổng thời gian. Sau khi hồi trở lại, giá lại tiếp diễn dịch chuyển tăng, áp dụng công thức của Bulkowski, nhà giao dịch lấy độ cao mô hình x 57% cộng giá phá vỡ, trader sẽ có một lệnh sinh lợi nhuận, vì giá đã lũy một lần nữa, hình thành một mô hình hình chữ nhật đứng.
5. Ví Dụ Minh Họa Về Mô Hình Giá Rounding Top Cùng Sự Phá Vỡ Xuống Dưới
Trên đây là biểu đồ tuần minh họa mô hình Rounding Top sau một xu hướng tăng của Financial SPDR (ETF), theo quan sát trader có thể thấy sự phá vỡ xuống dưới sau đó. Xu hướng giá tăng sau đó dịch chuyển chậm lại, sau đó đảo chiều đi xuống hình thành chữ U đảo ngược. Giá chạm mức bằng giá môi trái sau đó đi ngang.
Nhưng, đến khi giá giảm mạnh vượt xuống đường hỗ trợ, xuất hiện tín hiệu bán. Cho dù thanh giá đã xuyên xuống đường hỗ trợ môi phải, và có giá đóng cửa thấp nhất phía dưới đường hỗ trợ, áp dụng công thức mục tiêu giá, trader lấy độ cao của mô hình này trừ đi giá phá vỡ (hay lấy độ cao mô hình) nhân 24% sau đó lại trừ giá phá vỡ, sẽ cho kết quả lợi nhuận.
6. Ví Dụ Minh Họa Về Mô Hình Giá Rounding Top Cùng Sự Phá Vỡ Lên Trên
Trên đây là biểu đồ tuần minh họa về mô hình Rouding Top sau một xu hướng tăng của Mid-Cap 400 ETF (MDY) sau đó là một xu hướng tăng tiếp diễn. Giá breakout lên trên mô hình ghi nhận khi giá đóng tại đỉnh cao nhất của mô hình Rounding Top. Áp dụng công thức tính mục tiêu giá của Bulkowski (2005), nhà giao dịch lấy độ cao của mô hình (Đỉnh cao nhất nhưng phải trừ môi trái) nhân 61% sau đó cộng thêm giá phá vỡ, đây là một lệnh giao dịch sinh lời.
Nhìn chung để ứng dụng được mô hình giá Rounding top/ bottom nhà giao dịch cần thật sự hiểu về nó, sau đó làm quen dần với việc giao dịch cùng mô hình này thông qua tài khoản demo. Hãy giao dịch đi giao dịch lại đến khi bạn thật sự đã hiểu rõ về nó, trước khi tham gia trading chính thức nhé, đây là cách bạn bảo vệ vốn của mình thật an toàn. Hãy đọc thật nhiều bài viết của Thgold nữa nhé