Mô hình cốc tay cầm là mô hình khá lạ lẫm đối với nhiều trader, đặc biệt là những người mới tham gia thị trường forex. Tuy nhiên, đối với các nhà giao dịch đã sử dụng phương pháp giao dịch này rồi thì sẽ không ai có thể phủ nhận độ hiệu quả mà nó mang lại trong các giao dịch của mình. Trong bài viết này, Thgold sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về mô hình Cup and Handle. Mời các bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Mô Hình Giá Cốc Tay Cầm Là Gì?
Năm 1960, William J. O’neil là người đã tìm hiểu và cho ra khái niệm về cách hoạt động của mô hình Cup and Handle. Đến nay nó đã trở nên phổ biến và trở thành một công cụ đắc lực cho các nhà giao dịch.
Mô hình giá cốc tay cầm còn được gọi là Cup and Handle, là dạng mô hình tiếp diễn, có hình dạng như một chiếc cốc có tay cầm nhỏ, bởi khi giá giảm sâu tạo đáy lại rồi tăng lên đến bằng cạnh kia nên mô hình cốc tay cầm thường có hình dạng chữ “U” hoặc chữ “V”, rồi lại giảm xuống một ít sau đó, chúng ta có thể rõ hơn với hình ảnh bên dưới.
Mô hình Cup and Handle xuất hiện đánh dấu một giai đoạn củng cố, sau khi bứt phá giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu.
Mô hình cốc tay cầm có hai loại: cốc tay cầm thuận, cốc tay cầm nghịch.
2. Cấu Tạo Của Mô Hình Cup And Handle
Mô hình giá Cup and Handle gồm hai phần: phần cốc và phần tay cầm.
Phần cốc: phần cốc được hình thành sau một giai đoạn giá giảm mạnh rồi tạo đáy sau đó đi lên nên phần cốc có hình dạng giống chữ “U” hoặc chữ “V”.
Phần tay cầm: khi giá giảm rồi tăng lên tới đỉnh của mô hình, lúc này các nhà đầu tư đã mua từ đáy sẽ thu được lợi nhuận như mình kỳ vọng họ bắt đầu bán ra để thu lời làm cho giá bắt đầu có sự điều chỉnh do số lượng bán ra nhiều.
Khi nguồn cung gần hết, những người mua sẽ thắng thế. Giá cổ phiếu lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình Cup and Handle.
3. Đặc Điểm Nhận Dạng Mô Hình Cup And Handle.
Mô hình này ít khi xuất hiện trên biểu đồ nhưng hình dạng của nó rất đặc biệt nên việc nhận biết cũng rất đơn giản. Việc nhận biết mô hình cốc tay cầm càng sớm thì càng có lợi cho các trader, vì hiệu quả nó mang lại rất cao.
Một số cách nhận biết mô hình Cup and Handle:
- Đầu tiên là hình dạng của mô hình này giống như chiếc cốc có tay cầm. Vẫn có một số trường hợp không có tay cầm vì giá tăng lên luôn chứ k điều chỉnh để tạo thành tay cầm, mô hình này thường dễ thất bại.
- Mô hình này thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng.
- Đáy cốc thường có hình chữ “U” hoặc chữ “V”.
- Độ sâu của tay cầm thường nằm trong khoảng 30% đến 50% độ sâu của thân cốc.
Để có thể nhận dạng mô hình nhanh và chính xác thì các bạn nên quan sát và phân tích cẩn thận vì khi ở trên đồ thị mô hình thường rất xấu.
4. Các Dạng Mô Hình Cốc Tay Cầm
Mô Hình Cốc Tay Cầm Thuận.
Đây là mô hình Cup and Handle thuận, nghĩa là mô hình tăng giá của cốc và tay cầm. Xu hướng trước khi hình thành mô hình phải là xu hướng tăng và xu hướng sau khi mô hình phá vỡ cũng là xu hướng tăng giá.
Phần cốc của mô hình được hình thành trong một thời gian khá dài, thường từ ba đến sáu tháng. Phần tay cầm là khoảng thời gian giá điều chỉnh lại sau một thời gian tăng giá mạnh và khi giá bứt phá ra khỏi phần tay cầm thì các nhà giao dịch có thể vào lệnh buy ngay vì lúc này giá sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Mô Hình Cốc Tay Cầm Ngược.
Đây là mô hình Cup and Handle ngược, tức là mô hình giảm giá của cốc và tay cầm. Xu hướng trước khi hình thành mô hình phải là xu hướng giảm và xu hướng sau khi mô hình phá vỡ cũng là xu hướng giảm giá.
Phần cốc của mô hình được hình thành trong một thời gian khá dài, thường từ ba đến sáu tháng. Phần tay cầm là khoảng thời gian giá điều chỉnh lại sau một thời gian giảm giá mạnh và khi giá bứt phá ra khỏi phần tay cầm thì các nhà giao dịch có thể vào lệnh sell ngay vì lúc này giá sẽ tiếp tục giảm mạnh.
5. Cách Giao Dịch Với Mô Hình Cốc Tay Cầm.
Khi đã xác định được mô hình Cup and Handle thì việc giao dịch với nó cũng khá đơn giản. Bạn có thể giao dịch theo hai cách sau:
Cách 1: sau khi giá giảm mạnh bắt đầu đi ngang, lúc này đáy cốc bắt đầu được hình thành. Khi đáy được hình thành và giá có dấu hiệu tăng thì các trader có thể vào lệnh buy từ dưới đáy của mô hình. Tuy nhiên, cách giao dịch này chủ yếu dành cho các trader chuyên nghiệp vì lúc này mô hình vẫn chưa hoàn thành nên rất khó xác định.
Cách 2: Sau khi phần cốc được hoàn thành thì giá sẽ điều chỉnh lại tạo thành phần tay cầm. Các nhà giao dịch có thể vào lệnh buy ngay khi giá phá vỡ phần tay cầm, vì một khi giá đã phá vỡ được thì sẽ tăng lên rất mạnh. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả mà bất cứ nhà giao dịch nào cũng có thể sử dụng được.
Cách 3: sau khi mô hình Cup and Handle được hoàn thiện và giá phá vỡ đường kháng cự thì vào lệnh buy ngay. Lúc này giá sẽ tăng rất mạnh nên giao dịch tại thời điểm này rất an toàn và lợi nhuận cao.
Lệnh cắt lỗ: các bạn nên đặt lệnh stop loss ở phía dưới đáy của tay cầm.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mà Thgold đúc kết được trong quá trình giao dịch với mô hình Cup and Handle, Thgold hy vọng nó sẽ giúp các bạn mang được nhiều đô la về cho mình nhé! Chúc các bạn giao dịch thành công!