Mô Hình Cánh Bướm (Butterfly Pattern) Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Giao Dịch

Mô hình cánh bướm (Butterfly Pattern) là một trong những dạng mô hình Harmonic phổ biến, cho ra tín hiệu vô cùng hiệu quả. Qua bài viết này Thgold sẽ giúp cho bạn nắm rõ hơn cách sử dụng mô hình này là như thế nào.

1. Mô Hình Cánh Bướm (Butterfly Pattern) Là Gì?

Mô Hình Cánh Bướm Là Gì?

Mô hình Cánh bướm (Butterfly Pattern) một trong những dạng của mô hình Harmonic, thương diễn ra vào cuối một xu hướng. Đây được xem là mô hình quan trọng nhất trong số các mô hình Harmonic.

Mô hình được sáng tạo bởi Bryce Gilmore và sau đó được Scott Carney cải tiến phát triển để trở nên hoàn chỉnh hơn.

Ban đầu mô hình này được phát triển lên từ mô hình Gartley nguyên thủy nên 2 mô hình có hình dạng khá tương tự nhau. Cho nên, Butterfly Pattern còn được gọi với cái tên là Gartley Butterfly.

Vì là phiên bản được nâng cấp nên mô hình Butterfly sẽ có những ưu điểm vượt trôi hơn hẳn với mô hình sơ khai Gartley. Điểm nổi bật nhất có thể thấy đó là cho ta điểm vào lệnh với mức giá tốt hơn khi mua hoặc bán.

Về cơ bản mô hình cánh bướm có hình dạng giống chữ W đối với mô hình bướm giảm hoặc chữ M với mô hình bướm tăng. Và với đăc điểm này sẽ rất dễ bị nhầm lẫn giữa mô hình 2 đáy và 2 đỉnh.

Đặc Điểm Của Mô Hình Cánh Bướm

Để xác nhận chắc chắn một mô hình butterfly đúng chuẩn thì các trader cần xác định các mức dao động giá phù hợp với các tỷ lệ Fibonacci cụ thể như sau:

  • XA: Là một đoạn cơn sóng có độ dài bất kỳ.
  • AB: Là đoạn điều chỉnh thoái lui về 0.786 so với đoạn XA tại điểm B. Mức điều chỉnh 0.786 này là yếu tố quan trọng để phân biệt mô hình con bướm với các dạng mô hình Harmonic còn lại.
  • BC: Là đoạn  thoái lui từ 0.382 đến 0.886 của đoạn AB.
  • CD: Đoạn BC điều chỉnh về 0.382-0.886 của đoạn BC thì CD sẽ mở rộng thoái lui từ 1.618 đến 2.618 của BC.
  • XD: Là xu hướng chung mở rộng 1.27 đến 1.618 của xu hướng XA.

Bạn có thể hình dung điều này qua hình ảnh bên dưới:

 

– Mô hình butterfly có 2 dạng chính là mô hình tăng và giảm. Đặc điểm phân biệt như sau:

  • Mô hình tăng giá (chữ M): Luôn luôn bắt đầu bằng XA tăng giá.
  • Mô hình giảm giá (chữ W): Ngược lại, đoạn XA  sẽ giảm giá.

Ý Nghĩa Của Mô Hình Butterfly Pattern

Các trader cần nắm được một số ý nghĩa của mô hình Butterfly để có thể hiểu rõ hơn:

  • Sau khi mô hình được hoàn chỉnh tại điểm D, thị trường sẽ di chuyển theo xu hướng của đợt sóng XA ban đầu. Nghĩa là nếu XA tăng thì giá ngay điểm D sẽ tăng; ngược lại, nếu XA giảm thì giá sẽ bắt đầu giảm lại.
  • Theo Carney nói rằng mô hình cánh bướm cho ta thấy các vùng giá cao và thấp quan trọng trong một xu hướng. Giúp cho trader dễ dàng mua được giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. Đây là điều quan trọng nhất của mô hình này.

2. Cách Giao Dịch Với Mô Hình Cánh Bướm

Cách Thức Vào Lệnh

Điểm Vào Lệnh

Với tất cả các dạng mô hình Harmonic, thời điểm tốt nhất để vào lệnh là kiên nhẫn đợi đến khi mô hình được hình thành. Cho nến, điểm vào lệnh luôn được đặt tại điểm D như sau:

  • Vào lệnh Mua tại điểm D đối với mô hình butterfly tăng.
  • Vào lệnh Bán tại điểm D đối với mô hình butterfly giảm.

Điểm vào có thể là ngay tại điểm D hoặc an toàn hơn bạn có thể chờ 1 cây nến xác nhận tăng hoặc giảm tùy vào mô hình để có thể vào lệnh. Việc này sẽ giúp bạn tránh khỏi những mô hình giả.

Điểm Dừng Lỗ

  • Đặt dừng lỗ ngay dưới điểm D vài pip đối với mô hình con bướm tăng.
  • Đặt dừng lỗ ngay trên điểm D vài pip đối với mô hình con bướm giảm.

Điểm Chốt Lời

Điểm chốt lời tối thiểu đổi với mô hình này chính là bằng với vị trí của điểm A.

Bạn có thể sử dụng phương pháp trailing stop đối với những trường hợp giá đi mạnh để có thể tối đa hóa được mức lợi nhuận cho lệnh giao dịch của mình.

Ứng Dụng Trong Thực Tế Của Mô Hình Cánh Bướm

Với ví dụ này là mô hình bướm giảm, bạn sẽ vào lệnh bán khi có nến xác nhận giảm ngay tại điểm D và dừng lỗ phía bên trên điểm đó một chút là được. Giá đã giảm rất tốt và thẩm chí còn đang giảm rất mạnh qua cả điểm A. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ chốt ngay tại điểm A vì mức lợi nhuận theo Risk/Reward đã đạt mức rất tốt đó là 1:4.

3. Kết Luận

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản nhất về mô hình Cánh bướm mà các nhà đầu tư giao dịch theo phương pháp phân tích thuần kỹ thuật phải nhớ. Để có thể thuận thuật được bất kỳ một phương pháp giao dịch nào thì bạn cũng cần phải có sự luyện tập thường xuyên và áp dụng nó vào thực tế.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn giao dịch thật thành công!

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *