Mô Hình 2 Đỉnh (Double Top) Là Gì? Ứng Dụng Trong Thực Tế

Chúng ta đã biết về mô hình 2 đáy là gì rồi, thì hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về mô hình 2 đỉnh (double top) là một trong số các mô hình giá cơ bản thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ và mang lại hiệu quả khá cao cho các nhà giao dịch. Nên đối với các nhà giao dịch nào không hiểu rõ về mô hình này quả là một thiếu sót rất lớn. Hãy cùng Thgold tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé!

1. Mô Hình 2 Đỉnh (Double Top)

Mô Hình 2 Đỉnh Là Gì?

Mô hình 2 đỉnh hay còn gọi là Double Top là mô hình đảo chiều thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng để báo hiệu thị trường sắp chuyển từ tăng sang giảm. Nó thường có hình dạng giống như hai ngọn núi bằng nhau hay đơn giản là giống với hình chữ “M”.

Đặc Điểm Của Mô Hình Double Top

Thành phần chính để cấu tạo nên mô hình bao gồm các yếu tố sau:

  • Như tên gọi thì mô hình 2 đỉnh được tạo thành từ hai đỉnh liên tiếp gần bằng nhau hoặc chênh lệch nhau một chút. Khi nối hai đỉnh này lại sẽ tạo nên mức kháng cự.
  • Vùng giá đáy ở giữa được gọi là đáy tạm thời. Đường ngang đi qua vùng này gọi là đường viền cổ (neckline), đóng vai trò là mức hổ trợ.

Mô hình giá đảo chiều 2 đỉnh sẽ chỉ ra sự thay đổi xu hướng từ tăng sang giảm, nhưng phải đến khi đường hỗ trợ chính bị phá vỡ, sự đảo chiều mới có thể được xác nhận.

Nguyên Nhân Hình Thành Mô Hình Double Top:

Trước khi mô hình hai đỉnh được hình thành là xu hướng tăng, lúc này giá đi lên gặp đường kháng cự mà không vượt qua được nên quay ngược xuống tạo thành đỉnh đầu tiên của mô hình. Sau đó, giá có xu hướng đảo chiều đi xuống nhưng không thể phá vỡ đường hỗ trợ nên quay đầu tăng giá lại hình thành đáy trung tâm. Sau khi giá tăng trở lại tiếp tục gặp đường kháng cự ban đầu nhưng cũng như lần trước nó không thể vượt qua được và giảm trở lại. Lúc này mô hình hai đỉnh chính thức được hình thành.

2. Cách Giao Dịch Với Mô Hình 2 Đỉnh

Mô hình double top được các trader sử dụng giao dịch chủ yếu với 2 cách sau đây.

Cách 1: Khi Giá Vừa Phá Vỡ Đường Viền Cổ (Neckline)

Các điểm vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh bán: Ngay khi có nến xác nhận phá vỡ đường viền cổ hoặc có thể đặt sẵn lệnh sell stop.
  • Điểm dừng lỗ: Bên phía trên đỉnh giá thứ 2 (ngưỡng kháng cự) cách 2-3 pips.
  • Điểm chốt lời: Chốt lời tối thiểu bằng với biên độ của mô hình.

Cách 2: Chờ Khi Giá Retest Lại Đường Viền Cổ

Các điểm vào lệnh ở cách này như sau:

  • Điểm vào lệnh bán: Bạn sẽ chờ giá quay lại neckline để vào lệnh bán hoặc đặt sẵn lệnh sell limit.
  • Điểm dừng lỗ: Bên phía trên đỉnh giá thứ 2 (ngưỡng kháng cự) cách 2-3 pips
  • Điểm chốt lời: Chốt lời tối thiểu bằng với biên độ của mô hình.

Bạn có thể xem chi tiết cả 2 cách trên qua hình ảnh minh họa dưới đây:

Với cách giao dịch thứ 1 bạn có thể vào lệnh ngay khi tín hiệu xuất hiện và tránh bị bỏ lỡ nếu nó không retest lại neckline như cách 2. Tuy nhiên, nếu vào lệnh ngày và bị một tín hiệu giả hay gọi là bẩy giá bạn sẽ dễ dàng thua lỗ, lúc này cách giao dịch thứ 2 sẽ giúp cho bạn tránh đi việc đó.

Cho nên việc sử dụng cách giao dịch nào cũng sẽ có điểm mạnh và điểm yếu của nó, nên tùy vào từng trường hợp mà ta sẽ lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Ứng Dụng Vào Thực Tế

Với ví dụ về cặp tiền GBP/USD bên trên thì chúng ta có thể chọn cả 2 cách vào lệnh đều có thể được, điểm vào ở cách thứ 2 trong trường hợp này sẽ có chút tối ưu hơn so với cách 1.

Điểm chốt lời 1 là nơi chúng ta sẽ chốt lời với mức tối thiểu là bằng với biên độ mô hình. Để tối đa hóa lợi nhuận, thì bạn có thể chốt 50% số lệnh ở điểm 1 và chốt toàn bộ phần còn lại ở điểm chốt lời 2.

3. Một Số Lưu Ý Với Mô Hình Giá 2 Đỉnh

  • Phải có một xu hướng tăng dài hạn trước khi mô hình xuất hiện. Nếu trong một khoảng thời gian ngắn tức là ở đây có thể chỉ là một giai đoạn hồi ngắn chứ chưa đảo chiều hoàn toàn.
  • Các đỉnh nên cách nhau khoảng đủ lâu trong khung thời gian được xem xét, nếu quá gần nhau thì đó có thể chỉ là một mức kháng cự thông thường.
  • Khối lượng bắt đầu tăng mạnh ở giai đoạn mô hình được hình thành, hay được biết đến là giai đoạn phân phối đỉnh.
  • Độ cao của 2 đỉnh không nên quá chênh lệch nhau.
  • Hãy cố gắng chờ đợi sự phá vỡ thực sự, không nên vội vàng vào lệnh khi chưa có nến chốt dưới mức hổ trợ.
  • Luôn luôn và bắt buộc phải có điểm dừng lỗ trong mọi trường hợp.

4. Kết Luận

Qua bài viết trên Thgold rất hi vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về mô hình 2 đỉnh và cách sử dụng trong giao dịch thực tế. Để có thể thuần thuật được bất kỳ chiến lược giao dịch nào thì bạn cũng cần phải có thời gian rèn luyện. Hãy luôn bình tĩnh và tỉnh táo trong mọi lệnh giao dịch, thành công sẽ tìm đến bạn.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết và chúc bạn giao dịch thật sự thành công!

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *