Kết hợp các điểm chốt thị trường trong phân tích giao dịch

Trong phần này, chúng ta sẽ học cách kết hợp các điểm chốt thị trường lại với nhau trong việc phân tích hành động giá của thị trường. Kiến thức này sẽ tương đối nhàm chán và đòi hỏi các bạn tính tỉ mỉ, kiên trì nghiên cứu.

Thông thường các bạn mới đầu khi nghiên cứu về các điểm chốt thị trường sẽ ít để ý đến khía canh kết hợp các điểm chốt thị trường để phân tích.

Nhưng khi nghiên cứu sâu thì dần dần chúng ta mới thấy rằng chúng rất hay và hữu ích. Khi chúng ta tập trung vào phân tích kỹ các điểm chốt thị trường thì nó sẽ nói cho ta rất nhiều điều, nào chúng ta hãy bắt đầu.

Cách kết hợp các điểm chốt thị trường

Các bạn đã học kỹ về các điểm chốt thị trường trong phần học trước đó là: Điểm chốt cơ bản, điểm chốt thứ cấp và điểm chốt vững bền.

Tuy nhiên, làm cách nào để kết hợp chúng lại thành một thể thống nhất trong việc phân tích. Chúng ta cần thực hiện các bước như sau:

  1. Chú ý đến các điểm chốt vững bền để nhìn tổng quan thị trường.
  2. Kiểm tra xung lượng của các điểm chốt thứ cấp tạo ra.
  3. Cuối cùng là nhìn vào các điểm chốt cơ bản để theo xu hướng hiện tại của thị trường.

Sau đây sẽ là một ví dụ

Hình sau Thgold sẽ đánh dấu ra tất cả các điểm chốt, các bạn cũng nên làm thử và kiểm chứng lại kết quả nhé, coi như chúng ta thực hành lại phần trước.

Bước đầu tiên là chúng ta xác định các điểm chốt vững bền, kết quả như hình sau:

Vị trí số 1 và 2 là các điểm chốt đáy vững bền thể hiện thị trường trong xu hướng tăng.

Vị trí số 3  là điểm chốt đỉnh vững bền và là tín hiệu đầu tiên cho thấy khả năng đảo chiều thành xu hướng giảm.

Đỉnh vững bền số 3 được xác nhận bằng cây nến giảm mạnh có chỉ mũi tên khi nó vượt qua đáy trước đó. Các điểm chốt đỉnh tiếp theo là 4 và 5 củng cố thêm xu hướng giảm.

Như vậy có thể thấy rằng khi bắt đầu hình thành một điểm chốt đỉnh vững bền thì có thể nhận định khả năng cao là thị trường bắt đầu xu hướng giảm.

Ngược lại, nếu bắt đầu hình thành điểm chốt đáy vững bền thì khả năng cao thị trường bắt đầu xu hướng tăng.

Bây giờ chúng ta xem xét đến các điểm chốt thứ cấp, vì các điểm chốt vững bền là một dạng đặc biệt của điểm chốt thứ cấp nên cũng phải xem xét chúng trong việc phân tích xung lượng của thị trường.

Chúng ta hãy xem xét xung lượng của các điểm chốt thứ cấp. Để ngắn gọn trong trình bày thì Thgold sẽ ký hiệu các tiêu chí yêu cầu đối với việc xem xét xung lượng thị trường.

Nếu đạt cả 3 tiêu chí chúng ta đánh giá là tốt, không đạt tiêu chí nào thì đánh giá là yếu, còn lại là trung bình.

  • Giá đóng cửa: Không vượt qua (0); vượt qua (1).
  • Khoảng cách giá phá vỡ: Gần (a); xa (b).
  • Hình thành cây nến vượt qua hoàn toàn: không hình thành (x), hình thành (y).
Điểm chốt đỉnh thứ cấp Điểm chốt đáy thứ cấp
1 Mạnh (1;b;y) a Yếu (0;a;x)
2 Trung bình (1;a;x) b Yếu (0;a;x)
3 Trung bình (1;a;x) c Trung bình (1;a;x)
4 Mạnh (1;b;y) d Mạnh (1;b;y)
5 Yếu (0;a;x) e Mạnh (1;b;y)
6 Mạnh (1;b;y) f Mạnh (1;b;y)
7 Yếu (0;a;x)
8 Mạnh (1;b;y)
9 Trung bình (1;b;x)

Chúng ta thấy rằng trong một xu hướng tăng kéo dài đến đỉnh số 6 thị trường sẽ hình thành nên nhiều điểm chốt đỉnh thứ cấp hơn là điểm chốt đáy thứ cấp, đa phần các điểm chốt đỉnh thứ cấp có xung lượng mạnh và các điểm chốt đáy thứ cấp thì có xung lượng yếu.

Trong xu hướng tăng thì thường không có hoặc rất ít điểm chốt đỉnh vững bền ngược lại sẽ có nhiều điểm chốt đáy vững bền.

Trong xu hướng tăng ở biểu đồ trên, hai điểm chốt đáy thứ cấp đều trở thành điểm chốt đáy vững bền và không có điểm chốt đỉnh vững bền nào được hình thành.

Ngược lại với xu hướng giảm bắt đầu từ đỉnh số 6, ta thấy sẽ có nhiều điểm chốt đáy thứ cấp hơn là điểm chốt đỉnh thứ cấp và các đỉnh 7,8,9 đều không phải là các điểm chốt đỉnh thứ cấp có xung lượng mạnh, trong đó các điểm chốt đáy thứ cấp đa phần đều có xung lượng mạnh. kết hợp các điểm chốt thị trường

Cuối cùng là đến các điểm chốt cơ bản:

Bây giờ hãy tập trung nhìn vào các điểm chốt cơ bản đã đánh dấu để xem xét tín hiệu mua bán của chúng thế nào nhé. Cũng cần nói rõ thêm để các bạn hiểu, tín hiệu mua hay bán dưới đây được xác định dựa vào cây nến lên (mua), cây nến xuống (bán).

Chẳng hạn, trong xu hướng tăng và giá đang trong cú hồi giảm thì ta sẽ chờ có tín hiệu xác nhận một đáy cơ bản, tức là sau các nến xuống thì xuất hiện nến lên, hình thành đáy cơ bản, sau đó dựa vào cây nến lên đó để xem rằng cơ hội mua lên có tốt không.

Nếu nó là một nến tăng, không có bóng nến trên dài và biên độ vừa phải (nhằm tránh khoảng stop loss quá lớn) thì đó là một tín hiệu mua tốt, còn nếu như là nến doji thì tín hiệu mua đó sẽ không được tốt lắm.

Việc xác định ở dưới đây sẽ là mang tính chủ quan trong từng tình huống mà xác định là không tốt, khá tốt, tốt hay mạnh. Các bạn cũng sẽ vận dụng vào phân tích theo cách nhìn chủ quan của bạn, nó có thể hơi khác một chút nhưng điều đó không thành vấn đề.

  1. Tín hiệu mua tốt.
  2. Tín hiệu mua khá tốt (cây nến xác nhận quá dài nên sẽ tăng khoảng dừng lỗ).
  3. Tín hiệu mua không tốt.
  4. Tín hiệu mua không tốt.
  5. Tín hiệu mua tốt.
  6. Tín hiệu mua mạnh.
  7. Tín hiệu mua không tốt. Đây cũng là lúc mà thị trường đang chuyển xu hướng. Khi thị trường tới đây chúng ta cũng không biết là nó đang chuyển sang xu hướng giảm, thế nên trong giao dịch chúng ta không thể tránh khỏi những tín hiệu như vậy. Thua lỗ là một phần không thể thiếu trong giao dịch và hãy xem nó như một xác xuất của tự nhiên.
  1. Tín hiệu bán tốt.
  2. Tín hiệu bán không tốt.
  3. Tín hiệu bán mạnh.
  4. Tín hiệu bán mạnh.
  5. Tín hiệu bán mạnh.
  6. Tín hiệu bán mạnh.

Trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng giao dịch với các điểm chốt cơ bản một cách bừa bãi mà phải dựa vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là một số mô hình giá như: opposite failure, giảm dần, tăng dần, phá vỡ giằng co thất bại, vùng sức ép, pin bar,… để nâng cao khả năng thành công trong mỗi lệnh giao dịch.

Ví dụ trên chứng minh cho các bạn thấy cách nhận định xu hướng của thị trường và ý nghĩa của từng loại điểm chốt mà chúng nói cho ta, nó không phải là ví dụ để nói về các điểm vào lệnh ra sao và thoát lệnh như thế nào.

Có thể tóm tắt một cách ngắn gọn khi chúng ta xem xét các điểm chốt trong thị trường như sau:

Thứ nhất, xác định các điểm chốt vững bền, nếu thị trường hình thành điểm chốt đỉnh vững bền thì xác xuất thị trường sẽ giảm là rất cao và khi đó chúng ta tìm cơ hội để bán.

Ngược lại, nếu thị trường hình thành điểm chốt đáy vững bền thì xác xuất cao là thị trường tăng và chúng ta tập trung tìm kiếm cơ hội mua vào.

Thứ hai, xem xét xung lượng của thị trường thông qua các điểm chốt thứ cấp. Trong xu hướng tăng thì đa phần các điểm chốt đỉnh thứ cấp có xung lượng tốt và điểm chốt đáy thứ cấp có xung lượng yếu.

Thêm vào đó, các điểm chốt đáy thứ cấp sẽ được hình thành ít hơn điểm chốt đỉnh thứ cấp nhưng đa phần trở thành điểm chốt đáy vững bền.

Ngược lại, trong xu hướng giảm thì đa phần các điểm chốt đáy thứ cấp có xung lượng tốt và điểm chốt đỉnh thứ cấp có xung lượng yếu.

Thêm vào đó, các điểm chốt đỉnh thứ cấp sẽ được hình thành ít hơn điểm chốt đáy thứ cấp nhưng đa phần trở thành điểm chốt đỉnh vững bền.

Thứ ba, xem xét các điểm chốt cơ bản để vào lệnh. Xu hướng tăng chúng ta chú ý đến điểm chốt đáy cơ bản, xu hướng giảm chúng ta chú ý đến điểm chốt đỉnh cơ bản và nhớ là thêm một số yêu tố khác để quyết định giao dịch.

Các bạn sẽ thấy các nến tín hiệu trong các mẫu hình giao dịch đặc biệt mà mọi người được học đa phần đều là nến xác nhận điểm chốt cơ bản hoặc đôi khi là thứ cấp.

Như vậy bài viết này đã kết thúc chuỗi bài giới thiệu cho các bạn về các điểm chốt thị trường và dựa vào các điểm chốt đó chúng ta xác định các sóng lên và xuống, xa hơn nữa là nhận định được xu hướng thị trường.

Nhiều nhà đầu tư đi theo sóng thị trường như một sự ngẫu nhiên và không thể dự liệu trước được. Họ chỉ nhìn thấy ở những gì mà đồ thị giá ở quá khứ đã thể hiện ra mà không áp dụng cách phân tích sóng vào trong thực tế  của việc giao dịch ở hiện tại.

Những gì mà Thgold đã trình bày trên đây là rất khách quan và thiết thực, không phải là lý thuyết sáo rỗng, mơ hồ mà nó có các quy tắc xác định rõ ràng, cụ thể.

Bài viết tiếp theo chúng ta sẽ nói về một công cụ khá quan trọng trong giao dịch đó là trendline. kết hợp các điểm chốt thị trường

Hiện nay có rất nhiều phương pháp vẽ trendline khác nhau nhưng chúng không mang tính thống nhất cũng như có một quy tắc rõ ràng, khoa học. Vì vậy, thay vì là một công cụ hữu ích thì chúng lại khiến chúng ta rối rắm, khó khăn hơn trong giao dịch.

Lời kết

Trên đây là chia sẻ chi tiết của Thgold về cách các bạn có thể kết hợp các điểm chốt thị trường lại với nhau và phân tích nhằm đưa ra một lựa chọn giao dịch sáng suốt nhất cho bản thân mình.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *