,

Indicators Là Gì? Các Loại Indicator Phổ Biến Và Ý Nghĩa

Với các nhà đầu tư Forex chuyên nghiệp thì chắc đã hiểu quá rõ Indicators là gì rồi. Đây là một trong những công cụ tuyệt vời để giúp họ dự đoán được thị trường trong tương lai và tìm ra điểm vào lệnh, thoát lệnh hợp lý. Tuy nhiên, với các newbie thì có thể Indicator vẫn còn là một khái niệm xa lạ với họ. Đó cũng là lý do tại sao Thgold muốn chia sẻ bài viết này!

Tìm hiểu Indicators là gì và các loại Indicators

1. Indicators Là Gì?

Indicator dịch ra tiếng Việt có nghĩa là chỉ báo kỹ thuật. Đây là một thuật ngữ thường gặp trong ngành tài chính, đặc biệt là Forex. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ chung những đại lượng được tạo ra từ các phép tính dựa trên 2 yếu tố, đó là giá và khối lượng giao dịch trong lịch sử.

Nhờ có Indicator mà các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt được hành vi giá trên thị trường. Từ đó có thể xác định được thị trường đang ở trong giai đoạn quá mua hay quá bán, cũng như dự đoán trước được xu hướng tương lai. Điều quan trọng nhất là họ có thể tìm được thời điểm lý tưởng nhất để vào lệnh, thoát lệnh và chốt lời, dừng lỗ để tránh thiệt hại, rủi ro.

Hiện nay, Indicator được biểu diễn theo nhiều hình thức khác nhau trên các đồ thị. Ví dụ như Indicator tách riêng thành phần biểu đồ dưới hoặc cũng có thể sẽ được chèn trực tiếp vào đồ thị giá. Nhưng mục đích, công dụng của chúng thì không thay đổi.

2. Phân Loại Indicator 

Có rất nhiều Indicator khác nhau nhưng về cơ bản thì có thể chia làm 2 loại. Đó là: Chỉ báo nhanh – Leading Indicator và chỉ báo chậm – Lagging Indicator.

2.1. Chỉ Báo Nhanh – Leading Indicator Là Gì?

Trong tiếng Anh, chỉ báo nhanh được viết là Leading Indicator hay còn gọi là chỉ báo giao động. Tác dụng của chỉ báo này đó là cung cấp cho nhà đầu tư những tín hiệu đi trước của biến động giá. Các chỉ báo nhanh phổ biến nhất có thể kể tới như: RSI, Stochastics, Parabolic SAR,… Nếu chỉ báo nhanh tiến sát tới đường biên trên trên đồ thị thì có thể sắp tới thị trường sẽ điều chỉnh giảm. Nếu thị trường có xu hướng giảm thì lệnh Sell sẽ được cân nhắc và ngược lại thì là lệnh Buy.

Indicators là gì - indicator

Leading Indicator đưa ra các tín hiệu sớm hơn biến động thị trường

Một chỉ báo nhanh thường sẽ cung cấp 2 tín hiệu quan trọng cho nhà đầu tư, đó là: Tín hiệu quá mua – quá bán và tín hiệu phân kỳ hội tụ giữ giá, chỉ báo.

Ưu nhược điểm của chỉ báo nhanh

  • Ưu điểm: Cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu thị trường sớm nhất để nhà đầu tư có thể đón đầu xu thế, từ đó gia tăng lợi nhuận cho mình
  • Nhược điểm: Không có bất kỳ một Leading Indicator nào có tính chính xác tuyệt đối và đôi khi có thể tạo ra cả tín hiệu ảo có thể mang tới rủi ro cho nhà đầu tư

2.2. Chỉ Báo Chậm – Lagging Indicator Là Gì?

Vậy còn chỉ báo chậm – Lagging Indicator là gì? Chỉ báo chậm còn được gọi là chỉ báo động lượng. Tác dụng của chỉ báo này đó là cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu sau khi đã hình thành xu hướng thị trường. Các chỉ báo chậm thường được sử dụng có thể kể tới nư: Momentum, MACD, MA,… Đặc điểm của các đường chỉ báo chậm là thường giao động quanh một đường trung tâm.

Indicators là gì - LAG

Lagging Indicator đưa ra tín hiệu chậm hơn biến động thị trường

Thông qua chỉ báo chậm các nhà đầu tư sẽ nhận được 2 tín hiệu: Xu hướng giá đang tăng, giảm hay đi ngang và xác định được vùng hỗ trợ, kháng cự.

Ưu nhược điểm của chỉ báo chậm

    • Ưu điểm: Có thể tạo ra các tín hiệu tốt và có tính chính xác cao hơn do xu hướng thị trường đã được hình thành
  • Nhược điểm: Đúng như tên gọi, tín hiệu mà chỉ báo này cung cấp chính xác nhưng lại chậm. Do đó, nhà đầu tư sẽ nắm bắt xu hướng chậm hơn và lợi nhuận nhận được ít hơn

3. Các Chỉ Báo Kỹ Thuật Phổ Biến Và Hiệu Quả Nhất

Sau khi đã hiểu rõ Indicators là gì nhiều nhà đầu tư đặt ra câu hỏi rằng đâu mới là những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và hiệu quả nhất. Hãy cùng Thgold tìm hiểu tiếp ngay sau đây:

3.1. Chỉ Báo Xu Hướng

Hay trong tiếng Anh gọi là Trend Indicator. Đây là những chỉ báo kỹ thuật giúp cho nhà đầu tư có thể xác định được chiều biến động của giá cả thị trường trong tương lai như thế nào. Qua đó tìm ra xu hướng, mức trung bình về giá cũng như đo lường được mức độ biến động của giá và xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.

Các chỉ Trend Indicator thường được nhà đầu tư sử dụng gồm:

    • Moving Average – MA: Đưa ra cho nhà đầu tư những tín hiệu xu hướng giá sẽ tăng, giảm hay đi ngang cũng như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong trường hợp thị trường có xu hướng
  • ADX: Dựa vào chỉ báo ADX mà nhà đầu tư có thể đo lường được độ mạnh, yếu của xu hướng thị trường
  • Parabolic SAR: Giúp nhà đầu tư có thể xác định được điểm kết thúc của một xu hướng cũ và đánh dấu giai đoạn đảo chiều của một xu hướng mới. Từ đó tìm ra thời điểm và và thoát lệnh phù hợp. Chỉ báo Parabolic SAR có hình dạng parabol nên rất dễ nhận ra
  • Ichimoku: Trong các chỉ báo xu hướng thì Ichimoku được đánh giá là toàn diện nhất và có thể sử dụng một cách độc lập, không cần phải kết hợp thêm công cụ hay chỉ báo nào khác. Tác dụng của chỉ báo này đó là xác định xu hướng thị trường, động lực của xu hướng, cung cấp tín hiệu để xác định điểm vào lệnh – thoát lệnh và trở thành các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh.

Ichimoku là một chỉ báo xu hướng được sử dụng phổ biến

3.2. Chỉ Báo Động Lượng

Nhà đầu tư dựa vào các chỉ báo động lượng để có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thị trường. Thông qua đó nhà đầu tư sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định giao dịch hợp lý.

Một số chỉ báo động lượng được sử dụng phổ biến là:

    • MACD: Tên gọi đầy đủ là Moving Average Convergence/Divergence, tức đường trung bình động hội tụ, phân kỳ. Tác dụng của MACD đó là chỉ ra điểm hội tụ, phân kỳ, đồng lượng giá và xác định xu hướng giá
  • RSI: Indicator này giúp đo lường sự thay đổi về giá cũng như tốc độ thay đổi của thị trường. Giá trị của RSI dao động trong khoảng từ 0 – 100
  • Stochastic: Tác dụng của chỉ báo này đó là so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nào đó. Nói một cách đơn giản hơn thì chỉ báo này được sử dụng để đo động lượng về giá, từ đó giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm vào lệnh, thoát lệnh, cắt lỗ và chốt lời hợp lý
    • CCI: Là chỉ báo kênh hàng hóa. Đây là một chỉ báo nhanh. Trước đây, nhà đầu tư sử dụng chỉ báo này để phân tích hàng hóa. Nhưng hiện nay thì CCI đã được sử dụng đa dạng hơn. Chỉ báo CCI chính là bộ giao động quanh trục 0 và cung cấp cho nhà đầu tư tín hiệu quá mua, quá bán cũng như sức mạnh thị trường
  • Momentum: Là chỉ báo sức mạnh xu hướng, dùng đổ đo tốc độ thay đổi của giá cũng như sức mạnh của xu hướng thị trường. Nhờ có tín hiệu từ Indicator này mà nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng sắp tới để có quyết định giao dịch phù hợp

Indicator

Ví dụ về chỉ báo động lượng Momentum

3.3. Chỉ Báo Đo Lường Biến Động

Các chỉ báo đo lường biến động được coi là thước đo để nhà đầu tư có thể xác định được sự biến động của tiền tệ trên thị trường và tìm ra các cơ hội giao dịch tốt nhất cho mình.

Những chỉ báo đo lường biến động mà nhà đầu tư tham gia thị trường Forex thường sử dụng là:

  • Bollinger Bands: Chỉ báo này có tổng cộng 3 dải band. Các dải band được cấu tạo từ đường SMA20 và độ lệch chuẩn giá. Dải band sẽ mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo biến động thị trường, từ đó giúp nhà đầu tư tìm ra điểm vào và thoát lệnh lý tưởng
  • ATR: Tức Average True Range, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là khoảng dao động thực tế trung bình. Chỉ báo này được dùng để xác định xu hướng thị trường, tìm ra điểm quá mua, quá bán và vào, thoát lệnh tốt nhất

3.4. Chỉ Báo Khối Lượng

Xu hướng thị trường còn thể hiện thông qua khối lượng giao dịch. Để xác định khối lượng giao dịch trên thị trường các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ báo khối lượng.

  • MFI: Tức Money Flow Index – chỉ báo dòng tiền, được sử dụng để đo sức mạnh dòng tiền của cặp tiền tệ nào đó. Ngoài ra cũng có thể đo dòng tiền của cổ phiếu hay hàng hóa. Giá trị của MFI dao động từ 0 – 100
  • OBV: Tên gọi đầy đủ là On Balance Volume – khối lượng cân bằng. Khi nhà đầu tư muốn xác định áp lực mua – bán của thị trường sẽ sử dụng Indicator này. Đặc điểm của OBV là có tính lũy kế
  • A/D: Là viết tắt của cụm từ Accumulation Distribution – Phân phối và tích lũy. Công dụng của Indicator này là để xác định trạng thái phân phối, tích lũy của khối lượng giao dịch trên thị trường. Thông qua A/D nhà đầu tư sẽ nắm được tình hình luân chuyển tiền tệ vào ra của thị trường như thế nào và xác định xu hướng giá, xu hướng đảo chiều của giá

indicator

Accumulation Distribution indicator được sử dụng rất nhiều

4. Lưu Ý Khi Giao Dịch Với Indicators Là Gì?

Trong quá trình sử dụng Indicator để thực hiện giao dịch có một số điều sau mà nhà đầu tư cần phải lưu ý:

  • Mỗi chỉ báo lại có công dụng và tính năng riêng. Vì vậy cần sử dụng chỉ báo một cách phù hợp
  • Nên kết hợp linh hoạt chỉ báo với nhau để có thể cho ra tín hiệu chính xác, loại bỏ các tín hiệu sai, ảo
  • Càng nhiều chỉ báo cho ra các tín hiệu giống nhau thì tính chính xác của tín hiệu càng cao
  • Chỉ báo chỉ là một công cụ hỗ trợ, mang tính tham khảo, không đảm bảo 100% chính xác
  • Nếu là newbie, chưa có nhiều kinh nghiệm thì trước hết nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về Indicators là gì, cách đọc hiểu, sử dụng và nên giao dịch demo trước khi thực chiến

Với những chia sẻ trên của chúng tôi chắc hẳn các nhà đầu tư đã hiểu rõ Indicators là gì, gồm những loại nào và công dụng ra sao. Có thể nói, các Indicator đang hỗ trợ rất đắc lực cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên quá lệ thuộc vào nó mà cần kết hợp thêm cả sự hiểu biết lẫn kinh nghiệm của mình để có thể giao dịch thành công.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *