Giới thiệu về Setup giao dịch

Chúng ta đã đi qua những phần về xác định các điểm chốt, sóng cũng như là xu hướng thị trường, trong bài này chúng ta sẽ làm quen với các setup giao dịch phục vụ gần nhất cho công việc vào lệnh.

Setup giao dịch là gì?

Ở khía cạnh nào đó thì Setup giao dịch chính là các mô hình nến cơ bản mà chúng ta đã từng học. Nhưng setup giao dịch sẽ được hiểu rộng hơn một chút là nó có thể còn cả những yếu tố để hỗ trợ và là cơ sở để đưa ra tín hiệu giao dịch một cách chắc chắn hơn.

Một setup là sự hình thành những điều kiện mà chúng phải hội tụ đầy đủ trước khi vào lệnh. Nó giúp xác định khi nào thì nên vào lệnh. Với nhiều người giao dịch, sự hiểu biết của họ về setup chỉ dừng lại ở đây. Họ bỏ qua nhiều vai trò quan trọng khác của setup.

Những điều kiện xác định điểm vào đồng thời cũng phải cho ta một điểm thoát lệnh phù hợp. Một setup cho ta tín hiệu vào lệnh cũng phải cho ta một điểm dừng lỗ rõ ràng và hợp lý.

Nếu chúng ta vào lệnh một cách ngẫu nhiên, chúng ta cũng chỉ có thể thoát lệnh một cách ngẫu nhiên mà thôi. Ví dụ, khi vào lệnh với một setup tăng, khi đó điểm dừng lỗ sẽ là điểm mà ta tin rằng giá phủ nhận, hay nói cách khác là xác nhận setup không còn tác dụng, hoặc thậm chí là nhận định hướng đi của giá sai.

Setup mở ra điểm vào lệnh và điểm đặt stop loss để thoát lệnh. Điểm thoát lệnh là mức mà nếu giá chạm đến sẽ xác nhận khả năng cao là dự đoán của chúng ta sai.

Một setup tin cậy sẽ đánh dấu một mức giá mà ở đó khả năng cao là giá sẽ đi tiếp tục theo xu hướng thị trường mà chúng ta dự đoán. Chất lượng của một setup cao còn phụ thuộc vào setup đó có đưa ra điểm đặt stop loss đẹp hay không.

Vì thế, mà một trong những vai trò quan trọng của setup đó là mở ra một mức đặt stop loss mà giúp giới hạn rủi ro trong mức mà chúng ta có thể chịu đựng. Chưa vội nghĩ đến việc setup mang lại cho ta bao nhiêu lợi nhuận mà setup trước tiên là công cụ để chúng ta điều khiển rủi ro thua lỗ.

Ngoài ra, với setup được hình thành ta còn có thể dựa vào những ngưỡng giá nhất định mà nó đưa ra để phân tích nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như khi nào thì setup hết hiệu lực, khi nào thì setup đó thành công hoặc thất bại….cho nên nó rộng hơn so với khái niệm mô hình nến thông thường một chút.

Xác định gì trong một setup

Như chúng ta đã nói trong những bài viết trước, hành động giá được thực thi bởi vì tâm lý con người quyết định đến những thay đổi của giá. Tâm lý giải thích vì sao mà giá ở quá khứ có ảnh hưởng đến giá trong tương lai, và giá tương lai đôi khi được hình thành tương tự như giá trong quá khứ.

Do đó, với mỗi mô hình nến, chúng ta sẽ bắt đầu giải thích tâm lý đằng sau nó. Chúng ta hiểu những hoàn cảnh nào mà khiến cho người giao dịch mất tiền, cùng với đó là hiểu những người giao dịch thường thua lỗ, người non kinh nghiệm sẽ giao dịch như thế nào.

Chúng ta hãy giao dịch với tư cách là người làm chủ cuộc chơi. Bạn sẽ là một trong những người nhận được tiền từ những người bị thua lỗ.

Như chúng ta đã biết, tâm lý đứng sau mỗi mô hình nến là cơ sở cho chúng ta ước định chất lượng của cơ hội giao dịch. Những ý nghĩa phía sau mỗi mô hình giao dịch quan trọng hơn là hình thức bên ngoài của mô hình.

Sự giải thích tâm lý chúng ta đưa ra có thể không chính xác và chúng ta không thể chắc chắn hết những gì mà chúng ta nhận định đằng sau mỗi mô hình.

Thậm chí khi chúng ta đúng, chúng ta cũng không chắc chắn về điều đó. Tất cả dựa trên kinh nghiệm cũng như một số cơ sở khác. Tuy nhiên, những sự giải thích mà ta đưa ra là dựa trên những điều mà ta tin tưởng, cho dù nó luôn có xác suất và chúng ta giao dịch dựa trên những cơ sở đó một cách hiệu quả, hợp lý.

Bạn sẽ được học cách nhận ra những mô hình nến mà không một chút nghi ngờ. Một mô hình nến sẽ tóm lược những hành vi thị trường thể hiện trong nó..

Chúng ta muốn xác định một mô hình nến giúp chúng ta giao dịch cần có những điều kiện khác để trở thành một setup giao dịch hiệu quả.

Do đó, ngoài những quy tắc để xác định các mô hình nến, chúng ta cũng cần có những quy tắc để giao dịch hiệu quả với chúng.

Bạn sẽ có thể nhận ra những setup trong thị trường, xác định mô hình nến và hoàn cảnh nó xuất hiện là một quá trình cụ thể, chỉ trừ đánh giá chất lượng của setup là mang tính chủ quan của cá nhân.

Một setup hành động giá thì bản thân nó không tạo ra cơ hội giao dịch. Chúng ta cần sàng lọc theo nhận định xu hướng thị trường và ước lượng khả năng chúng đi ngược lại với dự đoán của chúng ta.

Chúng ta đã học cách nhận định xu hướng thị trường trong các bài trước. Ở bài học này và các bài học sau về mẫu hình giao dịch cụ thể chúng ta sẽ củng cố thêm kỹ năng xác định xu hướng thị trường trước khi đi vào mỗi setup cụ thể.

Mỗi setup chúng ta sẽ nói đến xác định tỉ lệ lời lỗ. Ngoài ra mõi setup giao dịch cũng sẽ đề cập đến những yếu tố giúp xác định một setup tuyệt vời, và kỹ thuật nâng cao hơn đó là vào lệnh lại (re-entry) và dự đoán xu hướng thị trường bằng các mẫu hình nến.

Cách gọi tên setup, mẫu hình

Những bậc thầy đầu tư có thói quen tạo ra những cái tên, những khái niệm mới và show cho cộng đồng, công chúng như một thứ độc đáo, quý giá. Điều đó chẳng mang lại ý nghĩa nhiều.

Không có gì sai trong cái tên hay khái niệm nào đó cả. Chúng ta cần nhưng tên gọi và những khái niệm để dễ dàng hơn trong việc truyền đạt, giao tiếp và những setup sắp đề cập đến cũng có những cái tên riêng và trên thực tế thì bạn có thể gọi chúng bằng bất cứ tên gì bạn thích, miễn là bạn thấy hợp lý và hiệu quả cho việc giao dịch của bạn.

Phần lớn các setup hành động giá được đặt tên theo những gì mà trực quan chúng ta nhận thấy. Ví dụ như inside bar, outside bar, bao trùm giảm, bao trùm tăng…v.v.

Trong những bài sau các bạn sẽ được học những mẫu hình nến rất hay để có thể vào lệnh và nó sẽ khác nhiều so với các mẫu hình nến truyền thống, cơ bản và rất phổ biến trên internet.

Thị trường thường lặp đi lặp lại. Tâm lý con người cũng có xu hướng tương tự nhau ở một số trường hợp và hành vi thị tường luôn luôn có sự lặp đi lặp lại.

Tổng quát về các Setup giao dịch

Trong các bài tiếp theo chúng ta sẽ được tìm hiểu về 9 setup cũng như cách giao dịch sao cho hiệu quả với các mẫu hình đó:

  • Phá vỡ vùng giằng co thất bại: Giới thiệu đến các bạn khái niệm về sự giằng co của thị trường. Nó phản ánh một thực tế của thị trường hiện đại là đa phần sự phá vỡ là thất bại.
  • Vùng giằng co: Cũng có thể dùng từ sideway hoặc trading range với một số tác giả khác. Nơi mà giá đang gặp phải sự kháng cự lẫn hỗ trợ, theo dõi sự phá vỡ thành công của vùng này sau đó chờ giá hồi về cũng có thể thấy những cơ hội giao dịch rất tốt.
  • Nến xu hướng thất bại: Là một setup đơn giản nhất nhưng cũng không kém phần hiệu quả.
  • Giảm dần: Giá bị đẩy đi với một lực yếu dần.
  • Tăng dần: Giá đi với một lực mạnh tăng dần với một vài cây nến nhưng sau đó đột ngột xuất hiện một nến đảo chiều chống lại xu hướng hiện tại.
  • Vùng sức ép: Sự lặp đi lặp lại lực mua hay bán tại một vùng giá nhất định.
  • Vùng lo lắng: Nơi mà có nhiều mẫu hình nến thất bại. Chúng ta tập trung vào những mẫu hình ngược trend, và khi vào lệnh chúng ta thua.
  • Cú hồi yếu: Những cú hồi ngược với xu hướng thị trường, những cú hồi này thể hiện xung lượng yếu. Nó là dấu hiệu của một số nhà giao dịch ngược trend, cố gắng bắt đỉnh bắt đáy, nhưng với lực đi yếu chứng tỏ không nhiều nhà đầu tư lao vào, đó là những cú hồi chứ không phải là tín hiệu đảo chiều và chúng ta chờ cơ hội giao dịch với xu hướng chính
  • Phá vỡ giả đối xứng (Opposite Failure): Mô hình nến này xây dựng dựa trên sự phá vỡ giả (False breakout) theo một cách rất đặc biệt.

Hành động giá hiếm khi chính xác được tuyệt đối. Các vùng hỗ trợ và kháng cự thường không phải là mức giá cụ thể mà là một vùng giá.

Đó là lý do vì sao mà 3 trong 9 setup nêu trên là dựa vào các vùng giá. Các setup đó xác định cho chúng ta những vùng giá mà nên tập trung chú ý đến chúng với mục đích tìm kiếm cơ hội giao dịch tốt.

Các quy tắc vào lệnh

Tất cả các đường trendline được vẽ theo kỹ năng ta đã được học ở các bài trước.

Với setup vào lệnh mua:

  • Giao dịch khi thị trường trong xu hướng tăng.
  • Đặt lệnh chờ mua cao hơn 1 pip so với điểm cao nhất của nến tín hiệu (nhớ cộng thêm một khoản spread dự phòng). Nếu như bóng nến trên không có hoặc quá ngắn thì có thể vào lệnh trực tiếp.
  • Đặt stop loss thấp hơn 1 pip so với điểm giá thấp nhất của nến tín hiệu.

 

Với setup vào lệnh bán:

  • Giao dịch khi thị trường trong xu hướng giảm.
  • Đặt lệnh chờ bán thấp hơn 1 pip so với điểm thấp nhất của nến tín hiệu. Nếu như bóng nến dưới không có hoặc quá ngắn thì có thể vào lệnh trực tiếp.
  • Đặt stop loss cao hơn 1 pip (cộng với khoảng spread dự phòng) so với điểm cao nhất của nến tín hiệu.

Do đó, căn cứ theo quy tắc đặt lệnh như trên, rủi ro giao dịch của chúng ta luôn luôn được thể hiện bằng khoảng giá của cây nến tín hiệu cộng với 2 pip.

Để cho tiện trình bày thì Thgold sẽ không nhắc lại việc phải cộng thêm một khoản spread dự phòng, vì đây là chuyện bắt buộc chúng ta phải làm khi giao dịch trong thị trường forex. Đôi khi các bạn phải linh hoạt cộng thêm không phải 1 mà là 2 hay 3 Pip tuỳ theo sản phẩm giao dịch của bạn.

Phí spread không cố định nên việc chúng ta dự phòng chỉ tương đối chứ không thể chính xác hoàn toàn, tuy nhiên khi chúng ta giao dịch quen với một cặp tiền nào đó rồi thì hoàn toàn có thể dự đoán được khá chính xác vì nó chỉ giao động trong một khoảng nhất định và khoảng thời gian nào đó trong ngày mà thôi.

Lời kết

Trên đây chúng ta mới chỉ điểm qua một số thông tin về những setup giao dịch mà chúng ta sẽ tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn trong từng bài viết cụ thể ở sau. Chắc chắn là các mẫu hình nến này sẽ khiến bạn cảm thấy hứng thú và vô cùng cuốn hút.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *