Giao dịch với vùng giằng co

Chúng ta đã học về vùng giằng co trong setup phá vỡ vùng giằng co thất bại ở bài trước. Chúng ta cũng biết cuối cùng giá phá vỡ vùng giằng co như thế nào. Sự phá vỡ thành công hay thất bại. Sự phá vỡ thất bại chúng ta đã học ở bài trước những còn phá vỡ thành công thì sao? Trong bài này chúng ta sẽ giao dịch với vùng giằng co trong trường hợp đó.

Tư duy giao dịch với vùng giằng co

Chúng ta cảm thấy bối rối vì không biết thị trường sẽ phá vỡ vùng giằng co thất bại hay thành công. Nhưng chúng ta hãy quên chuyện đó đi.

Khi xuất hiện sự phá vỡ dù là cây nến sau có thể sẽ hình thành setup phá vỡ vùng giằng co thất bại nhưng đừng sợ mà hãy cứ vào lệnh nếu như có nhiều yếu tố khác ủng hộ và bạn có thể tự tin cao với lệnh giao dịch của mình.

Thời điểm giá đang giằng co chúng ta không thể chắc chắn rằng giá phá vỡ vùng giằng co thành công hay thất bại, chúng ta chỉ chắc chắn một điều rằng giá cuối cùng sớm hay muộn cũng sẽ phá vỡ ra khỏi vùng giằng co.

Khi sự phá vỡ xảy ra sẽ hình thành nên hai nhóm người giao dịch. Ví dụ sau sẽ minh họa cho các bạn thấy.

Hình 1: Hai nhóm người giao dịch với sự phá vỡ vùng giằng co

  1. 4 cây nến trong vùng giằng co.
  2. Sự phá vỡ vùng giằng co.
  3. Với những người muốn chắc chắn với lệnh giao dịch của mình hơn sẽ chờ thị trường hồi lại rồi mới vào lệnh. Lý do bởi vì thường thị trường sẽ test lại điểm vào lệnh để khiến các nhà đầu tư đã vào lệnh trước đó dính stop loss bảo vệ vốn hoặc bẫy những người cho rằng giá sẽ tăng và mua vào, cuối cùng dẫn đến họ thua lỗ.
  4. Những người tự tin và đặt lệnh chờ bán để bắt lấy cơ hội thị trường phá vỡ vùng giằng co sẽ dời stop loss về bảo toàn vốn đề phòng thị trường đi ngược lại với dự đoán.

Nhóm người đầu tiên là những người đi sau, chậm nhưng chắc, đổi lại họ sẽ bỏ qua nhiều cơ hội. Ví dụ này là một điển hình khi giá không quay lại.

Nhóm người thứ hai ở trường hợp này sẽ vô cùng mừng rỡ vì giá lao dốc mà không hồi về.

Nhưng trong giao dịch, kiên nhẫn sẽ là người thắng cuộc, chúng ta xem diễn biến giá về sau thế nào nhé:

Hình 2: Phản ứng với vùng giằng co

  1. Sau sáu cây nến tăng mạnh liên tiếp, giá bắt đầu chững lại và hồi về.
  2. Điểm giá test lại chính xác vùng phá vỡ giằng co.
  3. Giá tiếp tục giảm mạnh.

Như vậy trong trường hợp này nếu ai còn giữ lệnh từ khi phá vỡ vùng giằng co thì chắc chắn sẽ rất hoang mang. Thậm chí có thể dính stop loss bảo toàn vốn. Với những người kiên nhẫn thì cơ hội này vào sẽ an toàn hơn cơ hội ban đầu.

Kháng cự và hỗ trợ với vùng giằng co

Ở bài trước, chúng ta đã được học về cách nhận diện các nến như nào để xác định chúng là vùng giằng co, đó là ít nhất 3 cây nến liên tiếp nằm trong vùng giá của cây nến trước.

Nhưng đó là vùng giằng co nằm trong cấu tạo của mẫu hình nến còn bây giờ sẽ được xác định như một ngưỡng kháng cự, hỗ trợ phục vụ cho công việc giao dịch.

Cụ thể các bước đễ vẽ ra một ngưỡng hỗ trợ kháng cự với vùng giằng co như sau:

  1. Xác định các nến trong vừng giằng co.
  2. Vẽ đường kẻ ngang qua giá đóng cửa cao nhất trong số các nến của vùng giằng co.
  3. Vẽ đường kẻ ngang qua giá đóng cửa thấp nhất trong số các nến của vùng giằng co.
  4. Vùng giữa hai đường kẻ ngang đó chính là vùng giằng co.

Hãy xem một số ví dụ sau để thấy được những vùng giằng co này hoạt động như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Ví dụ thứ nhất bạn hãy xem lại hình 2.13, đó là một ví dụ rất hay, sau đây là ví dụ thứ 2 cho các bạn

Hình 3: Vùng giằng co hoạt động như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cực kỳ hiệu quả

  1. Giá đóng cửa cao nhất thuộc về cây nến tăng và có thể nói cũng là giá đóng cửa của cây nến doji thứ ba vì chúng gần như bằng nhau.
  2. Giá đóng cửa thấp nhất thuộc về cây nến giảm đầu tiên.
  3. Vùng giá phản ứng với ngưỡng hỗ trợ là vùng giằng co.

Ngoài ra các bạn có phát hiện điều gì hay trong ví dụ này không, hãy đoán thử xem.

Hình 4: Nhiều setup trong một hoàn cảnh

Như trong hình trên đã đánh dấu hình chữ nhật đứt đoạn. Đó là một setup phá vỡ vùng giằng co thất bại rất đẹp.

Hình 5: Vào lệnh mua với phá vỡ giằng co thất bại

Như vậy ngay sau khi khớp lệnh chờ mua thì lập tức thị trường bước vào vùng giằng co,nhưng sau đó giá phá vỡ vùng giằng co và  đã đi lên mạnh.

Với những ai giữ lệnh lâu dài thì có thể sẽ lo sợ lệnh lời trở thành lệnh lỗ khi giá quay lại test vùng giằng co, nếu dời stop loss bảo toàn vốn thì chắc chắn là sẽ bị dính stop loss, còn với những ai kiên trì giữ stop loss như ban đầu thì sẽ lại ăn đậm.

Hợp các vùng giằng co

Tại nhiều thời điểm, chúng ta sẽ thấy những mẫu hình giằng co mới được hình thành ở vị trí tương đương nhau về giá, giống như hình sau:

Hình 6: Nhiều vùng giằng co ở mức giá tương đương nhau

Ở hình trên đã đánh dấu ra 4 vùng giằng co có mức giá tương đương nhau, có thể nói là chúng chồng lấn lên nhau theo phương ngang. Khi chúng ta gặp phải những trường hợp như vậy hãy gom chúng lại thành một vùng thống nhất. Như thế, khi phân tích sẽ đỡ rối và thuận tiện hơn.

Hình sau sẽ cho các bạn thấy sự hợp nhất các vùng giằng co lại với nhau:

Hình 7: Hợp nhất các vùng giằng co

Các vùng giằng co trên đều có một khoảng trùng với các vùng giằng co khác, nếu trường hợp mà chúng không trùng một phần nào cả thì việc có hợp nhất chúng hay không là tùy bạn, nếu bạn cho rằng nó hợp lý thì hãy gom lại.

Vào lệnh mua với vùng giằng co

Hình 8: Mua với setup vùng giằng co

  1. Cây nến có giá đã nằm hoàn toàn trên vùng giằng co (vượt ra khỏi vùng giằng co).
  2. Sau khi vượt ra khỏi vùng giằng co giá quay lại test.
  3. Khi đến khu vực vùng giằng co hình thành nên mẫu hình piercing, chúng ta đặt lệnh chờ mua ở trên đỉnh của cây nến tăng.

Nếu như giá nằm hoàn toàn trên vùng giằng co rồi sau đó quay lại hình thành nên một cây nến nằm dưới hoàn toàn vùng giằng co thì chúng ta hãy bỏ qua  mà không nên tìm kiếm bất cứ cơ hội mua nào khác với vùng giằng co đó nữa. Hình sau sẽ minh họa cho các bạn thấy.

Hình 9: Vùng giằng co không còn hiệu nghiệm

  1. Cây nến nằm hoàn toàn trên vùng giằng co, do đó ta chờ giá hồi về để tìm cơ hội mua.
  2. Sau cây nến số 1 thị trường lập tức giảm mạnh sau đó tạo một cây nến hammer, tuy nhiên nó đã nằm dưới hoàn toàn vùng giằng co trước nên chúng ta bỏ qua.
  3. Trong trường hợp này nếu ta giao dịch với cây nến hammer thì có thể ăn với tỉ lệ 2:1. Tuy nhiên điều chúng ta muốn đó là thị trường phải có xu hướng đi lên sau khi phản ứng với vùng giằng co. Ô vuông đánh dấu một vùng giá sideway sau đó đảo chiều thành xu hướng giảm. Điều đó cho thấy giao dịch với vùng giằng co không còn hiệu nghiệm là rất nguy hiểm.

Khi bạn giao dịch với vùng giằng co, có thể bạn sẽ thua một vài lệnh trước khi thắng.

Hình 10: Vào nhiều lệnh với một vùng giằng co

  1. 4 cây nến tạo thành vùng giằng co.
  2. Cây nến marubozu tăng đã nằm hoàn toàn trên vùng giằng co. VÌ vậy chúng ta sẽ tìm cơ hội mua khi giá hồi về.
  3. Vào lệnh mua lần thứ nhất với dạng nến bullish engulfing. Tuy nhiên, lệnh này nếu ta đặt tỉ lệ 2:1 thì có thể sẽ dính Take Profit, còn nếu bạn đặt cao hơn thì lệnh này bạn sẽ thua.
  4. Tiếp tục là một mẫu hình bullish engulfing, nhưng lần này chúng ta thua khi vào lệnh.
  5. Đến lần vào lệnh này chúng ta đã thắng đậm. Chúng ta thấy rằng vùng giằng co này đóng vai trò ngưỡng kháng cự rất quan trọng.

Vào lệnh bán với vùng giằng co

Hình 11: Bán với vùng giằng co

  1. Vùng giằng co được hình thành với 4 cây nến.
  2. Vào lệnh chờ bán với cây nến giảm mạnh. Chúng ta cũng có thể đặt chờ bán với cây nến spinning top trước đó hay sau này các bạn sẽ được học setup trendbar failure (nến xu hướng thất bại).

Cũng tương tự như dạng vào lệnh mua, nếu như xuất hiện cây nến nằm hoàn toàn phía trên vùng giằng co thì ta không nên tìm cơ hội bán nữa.

Cũng cần nói thêm là trước đây chúng ta từng biết rằng ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì sẽ trở thành ngưỡng kháng cự trong tương lại và ngược lại. Điều tương tự cũng được áp dụng với vùng giằng co. Hãy xem hình sau:

Hình 12: Vùng giằng co từ hỗ trợ thành kháng cự

  1. Cây nến nằm hoàn toàn trên vùng giằng co mới hình thành xác nhận vùng giằng co trở thành ngưỡng hỗ trợ.
  2. Sau đó giá giảm mạnh và hình thành cây nến nằm hoàn toàn dưới vùng giằng co xác nhận nó trở thành ngưỡng kháng cự cần xem xét khi giá quay lại.
  3. Thể hiện sự kháng cự bởi vùng giằng co. Chúng ta có thể vào lệnh với cây nến giảm ngay sau cây nến tăng.

Ví dụ giao dịch với vùng giằng co

Hình 13: Bao quát hoàn cảnh thị trường

  1. Đường trendline ban đầu được hình thành từ rất sớm.
  2. Đường trendline điều chỉnh sau khi cây nến có đuôi bóng nến dài được đánh dấu mũi tên hình thành nên điểm chốt đáy vững bền mới.

Hình 14: Các vùng giằng co

  1. Vùng giằng co thứ nhất được hình thành từ 3 cây nến nhỏ có thể coi gần như là doji.
  2. Vùng giằng co thứ hai được hình thành từ 4 cây nến.

Ta nhận thấy rằng hai vùng giằng co này chồng lên nhau, vùng thứ nhất nằm hoàn toàn phía trong vùng thứ hai cho nên trong tình huống này chắc chắn chúng ta sẽ hợp nhất chúng lại, vô cùng đơn giản như sau:

Hình 15: Sự hợp nhất hai vùng giằng co

  1. Trong trường hợp này sự hợp nhất hai vùng giằng co giống như chỉ là vùng thứ hai kéo dài ra, bởi vùng thứ nhất nằm trọn trong vùng thứ hai.
    Tuy vậy chúng ta vẫn phải ý thức rằng sự hợp nhất ở đây không chỉ là sự thể hiện bằng hình thức ở ngoài của vùng hợp nhất mà nó thể hiện rằng hai vùng giằng co gần nhau sẽ có sức mạnh đáng để chúng ta quan tâm hơn là một vùng tách biệt.
  2. Cây nến có đuôi dài thể hiện sự kháng cự mạnh khi đến vùng có đường trendline ban đầu (đường đứt đoạn) và vùng giằng co, từ đó cho ta một ngưỡng hỗ trợ đáng tin cậy.

Tuy nhiên, khi này chúng ta chưa thể vào lệnh và không có cơ sở gì để chúng ta vào lệnh cả. Cơ hội chưa xuất hiện nên phải chờ diễn biễn giá tiếp theo như thế nào.

Hình 16: Vào lệnh với vùng giằng co

  1. Sau cây nến có đuôi bóng dưới dài phản ứng với vùng giằng co và đường trendline, giá đi một lực mạnh với nhiều cây nến tăng liên tục.
    Khi giá giảm chúng ta xem xét sự hình thành điểm chốt đỉnh thứ cấp để phân tích xung lượng của thị trường. Ta thấy xung lượng tăng không còn mạnh và giá chịu ngưỡng kháng cự mạnh từ đỉnh cũ.
  2. Xung lượng giảm rất mạnh với khoảng phá vỡ sâu và hình thành cây nến nằm hoàn toàn ở dưới đáy cũ. Tuy nhiên chúng ta thấy giá đã đi đến vùng giằng co cùng với đường trendline điều chỉnh, đây là một ngưỡng hỗ trợ mạnh và có thể tìm kiếm cơ hội mua lên.
    Với những ai cố gắng bắt đáy bắt đỉnh thì khả năng cao họ sẽ vào lệnh khi xuất hiện cây nến tăng ngay sau cây nến giảm mạnh phá vỡ trendline, điều này cũng hoàn toàn có cơ sở, nhưng trong trường hợp này chúng ta thua 1 lệnh.
    Bởi vì vẫn còn một lý do mà chưa khiến ta vào lệnh vội đó là không có dấu hiệu cho thấy sự yếu đi của xung lượng giảm.
  3. Sau khi tăng nhẹ giá tiếp tục rơi xuống vùng giằng co và đường trendline. Trong hình elip khoanh cây nến giảm mạnh và tăng mạnh ta thấy giá đã phá vỡ nhẹ đáy cũ.
    Tuy nhiên ở đây chưa hình thành nên đáy mới (phải có cây nến lên để xác nhận hình thành đáy) cho nên xung lượng của thị trường giảm như thế nào vẫn là một ẩn số.
  4. Cơ hội giao dịch đã đến, chúng ta đặt chờ mua ở trên cây nến tăng. Vì sao lại đặt chờ mua và vào lệnh ở đó khi mà vẫn chưa rõ ràng xung lượng giảm đã giảm hay chưa?
    Câu trả lời nằm ngay ở lệnh giao dịch của chúng ta. Khi chúng ta khớp lệnh cũng có nghĩa rằng khả năng cao thị trường sẽ tạo ra cây nến lên (trừ trường hợp là outside bar) để xác nhận hình thành đáy mới, lúc đó cũng đồng nghĩa với việc đáy thứ cấp mới hình thành có xung lượng cực kỳ yếu.

Ngoài ra, chúng ta hoàn toàn có thể vào lệnh với cây nến pin bar được chỉ mũi tên.

Kết luận

Vùng giằng co là một setup mà sẽ không hiệu quả nếu như sử dụng chúng một cách độc lập. Tuy nhiên, nó cung cấp cho chúng ta rất nhiều giá trị theo hai cách.

Thứ nhất, nó cung cấp một trong những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự hiệu quả để xem xét các mẫu hình nến khác, giúp chúng ta vào lệnh tốt hơn.

Ở các setup sau, các bạn sẽ thấy được nhiều cú giao dịch tốt được xảy ra khi nó phản ứng với vùng giằng co.

Thứ hai, khi chúng ta tìm các vùng giằng co và dựa vào chúng để phân tích, giao dịch sẽ rèn luyện cho chúng ta tính kiên nhẫn, chờ đợi những lệnh giao dịch một cách rõ ràng.

Chúng ta học cách chờ cho thị trường vượt ra khỏi vùng giằng co rồi sau đó quay lại để tìm kiếm cơ hội giao dịch. Nó giúp chúng ta biết đứng ngoài và tránh xa những cú trade mang tính cầu may.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *