Fakey là gì? Tìm hiểu về mẫu hình Fakey – setup giao dịch price action

Trong bài viết về Inside bar các bạn được học ở trước đó thì có một ví dụ về “Inside bar false breakout” hay còn gọi là mẫu hình Fakey. Ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu và chi tiết hơn với mô hình phá vỡ giả này.

Cấu trúc và các dạng mẫu hình Fakey

Cấu trúc của mẫu hình Fakey

Fakey sẽ được hình thành từ 2 phần đó là:

  • Inside bar và
  • Phá vỡ thất bại (False Breakout)

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng phá vỡ là phá vỡ nến nào? Mother bar hay nến Inside. Trước đây, khi nghiên cứu mẫu hình này thì có một số nơi nói trường hợp nào cũng được.

Tuy nhiên, thực tế Học Price Action nhận thấy mẫu hình Fakey là cực kỳ phổ biến và xuất hiện vô cùng nhiều. Chính vì thế, hãy chọn trường hợp phá vỡ mạnh hơn, chắc chắn hơn đó là phá vỡ luôn mother bar.

Như vậy, nó sẽ phù hợp hơn với cái gọi là phá vỡ mẫu hình Inside bar, bởi vì mẫu hình này là cả mother bar và inside bar chứ không chỉ riêng inside bar.

Các dạng mẫu hình Fakey

Mẫu hình Fakey hoàn toàn

Tại sao lại gọi là Fakey hoàn toàn. Bởi vì chỉ sau một cây nến, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ là phá vỡ (ra khỏi vùng giá mother bar) và thất bại (đóng cửa trong vùng giá mẫu hình inside bar)

Fakey với pin bar

Dạng đầu tiên này là dạng phổ biến nhất, ngay sau khi phá vỡ ra khỏi Mother bar thì giá lại đảo chiều quay về gần với giá mở cửa của cây nến. Loại Fakey hoàn toàn thường có sự phá vỡ thất bại là nến pin bar vì nó thể hiện lực cản của thị trường.

Hình 1: Fakey với pin bar

Ví dụ thực tế như sau:

Hình 2: Ví dụ về Fakey với pin bar

Fakey với nến thường:

Hình 3: Fakey với nến thường

Trường hợp này sẽ yếu hơn fakey có pin bar

Hình 4: Ví dụ về Fakey với nến thường

Mẫu hình Fakey không hoàn toàn

Hình 5: Fakey không hoàn toàn

Ở dạng này, sự phá vỡ và thất bại không nằm trong một nến như pin bar ở trên mà chia thành hai cây nến. Cây nến thất bại không nhất thiết phải đóng cửa ở trong vùng giá của mẫu hình inside bar.

Hình 6: Ví dụ thực tế cho trường hợp Fakey không hoàn toàn

Không phải mẫu hình fakey nào cũng cần chính xác như dạng trên mà thực tế nó rất đa dạng. Chẳng hạn như sau:

Hình 7: Fakey biến thể

Theo quan sát thực tế, Học Price Action thấy rằng mẫu hình như trên khá hiệu quả, nhưng nếu giao dịch thì nên chờ thêm cây nến xác nhận, vì mẫu hình này yếu và không thể hiện sự false breakout rõ ràng, mạnh mẽ.

Cách giao dịch với Fakey

Việc vào lệnh có thể được thực hiện sau khi xuất hiện sự false breakout. Với fakey pin bar thì bạn có thể áp dụng các quy tắc vào lệnh với pin bar.

Ngoài ra, có những cách khác để giao dịch với mẫu hình này như là đặt lệnh chờ ở đỉnh (đáy) của inside bar và của mother bar.

Hình 8: Phương pháp vào lệnh với mẫu hình fakey có pin bar

  1. vào lệnh theo quy tắc với pin bar.
  2. Cách thứ hai là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) inside bar. Stop loss các bạn có thể đặt ở đầu còn lại của inside bar hoặc vẫn đặt stop loss với pin bar.
  3. Cách thứ ba là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) mother bar. Stop loss các bạn có thể đặt ở đầu còn lại của mother bar hoặc vẫn đặt stop loss với pin bar.

Hình 9: Phương pháp vào lệnh với fakey không hoàn toàn

  1. Chờ mua (bán) trên đỉnh (đáy) của nến xác nhận.
  2. Cách thứ hai là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) inside bar.
  3. Cách thứ ba là chúng ta chờ mua (bán) ở đỉnh (đáy) mother bar.

Những trường hợp yếu như Fakey với nến thường hay như trường hợp nêu ở hình 7 thì ta nên chờ thêm một cây nến xác nhận.

Hình 10: Chờ bán dưới cây nến xác nhận với mẫu hình fakey yếu

Ví dụ thực tế như sau:

Hình 11: Ví dụ về giao dịch khi có nến xác nhận

Ví dụ trên có thể thấy, khi xuất hiện nến tăng xác nhận thì cảm giác vào lệnh của chúng ta sẽ tự tin hơn rất nhiều.

Nếu các bạn quan sát trên biểu đồ, có thể thấy rằng mẫu hình fakey rất nhiều và fakey không hoàn toàn lại càng nhiều hơn nữa. Vì thế mà việc luyện tập và làm quen với giao dịch các mẫu hình fakey như vậy là rất cần thiết.

Hình 12: Ví dụ thực tế giao dịch với mẫu hình fakey không hoàn chỉnh

Trong hình ví dụ trên, nếu Fakey mở rộng ra thêm 3 cây nên về bên trái nữa thì đó lại chính là mẫu hình đặc biệt Opposite Failure Pattern.

Đặc điểm tâm lý của Fakey

Các mẫu hình phá vỡ thất bại là một trong những setup được nhiều người ưa thích nhất, đặc biệt là đối với các trader Price Action. Trước đó Học Price Action đã trình bày là mẫu hình Opposite failure,  phá vỡ vùng giằng co thất bại, và bây giờ là mẫu hình Fakey.

Các bạn hãy quan sát biểu đồ mà xem, hiện nay phá vỡ thất bại xảy ra vô cùng nhiều. Thường khi xuất hiện một sự phá vỡ thành công thì trước đó là hàng loạt phá vỡ giả đã diễn ra.

Thông thường, thị trường sẽ có nhiều tình huống giá đang đi về một hướng thì đột ngột đảo chiều, giết chết những người non kinh nghiệm và thiếu kiến thức trong khi những người đầu tư chuyên nghiệp sẽ lợi dụng những lúc giá đẩy ngược trở lại đó.

Nếu thị trường đang trong một xu hướng và mẫu hình Fakey hình thành thuận xu hướng đó ( phá vỡ ngược xu hướng và nếu vào lệnh thì thuận xu hướng).

Lúc đó như là kết quả của một bộ phận trader cố gắng bắt đáy hoặc bắt đỉnh, đa phần những trader nghiệp dư thường làm cho giao dịch trở nên khó khăn đi khi mà họ luôn muốn ăn thật đậm, thể hiện khả năng dự báo và cảm nhận thị trường của mình.

Mẫu hình fakey hình thành là tín hiệu cho thấy thị trường có một số lượng trader nghĩ rằng vị trí đó có thể là đỉnh hoặc đáy, nhưng sau đó Big Boy tận dụng tính thanh khoản đó để nhảy vào cuộc và làm cho giá đi theo xu hướng chính của nó, đó là vì sao muốn thành công bạn nên tập thói quen kiên nhẫn.

Lời kết

Như vậy là Học Price Action đã trình bày một cách chi tiết đến các bạn về mẫu hình Fakey và các vấn đề có liên quan. Đây là một mẫu hình cơ bản, không quá mạnh và gặp rất nhiều trên biểu đồ giá.

Vì vậy, để khả năng thắng lệnh cao hơn thì các bạn nên giao dịch ở các khung thời gian từ H4 trở lên. Không nên sử dụng mẫu hình Fakey để lướt sóng.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *