Dự đoán xu hướng thị trường thông qua setup giao dịch

Việc dự đoán xu hướng thị trường chúng ta đã được học rất chi tiết ở các bài đầu tiên nhưng dự đoán xu hướng thị trường với setup giao dịch phải để đến bài viết này mới có thể giới thiệu với các bạn được vì chúng ta cần phải học qua các setup giao dịch trước đã.

Vấn đề chính của bài này nói lên mối quan hệ giữa xu hướng thị trường với setup giao dịch vì đâu đó các setup giao dịch thành công hoặc thất bại nó phản ánh xu hướng thị trường.

Mối liên hệ giữa setup giao dịch và xu hướng thị trường

Công việc giao dịch của chúng ta là trước tiên phải xác định được xu hướng thị trường rồi sau đó mới tìm kiếm các setup giao dịch theo xu hướng đó.

Những setup cùng hướng với xu hướng thị trường cho khả năng thắng cao còn những setup chống lại xu hướng thì rất dễ thất bại.

Cụ thể:

  • Trong thị trường có xu hướng tăng, setup mua có khả năng thành công cao và setup bán có khả năng thất bại cao.
  • Trong thị trường có xu hướng giảm, setup bán có khả năng thành công cao và setup mua có khả năng thất bại cao.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ đảo ngược lại vấn đề:

  • Khi setup mua đang duy trì ở thế thắng và setup bán thất bại thì xu hướng thị trường có khả năng cao là tăng.
  • Khi setup bán đang duy trì ở thế thắng và setup mua thất bại thì xu hướng thị trường có khả năng cao là giảm.

Sự đảo ngược này đưa ra cho chúng ta một ý tưởng cũng như một cách tư duy thú vị với việc quan sát sự thành công hay thất bại của các setup để từ đó dự đoán hướng đi của thị trường.

Cách làm này cực kỳ hiệu quả khi thị trường không rõ ràng về xu hướng và khó cho chúng ta thấy một xu hướng cụ thể.

Đánh giá sự thành công của setup giao dịch

Để nhận định xu hướng của thị trường bằng cách quan sát setup giao dịch, chúng ta cần hiểu sự khác nhau giữa setup thành công và setup thất bại.

Khi chúng ta giao dịch với một setup thì sự thành công đến khi nó chạm mốc chốt lời và ngược lại thất bại khi hít stop loss.

Tuy nhiên, để dự đoán được xu hướng của thị trường chúng ta không cần đánh giá chất lượng của setup giao dịch mà chỉ cần dựa vào setup được hình thành và khoảng giá đi sau đó để xác định xu hướng.

Setup giao dịch mua

Một setup mua cần xem xét:

  • Thành công khi có một nến nằm hoàn toàn trên nến tín hiệu.
  • Thất bại khi có một nến nằm hoàn toàn dưới nến tín hiệu.

Và đương nhiên, một setup mua thành công ám chỉ xu hướng thị trường tăng và nó thất bại thì ám chỉ xu hướng thị trường giảm.

Các hình ví dụ sau sẽ thể hiện cụ thể cho các bạn thấy:

Hình 1: Setup mua thành công

  1. Mẫu hình tăng dần giảm.
  2. Nến tín hiệu để vào lệnh.
  3. Ngay sau cây nến vào lệnh lập tức xuất hiện một cây nến doji có bóng nến dưới dài hít stop loss. Tuy nhiên, vẫn không có cây nến nào nằm hoàn toàn dưới cây nến tín hiệu.
  4. Sau đó thị trường tăng với một dãy các nến tăng nhỏ và đương nhiên là hình thành lên cây nến nằm hoàn toàn trên cây nến tín hiệu.

Ví dụ sau sẽ cho các bạn thấy sự tương phản giữa setup thành công và thất bại ở thời điểm gần nhau. Từ đó phản ánh rõ xu hướng thị trường thế nào.

Hình 2: Setup bán thành công

  1. Mẫu hình giảm dần tăng.
  2. Nến tín hiệu.
  3. Cây nến hoàn toàn nằm dưới nến tín hiệu xác nhận setup bán thành công.

Hình 3: Setup mua thất bại

  1. Vùng giằng co.
  2. Hai cây nến ngược chiều xác nhận phá vỡ vùng giằng co thất bại.
  3. Cây nến tăng là nến tín hiệu vào lệnh.
  4. Sau khi khớp lệnh thì giá giảm mạnh và hình thành cây nến giảm nằm hoàn toàn dưới nến tín hiệu, xác nhận setup mua thất bại.

Như vậy dựa vào sự tương phản giữa thành công của setup bán và thất bại của setup mua có thể thấy xu hướng thị trường là đi xuống.

Setup giao dịch bán

Một setup bán cần xem xét:

  • Thành công khi có một nến nằm hoàn toàn dưới nến tín hiệu.
  • Thất bại khi có một nến nằm hoàn toàn trên nến tín hiệu.

Và đương nhiên, một setup mua thành công ám chỉ xu hướng thị trường tăng và nó thất bại thì ám chỉ xu hướng thị trường giảm.

Hình 4: Setup bán thành công

  1. Vùng giằng co với 3 cây nến.
  2. Hai cây nến tăng và giảm ngược chiều xác nhận hình thành sự phá vỡ giằng co thất bại.
  3. Đặt lệnh chờ bán. Một điều các bạn phải lưu ý đó là chúng ta chỉ giả định đặt chờ bán chứ trong trường hợp này chúng ta không chắc sẽ giao dịch (tùy người) vì cây nến tín hiệu quá lớn, nếu ai đủ tự tin thì giao dịch với số lot nhỏ cũng được. Quay trở lại việc giả định, chúng ta giả định để xem setup này thành công hay thất bại mà thôi. Không phải setup nào chúng ta cũng giao dịch.
  4. Cây nến giảm nằm hoàn toàn dưới cây nến tín hiệu xác nhận setup thành công.

Hình 5: Setup bán thất bại

  1. Vùng sức ép bán và cây nến cuối cùng trong vùng sức ép là nến tín hiệu.
  2. Theo cách giao dịch thông thường thì ta đặt lệnh chờ bán dưới nến tín hiệu và được khớp bởi cây nến sau đó.
  3. Cây nến nằm hoàn toàn ở trên nến tín hiệu xác nhận setup bán thất bại.

Setup không hoàn hảo

Cũng với mục đích là xác định xu hướng thị trường nhưng không giao dịch với các setup, chúng ta có thể gặp những trường hợp không chắc chắn về setup giao dịch được hình thành. Có hai cách chính để chúng ta xác định một cách linh hoạt.

Đầu tiên, chúng ta có thể đánh giá các setup mà chúng ta không khớp lệnh, có nghĩa rằng chúng ta ước lượng các mẫu hình giá chứ không phải là một setup rõ ràng. Dĩ nhiên, nếu như setup không được khớp lệnh thì khả năng cao là nó trở thành setup thất bại.

Hình 6: Setup không khớp lệnh và xu hướng thị trường

  1. Hai vùng sức ép bán.
  2. Nến tín hiệu của hai setup sức ép bán.
  3. Cả hai setup đều không được khớp lệnh. Các bạn cũng thấy quá trình hình thành hai setup này như một cú hồi yếu và sau đó giá tiếp tục tăng vọt.

Hình 7: Setup không khớp lệnh và xu hướng thị trường.

  1. Mẫu hình tăng dần tăng.
  2. Sau tăng dần tăng là vùng sức ép bán.
  3. Đường giới hạn tạo bởi mẫu hình tăng dần.
  4. Xuất hiện cây nến tín hiệu nhưng không khớp lệnh.
  5. Cây nến nằm hoàn toàn phía trên đường giới hạn cũng như là cây nến tín hiệu.

Chú ý rằng với mẫu hình có đường giới hạn như tăng dần hay giảm dần thì ngoài việc xác định sự thất bại của setup thì ta còn có thể xác định sự hết hiệu lực của mẫu hình để phục vụ cho việc xác định xu hướng thị trường.

Một phương pháp sử dụng linh hoạt cho việc xác định xu hướng thị trường nữa đó là hình dạng của cây nến tín hiệu.

Khi giao dịch với các setup ta đã học ở trên, chúng ta chỉ vào lệnh mua với nến tín hiệu tăng và bán với nến tín hiệu giảm.

Tuy nhiên, nếu mục đích là đánh giá xu hướng thị trường thì không cần thiết phải như vậy. Nến giảm vẫn có thể là một nến tín hiệu mua và nến tăng vẫn có thể là một nến tín hiệu bán. Doji thì cả hai.

Hình 8: Dấu hiệu xu hướng sớm từ các nến tín hiệu ngược chiều

  1. Vùng sức ép mua với bốn cây nến.
  2. Vùng giằng co với bốn cây nến.
  3. Mẫu hình giảm dần.
  4. Cây nến cuối cùng trong setup sức ép mua với bóng nến dưới dài thể hiện ẩn ý về xu hướng tăng. Hãy để ý nếu ta vào lệnh với nến này thì setup thành công ngay ở cây nến thứ hai sau đó, cho thấy một xu hướng tăng khá rõ ràng. (Khi vùng sức ép này hình thành đến cây nến doji thứ 3 thì chúng ta có thể coi là một nến tín hiệu mua rồi).
  5. Trong hai nến tăng này, một nến phản ứng với vùng giằng co, một nến ở đỉnh của mẫu hình giảm dần. Chúng đều có một bóng nến trên dài thể hiện một lực bán xuống. Tuy nhiên có thể thấy cây nến đầu tiên không khớp lệnh, cây nến thứ hai thì khớp lệnh nhưng sau đó thể hiện lực mua lên.

Nếu trong quá trình nhận định xu hướng ta vẫn lấy nến tăng là tín hiệu mua thì ở trường hợp trên, cây nến đầu ở mục số 5 sẽ là nến tín hiệu vào lệnh với setup sức ép mua, như vậy setup này chỉ được gọi là thành công khi đến cây nến thứ 6 sau đó.

Bằng cách linh hoạt sử dụng nến tín hiệu là ngược chiều hướng vào lệnh nhưng có dấu hiếu của xu hướng cùng chiều với lệnh ta dự định vào thì việc đoán được xu hướng thị trường sẽ sớm hơn rất nhiều.

Điểm mấu chốt đằng sau việc dự đoán xu hướng thị trường với setup giao dịch chính là dựa vào những mức giá,  những ngưỡng mà setup đó hình thành đưa ra cho chúng ta (đường giới hạn, nến tín hiệu để vào lệnh và điểm dừng lỗ).

Sau đó chúng ta quan sát hành động giá liên quan đến các ngưỡng giá đó. Do đó, trong việc phân tích xu hướng thị trường dựa vào setup giao dịch, yêu cầu về mặt kỹ thuật của setup là không quan trọng.

Dự đoán xu hướng thị trường

Để nhận định xu hướng thị trường với setup giao dịch, hãy làm theo hướng dẫn ở dưới đây:

  1. Đánh giá mỗi mẫu hình, mỗi setup giao dịch (cả chiều mua và chiều bán).
  2. Dựa trên kết quả phân tích của 3 setup gần nhất.
  3. Duy trì đường trendline và phân tích xung lượng như một công cụ chính để nhận định xu hướng thị trường.

Sau đây là một ví dụ thực tế

Hình 9: Phân tích xu hướng thị trường thực tế

  1. Với những cây nến giảm mạnh đẩy giá ra xa khỏi đường trendline, điều này thể hiện bên bán chiếm lợi thế, tuy nhiên như đã nói trong quyển 1, Khi giá đi xa khỏi đường trendline thì khả năng cao sau đó sẽ đảo chiều.
  2. Setup giảm dần giảm và cây nến cuối cùng là nến tăng nên được xem là nến tín hiệu.
  3. Cây nến spinning top tăng nhẹ nằm hoàn toàn trên cây nến tín hiệu xác nhận setup thứ nhất thành công.
  4. Setup giảm dần tăng hình thành sau setup giảm dần giảm ban đầu. Cây nến cuối cùng trong mẫu hình giảm mạnh cũng là nến tín hiệu.
  5. Sau khi khớp lệnh giá tăng hình thành lên cây nến nằm hoàn toàn ở trên nến tín hiệu, xác nhận setup thất bại.
  6. Sau khi setup thứ hai thất bại, thị trường tiếp tục hình thành vùng sức ép bán.
  7. Thêm một lần xuất hiện setup giảm dần tăng.
  8. Hai nến tín hiệu của hai setup bán nêu trên đều không được khớp lệnh.
  9. Vùng tạo setup sức ép mua. Tại đây ta có thể chờ cơ hội mua vì các bạn thấy ngưỡng hỗ trợ từ hai đáy trước, đồng thời khả năng thị trường tạo mô hình ba đáy ở vị trí này là tương đối cao vì xung lượng giảm rất yếu.
  10. Nến tín hiệu có thể vào lệnh mua.

Lời kết

Phần lớn các mẫu hình hay setup được hình thành là không đáng tin cậy để giao dịch, một trong những lý do đó là chúng chống lại xu hướng hiện tại, thiếu sự hỗ trợ của các setup khác hoặc cho tỷ lệ lời lỗ thấp. Vậy nên chúng ta có thể thấy được các setup đó nhưng chúng ta không giao dịch.

Sử dụng các setup giao dịch để dự đoán xu hướng thị trường là một phương pháp rất tốt đối với các setup mà không thể giao dịch. Hơn nữa, nó giúp chúng ta duy trì được “cảm giác thị trường”, giữ cho chúng ta như luôn đi theo nhịp đập của thị trường.

Khi ước lượng hành động giá, hoàn cảnh là điều quyết định, setup giao dịch mở ra cho chúng ta một hoàn cảnh trong ngắn hạn (xác định với giáo cao nhất, thấp nhất của một nến tín hiệu, hay các điểm cực, các ngưỡng mà từng mẫu hình tạo ra) để chúng ta đánh giá, nhận định hành động giá.

Khái niệm về việc sử dụng setup thành công hay thất bại để nhận định xu hướng thị trường không chỉ đối với các setup hay mẫu hình đã biết trong chương trình price action nâng cao này, mà nó hiệu quả với tất cả các mẫu hình hành động giá khác.

Tuy nhiên, bạn đừng nên quá vùi đầu vào tìm kiếm thật nhiều setup để dự đoán xu hướng thị trường mà chỉ nên sử dụng một vài setup làm bạn chú ý đến mà thôi, như vậy sẽ hiệu quả hơn.

Hãy nhớ rằng vẫn sử dụng trendline và các điểm chốt (đánh giá xung lượng) như một công cụ cơ bản và quan trọng hàng đầu trong nhận định xu hướng thị trường.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *