Trong bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về các điểm chốt cơ bản và thứ cấp, bài này chúng ta sẽ tìm hiểu chuyên sâu về một điểm chốt cực kỳ quan trọng đó là điểm chốt vững bền.
Xác định điểm chốt vững bền
Điểm chốt thị trường phần 2 này chúng ta sẽ nghiên cứu về dạng điểm chốt thị trường cuối cùng đó là vững bền. Điểm chốt. vững bền là một dạng đặc biệt của điểm chốt thứ cấp.
Nó là điểm chốt có sức ảnh hưởng và độ chắc chắn lớn nhất trong kết cấu của thị trường. Nó như một cái khóa, một chiếc then cài, muốn phá vỡ nó đa phần rất khó khăn.
Trong một trend chính luôn có những sự hồi về, một số cú hồi thường ngắn và tồn tại trong một sóng duy nhất. Những cú hồi về nhỏ như vậy tạo ra điểm chốt cơ bản.
Tuy nhiên, sẽ có một vài sóng hồi về sâu hơn một chút để tạo đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn, như thế sẽ hình thành điểm chốt thứ cấp.
Và cuối cùng những cú hồi sâu tạo thành điểm chốt thứ cấp đó đảo chiều quay lại xu hướng chính và tạo xa mức giá cao nhất (hoặc thấp nhất) cho xu hướng hiện tại.
Điểm đỉnh hoặc đáy của tất cả những cú hồi như vậy gọi là điểm chốt vững bền.
Điểm chốt vững bền là kết quả của một cú hồi sâu sau đó quay về trend chính và chúng là một trong số những công cụ mạnh nhất để xác định xu hướng của thị trường.
Đọc đến đây có lẽ các bạn vẫn còn rất mơ hồ đúng không. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về loại điểm chốt này và dùng chúng trong xác định xu hướng của thị trường.
Một điểm chốt đáy thứ cấp chỉ trở thành điểm chốt đáy vững bền khi giá đã phá vỡ lên trên điểm chốt đỉnh cao nhất trước đó của xu hướng hiện tại.
Phần lớn các điểm chốt đáy thứ cấp đều trở thành điểm chốt đáy vững bền trong một xu hướng tăng. Chúng ta chỉ chú ý đến các điểm chốt đáy vững bền khi xem xét thị trường trong một xu hướng tăng.
Một điểm chốt đỉnh thứ cấp chỉ trở thành điểm chốt đỉnh vững bền khi giá đã phá vỡ xuống dưới điểm chốt đáy thấp nhất của xu hướng hiện tại.
Phần lớn các điểm chốt đỉnh thứ cấp đều trở thành điểm chốt đỉnh vững bền trong một xu hướng tăng. Chúng ta chỉ chú ý đến các điểm chốt đỉnh vững bền khi xem xét thị trường trong một xu hướng giảm.
Các ví dụ
Những điểm chốt vững bền thường khó xác định và đa dạng trong thực tế. Thgold sẽ trình bày cho các bạn bằng hình vẽ các tình huống bao quát nhất trước khi vào xem xét trên biểu đồ thực tế.
Hình 1: Điểm chốt cơ bản không thể trở thành điểm chốt vững bền
Hình 2: Điểm chốt đáy thứ cấp trở thành điểm chốt đáy vững bền khi giá phá vỡ đỉnh A. Trường hợp này đỉnh A là một đỉnh cơ bản
Hình 3: Điểm chốt đáy thứ cấp trở thành điểm chốt đáy vững bền khi giá phá vỡ đỉnh thứ cấp A
Hình 4: Đáy cơ bản không hình thành trong cú hồi tạo đáy thứ cấp (sau đó trở thành đáy vững bền)
Hình 5: Các điểm chốt vững bền trong một xu hướng tăng
Sự hình thành các điểm chốt vững bền gắn liền với các cú hồi thất bại. Cú hồi bắt đầu từ đỉnh 1 xuống đến điểm A sau đó giá quay đầu tăng vượt lên đỉnh 1 thì cú hồi coi như đã thất bại và hình thành đỉnh mới. Qua đó, khẳng định xu hướng tăng khả năng cao vẫn sẽ tiếp tục.
Nếu như giá chưa vượt đỉnh 1 thì cú hồi đó được coi như chưa thất bại. Cú hồi tiếp theo bắt đầu từ đỉnh số 2 và B trở thành điểm. chốt vững bền khi giá tăng phá vỡ đỉnh số 2.
Cú hồi cuối cùng bắt đầu từ đỉnh số 3 nên khi giá phá vỡ đỉnh này điểm C sẽ trở thành điểm chốt đáy vững bền tiếp theo.
Chúng ta thấy một điều rằng trong xu hướng tăng thì đa phần các điểm chốt đáy thứ cấp đều trở thành điểm chốt đáy vững bền, phần lớn các điểm chốt đỉnh thứ cấp không trở thành điểm chốt đỉnh vững bền.
Do đó, trong xu hướng tăng ta nên dành sự chú ý nhiều đến điểm chốt đáy vững bền để xác định xu hướng thị trường, chú ý đến điểm chốt đỉnh thứ cấp để xác định xung lượng. Ngoài ra, trong ví dụ trên cũng có một điểm chốt đỉnh vững bền. Ta hãy cùng xem
Hình 6: Điểm chốt đỉnh vững bền trong xu hướng giảm ngắn hạn
Trong xu hướng giảm ngắn hạn nói trên, cú hồi bắt đầu từ điểm M và hình thành đỉnh thứ cấp N trước khi đảo chiều đi xuống vượt qua M. Điểm N trở thành điểm chốt đỉnh vững bền khi giá phá vỡ xuống dưới M và cú hồi từ M đến N thất bại.
Giá sau đó quay đầu tăng vượt qua điểm chốt đỉnh vững bền N, qua đó cũng cho thấy xu hướng giảm là không mạnh mẽ và bị lấn át bởi xu hướng tăng, điểm N không thể giữ giá với vai trò là ngưỡng kháng cự.
Tiếp theo sẽ là một tình huống phức tạp khác trong việc xác định.
Hình 7: Sự phức tạp của điểm chốt vững bền
Trong hình trên các đáy số 1 và 2 là những đáy cơ bản. Sau khi hình thành đáy thứ cấp B và chưa kịp vượt qua đỉnh A thì đã quay đầu giảm ở đỉnh D sau đó hình thành tiếp một đáy thứ cấp C.
Như vậy trong tình huống này điểm C sẽ trở thành điểm chốt đáy vững bền khi giá vượt qua đỉnh D (vì cú hồi này bắt đầu từ đỉnh D).
Sau đó giá tăng tiếp để vượt qua đỉnh A thì điểm B sẽ trở thành điểm chốt đáy vững bền (cú hồi xuống B bắt đầu từ A cho nên cú hồi sẽ thất bại nếu giá vượt qua A.
Chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc là tại sao điểm C trở thành điểm. chốt vững bền khi giá vượt qua D chứ không phải A.
Câu trả lời là cú hồi xuống C là bắt đầu từ D chứ không phải A, nó chỉ bắt đầu từ A nếu điểm C thấp hơn điểm B. Và nếu đặt giả sử trong một trend tăng nhỏ hơn có điểm bắt đầu là B thì mọi chuyện quá rõ rằng phải không các bạn. Nó sẽ như hình sau:
Hình 8: Xem xét điểm C trong một trend nhỏ độc lập
Tong trường hợp C thấp hơn B thì khi giá vượt qua đỉnh A, điểm C sẽ trở thành điểm chốt đáy vững bền và B vẫn chỉ là điểm chốt đáy thứ cấp mà thôi. Hình sau sẽ mình họa cho các bạn một cách rõ ràng hơn.
Hình 9: Điểm C thấp hơn điểm B
Lúc này thì cục diện đã hoàn toàn khác do D là điểm chốt đỉnh thứ cấp nên khi C thấp hơn B ta sẽ có D là điểm chốt đỉnh vững bền.
Vì vậy, chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng thị trường luôn luôn thay đổi và có xác xuất của nó. Những thứ không đi theo sự tính toán của chúng ta thì hãy bảo vệ bằng stop loss.
Để tìm các điểm chốt đáy vững bền, trước tiên bạn phải xác định thị trường đang trong xu hướng tăng, xác định điểm bắt đầu và đỉnh cao nhất của xu hướng đó rồi áp dụng các kiến thức mà Thgold đã chia sẻ.
Nếu giá rớt xuống dưới điểm bắt đầu của xu hướng thì coi như các điểm chốt đáy vững bền không còn hiệu lực. Còn nếu giá tăng lên trên đỉnh cao nhất thì điểm chốt đáy thứ cấp mới hình thành của cú hồi sẽ trở thành điểm chốt đáy vững bền.
Các ví dụ thực tế
Hình 10: Sự hình thành điểm chốt đáy vững bền
- Điểm bắt đầu sự đảo chiều từ xu hướng giảm thành xu hướng tăng.
- Hình thành đáy đầu tiên là đáy cơ bản với một cây nến giảm mạnh, đáy này được xác nhận khi cây nến thứ hai sau đó là cây nến lên.
- Điểm bắt đầu thị trường hồi về.
- Đỉnh A vượt xuống dưới đáy cơ bản ở trước, hình thành nên đáy thứ cấp và được xác nhận bởi cây nến lên ngay sau đó.
- Đây là điểm chốt đáy cơ bản và đáy cơ bản này sẽ không trở thành đáy vững bền khi giá vượt qua vị trí 3.
- Giá phá vỡ điểm bắt đầu của cú hồi về, xác nhận hình thành điểm chốt đáy vững bền A hay gọi tắt là đáy vững bền A.
Hình 11: Sự hình thành điểm chốt đỉnh vững bền
- Điểm bắt đầu của xu hướng giảm
- Giá hồi về và hình thành đỉnh thứ nhất là đỉnh cơ bản
- Điểm bắt đầu của cú hồi
- Giá tiếp tục tăng và hình thành đỉnh thứ cấp A
- Giá phá vỡ 3 xác nhận đỉnh thứ cấp A trở thành đỉnh vững bền.
- Trong ví dụ này và phần lớn trong thực tế, các cú hồi không hình thành điểm chốt vững bền. Trong ví dụ trên là điểm chốt đáy vững bền trong cú hồi từ A đến B. Nếu như cú hồi hình thành điểm chốt vững bền thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều.
- Sự phá vỡ xác nhận điểm chốt đỉnh vững bền B (đỉnh vững bền B).
Hình 12: Giá test lại nơi đỉnh bị phá vỡ để hình thành điểm chốt đáy vững bền
- Điểm chốt đáy cơ bản.
- Điểm chốt đáy thứ cấp được xác nhận khi hình thành một cây nến tăng mạnh sau đó.
- Giá phá vỡ lên trên đỉnh cao nhất xác nhận đáy thứ cấp vị trí số 2 trở thành đáy vững bền.
- Giá hai lần hồi về vùng giá ở đỉnh cũ bị phá vỡ nhưng không thể giảm sâu hơn và sau đó tăng mạnh trở lại
Hình 13: Điểm chốt vững bền cho thấy dấu hiệu đảo chiều xu hướng
- Điểm chốt đáy cơ bản.
- Đáy thứ cấp A hình thành sau một vài cây nến giảm mạnh và xác nhận bằng cây nến tăng mạnh sau đó.
- Giá phá vỡ mạnh lên đỉnh trước biến A trở thành điểm chốt đáy vững bền.
- Giá đi xuống hình thành điểm chốt đỉnh cơ bản và xác nhận bằng một cây nến doji xuống sau đó.
- Sau khi hình thành đỉnh cơ bản thì giá lập tức tăng lên với một cây nến mạnh và tạo đỉnh với cây nến shooting star.
- Đỉnh thứ cấp B được xác nhận đồng thời cũng trở thành đỉnh vững bền ngay lập tức với một cây nến xuống là cây nến giảm mạnh phá vỡ đáy ngay sau đó.
- Khi giá quay lại vùng đỉnh vững bền B vừa tạo thì thị trường không thể tạo một cây nến nằm hoàn toàn ở trên hoặc thậm chí là một cây nến có giá đóng cửa ở trên đỉnh B (thể hiện sự kháng cự mạnh) và sau đó giá đã giảm sâu.
Hình 14: Sự phá vỡ điểm chốt vững bền cho thấy khả năng đảo chiều
- Sau cây nến doji là một cây nến lên có thân tăng và ngay sau đó xác nhận đỉnh cơ bản khi xuất hiện cây nến xuống giảm mạnh.
- Sau khi hình thành điểm chốt đỉnh cơ bản giá tiếp tục tăng nhẹ và hình thành điểm chốt đỉnh thứ cấp A khi cây nến tiếp theo là cây nến xuống.
- Giá phá vỡ xuống dưới đáy thấp nhất xác nhận hình thành điểm chốt đỉnh vững bền.
- Sau khi phá vỡ đáy để xác nhận hình thành đỉnh vững bền giá đi xuống với 4 cây nến giảm mạnh rồi chững lại và đảo chiều tăng. Giá đã phá vỡ đỉnh vững bền A mà không có nhiều kháng cự cho thấy xu hướng tăng đang mạnh. Sau đó thì giá có hồi về một chút để test lại đỉnh A vừa phá vỡ rồi tăng rất xa mà không kịp hình thành một đáy thứ cấp nào.
Hãy nhìn lại các ví dụ đưa ra ở trên và giả sử các bạn xác định xu hướng thị trường bằng cách sử dụng các điểm chốt cơ bản thì sẽ thế nào?
Vâng! xu hướng thị trường sẽ thay đổi liên tục và chúng ta khó lòng kiểm soát, định hướng được nó.
Đó là lý do vì sao mà các điểm chốt vững. bền là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến việc nhận định xu hướng thị trường của chúng ta.
Xu hướng thị trường được xác định bởi các điểm vững bền với tư cách là những cú hồi sâu hơn nhưng vẫn đảo chiều trở lại xu hướng ban đầu.
Cách xác định điểm chốt vững bền ta sử dụng khá giống với phương pháp “1-2-3 reversal” của Vic Sperandeo, Cụ thể đó là:
Hình 15: Phương pháp “1-2-3 reversal”
- Điểm 1: Phá vỡ đường trendline.
- Điểm 2: Tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Điểm 3: Phá vỡ đáy mới hình thành (ngưỡng hỗ trợ).
Phương pháp “1-2-3 reversal” chỉ yêu cầu rằng vị trí số 2 hình thành một đỉnh thấp hơn thì ta có thể xác nhận sự đảo chiều xu hướng của thị trường.
Trong khi đó thì phương pháp mà Thgold đưa ra sẽ khắt khe hơn với yêu cầu rằng vị trí số 2 phải hình thành một đỉnh thứ cấp và sau đó giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ mới hình thành nên đỉnh vững bền và xu hướng giảm được xác nhận.
Hình ảnh minh họa cho phương pháp của chúng ta sẽ như sau:
Hình 15: Phương pháp điểm chốt vững bền
Phương pháp của chúng ta không quan trọng việc phá vỡ trendline bởi vì có thể ngay khi giá ở trong vùng mà trendline còn hiệu lực thì xu hướng giảm đã manh nha hình thành.
Điều này sẽ hợp lý hơn là việc trendline phải bị phá vỡ. Yêu cầu của chúng ta là phải hình thành đỉnh thứ cấp và sau đó giá mới phá vỡ ngưỡng hỗ trợ để hình thành đỉnh vững bền, với tiêu chí như vậy thì việc xác định xu hướng đảo chiều có khả năng chắc chắn hơn là việc chỉ hình thành một đỉnh cơ bản như trong phương pháp “1-2-3 reversal”.
Những điểm chốt vững bền sẽ là vùng hỗ trợ, kháng cự chính của thị trường. Dưới đây là một vài ví dụ cho thấy sức ảnh hưởng của nó.
Hình 16: Điểm chốt đáy vững bền hoạt động như một vùng hỗ trợ mạnh
Trong quá trình giao dịch chúng ta hãy chú ý đến những điểm chốt vững bền hình thành từ xu hướng trước để xem xét vị trí đảo chiều tiềm năng, ví dụ như hình bên dưới:
Hình 17: Điểm chốt vững bền là vùng đảo chiều tiềm năng
Các đường gạch ngang chỉ ra các vị trí đảo chiều tiềm năng mà chúng ta có thể xem xét khi giá giảm điều chỉnh. Chúng chính là những điểm chốt đáy vững bền được hình thành trong một xu hướng tăng.
Những vị trí này không chỉ là những vị trí đảo chiều tiềm năng trong tương lai với vai trò là ngưỡng hỗ trợ mà còn là những vị trí nếu giá đi xuyên qua và hồi lại chúng sẽ là những vị trí đóng vai trò ngưỡng kháng cự mạnh.
Bài tập xác định điểm chốt thị trường
Phần này chúng ta sẽ thực hành trên các ví dụ thực tế. Xác định tất cả các điểm chốt từ cơ bản, thứ cấp đến vững bền.
Sẽ dễ hơn nếu bạn đánh dấu các sóng thị trường trước khi xác định điểm chốt. Hãy dành thời gian làm một cách chậm và chắc.
Các bài tập điểm chốt vững bền
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Đáp án bài tập
Ta sẽ sử dụng từ “đỉnh” hoặc “đáy” để thay thế từ “điểm chốt đỉnh” “điểm chốt đáy” cho ngắn gọn trong việc trình bày. Cách viết (vững bền) sẽ thể hiện rằng điểm chốt thứ cấp sau đó trở thành điểm chốt vững bền.
Đáp án bài tập 1
1/ Đỉnh cơ bản | 2/ Đáy cơ bản | 3/ Đỉnh thứ cấp |
4/ Đáy cơ bản | 5/ Đỉnh thứ cấp | 6/ Đáy thứ cấp |
7/ Đỉnh cơ bản | 8/ Đáy thứ cấp (vững bền) | 9/ Đỉnh thứ cấp |
10/ Đáy cơ bản | 11/ Đỉnh cơ bản | 12/ Đáy cơ bản |
13/ Đỉnh thứ cấp (vững bền) | 14/ Đáy thứ cấp | 15/ Đỉnh cơ bản |
16/ Đáy thứ cấp | 17/ Đỉnh cơ bản | 18/ Đáy thứ cấp |
19/ Đỉnh cơ bản | 20/ Đáy thứ cấp (vững bền) |
Nhận đinh: Với biểu đồ giá trên chúng ta thấy cơ hội giao dịnh hầu như không có do đa phần các đỉnh, đáy thứ cấp hình thành không cho thấy xung lượng của thị trường một cách mạnh mẽ, rõ ràng.
Đỉnh số 3 vượt lên mạnh so với đỉnh số một và đáp ứng cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, đến đỉnh thứ cấp số 5 thì thị trường có dấu hiệu chững lại. Các đáy thứ cấp sau đó được tạo cũng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề ra.
Cho nên có thể nói rằng thị trường đang trong vùng sideway. Các đỉnh, đáy tiếp theo các bạn cũng nhận định tương tự.
Đáp án bài tập 2
1/ Điểm bắt đầu | 2/ Đỉnh cơ bản | 3/ Đáy cơ bản |
4/ Đỉnh thứ cấp | 5/ Đáy thứ cấp (vững bền khi vượt 4) | 6/ Đỉnh thứ cấp (vững bền khi vượt 1) |
7/ Đáy cơ bản | 8/ Đỉnh cơ bản | 9/ Đáy cơ bản |
10/ Đỉnh thứ cấp (vững bền khi vượt 7) | 11/ Đáy cơ bản | 12/ Đỉnh cơ bản |
13/ Đáy thứ cấp | 14/ Đỉnh thứ cấp(vững bền khi vượt 13) | 15/ Đáy thứ cấp |
16/ Đỉnh cơ bản | 17/ Đáy thứ cấp | 18/ đỉnh cơ bản |
Nhận định: Trong biểu đồ giá trên chúng ta thấy được một xung lượng giá xuống rất mạnh về sau. Ngay từ đáy số 1 được hình thành từ một xu hướng giảm mạnh. Sau đó giá bắt đầu hồi về với một xu hướng tăng ngắn hạn.
Vì là cú hồi tăng trong xu hướng giảm nên chúng ta cũng có thể thấy được rằng các đỉnh số 4, số 6 tạo đỉnh thứ cấp với một xung lượng không mạnh.
Đỉnh số 4 đã đóng cửa trên đỉnh số 2 và hình thành 2 cây nến spinning top nằm hoàn toàn ở trên nhưng khoảng giá phá vỡ thì vô cùng ngắn.
Tương tự đỉnh số 6 cũng chỉ có thể đóng cửa ở trên đỉnh số 4 mà không tạo được khoảng phá vỡ xa và cây nến nằm hoàn toàn trên đỉnh số 4.
Bắt đầu từ đáy số 15 cho ta thấy một xung lượng giảm mạnh và có thể xem xét tìm cơ hội giao dịch khi giá hồi về.
Đáp án bài tập 3
1/ Đáy đầu tiên | 2/ Đỉnh cơ bản | 3/ Đáy thứ cấp (điểm bắt đầu trend tăng) |
4/ Đỉnh thứ cấp | 5/ Đáy cơ bản | 6/ Đỉnh thứ cấp |
7/ Đáy thứ cấp (vững bền khi vượt 6) | 8/ Đỉnh thứ cấp | 9/ Đáy cơ bản |
10/ Đỉnh cơ bản | 11/ Đáy thứ cấp | 12/ Đỉnh thứ cấp (vững bền khi vượt 11) |
13/ Đáy cơ bản | 14/ Đỉnh cơ bản | 15/ Đáy thứ cấp (vững bền khi vượt 8) |
16/ Đỉnh thứ cấp | 17/ Đáy cơ bản | 18/ Đỉnh thứ cấp |
19/ Đáy cơ bản | 20/ Đỉnh thứ cấp |
Nhận định: Trong trường hợp này chúng ta thấy rằng 1,3 và 7 hình thành như một dạng mô hình 3 đáy (có thể gọi là 2 đáy vì 1 và 3 gần nhau) rồi sau đó xuất hiện một vài cây nến tăng mạnh phá vỡ đỉnh số 6 một khoảng rất xa vì vậy mà chúng ta có cơ sở chờ một cú hồi để tìm cơ hội mua trong tương lai.
Ta có thể đặt chờ mua hoặc mua trực tiếp khi hình thành cây nến tăng sau đáy 11 do giá đã quay về vùng tương đương đỉnh trước bị phá vỡ và còn xuất hiện một vùng cầu khá mạnh.
Tuy nhiên, giá đi một khoảng không xa thì thị trường giảm trở lại và dường như còn một lực cầu mạnh ở dưới đáy vững bền số 7. Sau đó giá hình thành mô hình bao trùm tăng và chúng ta có thể giao dịch được.
Đáp án bài 4
1/ Đáy đầu tiên | 2/ Đỉnh cơ bản | 3/ Đáy thứ cấp |
4/ Đỉnh cơ bản | 5/ Đáy thứ cấp | 6/ Đỉnh cơ bản |
7/ Đáy cơ bản | 8/ Đỉnh thứ cấp (vững bền khi vượt 5) | 9/ Đáy cơ bản |
10/ Đỉnh cơ bản | 11/ Đáy thứ cấp | 12/ Đỉnh cơ bản |
13/ Đáy cơ bản | 14/ Đỉnh thứ cấp | 15/ Đáy cơ bản |
16/ Đỉnh cơ bản | 17/ Đáy thứ cấp (vững bền khi vượt 14) | 18/ đỉnh cơ bản |
19/ Đáy cơ bản | 20/ Đỉnh thứ cấp | 21/ Đáy cơ bản |
22/ Đỉnh thứ cấp | 23/ Đáy cơ bản | 24/ đỉnh cơ bản |
Nhận định: Trong biểu đồ ở ví dụ này rất khó để chúng ta theo xu hướng thị trường. Thị trường giằng co trong các đỉnh và đáy từ số 1 đến số 9 sau đó có một cú lao dốc mạnh từ 10 xuống 11, chúng ta sẽ xem xét cơ hội để bán xuống khi giá hồi về.
Thị trường hồi về đến đỉnh số 12 chắc chắn không thể tìm kiếm cơ hội vì chúng không có độ tin cậy cao, hơn nữa trên đỉnh số 10 còn tạo ra vùng cung khá mạnh cho nên chúng ta phải kiên nhẫn chờ cho giá hồi về sâu hơn.
Vị trí số 14 là phù hợp để chúng ta tìm kiếm cơ hội giao dịch. Sẽ là tin cậy nhất khi chúng ta giao dịch với cây nến giảm mạnh thứ 3 sau khi hình thành đỉnh 14.
Giá chỉ đi được tỉ lệ khoảng 1:1 thì quay đầu tăng và nếu chúng ta dịch stop loss bảo vệ vốn để tránh khỏi thua lỗ. Sau đó giá tạo liên tiếp các đỉnh thứ cấp với xung lượng mạnh cho thấy dấu hiệu của xu hướng tăng.
Đáp án bài 5
1/ Đáy đầu tiên | 2/ Đỉnh cơ bản | 3/ Đáy thứ cấp |
4/ Đỉnh cơ bản | 5/ Đáy thứ cấp | 6/ Đỉnh cơ bản |
7/ Đáy cơ bản | 8/ Đỉnh thứ cấp (vững bền khi vượt 5) | 9/ Đáy thứ cấp |
10/ Đỉnh cơ bản | 11/ Đáy thứ cấp | 12/ Đỉnh thứ cấp |
13/ Đáy cơ bản | 14/ Đỉnh thứ cấp | 15/ Đáy cơ bản |
16/ Đỉnh cơ bản | 17/ Đáy thứ cấp | 18/ đỉnh cơ bản |
19/ Đáy thứ cấp | 20/ Đỉnh cơ bản | 21/ Đáy cơ bản |
22/ Đỉnh thứ cấp (vững bền khi vượt 19) |
Nhận định: Các sóng từ 1 đến 5 thể hiện xu hướng đi xuống rõ ràng, đặc biệt là đáy số 5 tạo ra một xung lượng giảm rất lớn. Sau đó giá hồi về tuy nhiên các đỉnh số 6 và 8 gặp kháng cự của đỉnh số 4 rất lớn và không thể vượt qua.
Đỉnh số 6 là một cơ hội tốt để giao dịch, tuy nhiên chúng ta thua và vị trí số 8 có thể tiếp tục vào một lệnh nữa (quy tắc về vào lệnh lại).
Lời kết Điểm chốt vững bền
Trên đây là toàn bộ các kiến thức rất chuyên sâu và chi tiết liên quan đến Điểm chốt vững bền. Điểm chốt vững bền là một khái niệm rất quan trọng trong phân tích xu hướng thị trường cũng như giao dịch nên các bạn hãy nắm thật kỹ để phục vụ cho việc nghiên cứu các kiến thức ở những bài học sau.