Chỉ Báo ATR Là Gì? Cách Sử Dụng Average True Range Hiệu Quả Nhất

ATR (Average True Range) là gì? ATR Là một chỉ báo thú vị nhất trong số các chỉ báo được cung cấp trong giao dịch forex. Chỉ Báo ATR được dùng để đo lường mức biến động trong sự thay đổi giá cả. Vì vậy, ATR thường được sử dụng như 1 công cụ để thiết lập các mức chốt lời take profit hay cắt lỗ stop loss nhiều hơn.

Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về chỉ báo Average True Range qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ Báo ATR (Average True Range) Là Gì?

Khái Niệm Về Chỉ Báo ATR

ATR (Average True Range) nghĩa là khoảng dao động trung bình thực tế, là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được xem như một công cụ đo lường sự biến động giá gây ra bởi các khoảng trống giá (Gap) hay các biến động giới hạn.  ATR không nhằm mục đích dùng để dự báo xu hướng tăng giảm của giá.

Ban đầu, Average True Range phát triển nhằm mục đích sử dụng chính trong thị trường hàng hóa, nhưng về sau nó đã được nhiều nhà giao dịch áp dụng cho cả thị trường Forex và chứng khoán.

Ai Là Người Sáng Tạo Ra ATR

ATR (Average True Range) được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr (11/6/1935 – 18/4/2021) là một kỹ sư cơ khí người Mỹ. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều nhất với công việc của mình trong lĩnh vực phân tích kỹ thuật. Ông là cha đẻ của một số chỉ báo kỹ thuật hiện được coi là nguyên lý cốt lõi của phần mềm phân tích kỹ thuật như RSI , PSAR hay ADX.

J. Welles Wilder Jr đã giới thiệu Average True Range lần đầu tiên vào năm 1978, trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.

Ý Nghĩa Của ATR 

Vào thời điểm Wilder giới thiệu Average True Range là năm 1978, cũng chính là lúc thị trường giao dịch có rất nhiều biến động mạnh và tạo ra các khoảng trống giá trên biểu đồ. Điều này tạo nên sự khó khăn trong việc phân tích, nhận định thị trường đối với nhà giao dịch. Chính vì thế, Wilder đã nghiên cứu 1 chỉ báo với mục đích làm sao có thể phản ánh chính xác dao động của mức giá hàng hóa, đồng thời cũng giải thích cho những khoảng chênh lệch giữa các mức giá cả hàng hóa.

Qua ví dụ bên trên chúng ta có thể thấy rằng mỗi khí giá cả thị trường biến động mạnh sẽ dẫn đến chỉ báo ATR cũng tăng cao. Ngược lại, khi giá cả biến động thấp thì ATR cũng sẽ giảm.

ATR sẽ tồn tại ở 2 trạng thái chính:

  • ATR ở mức cao: phản ánh giá cả đang biến động tăng hoặc giảm mạnh. Trong trường hợp này nhà giao dịch nên đứng ngoài chờ đợi, vì giá đang ở mức quá mua hoặc quá bán.
  • ATR ở mức thấp: phản ảnh giá cả đang đi ngang, không có biến động quá lớn. Đây là lúc thị trường đang vào trạng thái tích lũy và chuẩn bị cho sự dịch chuyển giá mạnh sắp tới.

ATR rất thích hợp để tìm vùng vào lệnh hoặc thoát lệnh vì chúng báo hiệu cho trader thấy những thay đổi trong biến động giá, đặc biệt tại các vùng giá chuyển động mạnh hoặc tại khu vực tích lũy.

2. Cách Cài Đặt Chỉ Báo ATR Trong Phần Mềm MT4

Bạn cần mở phần mềm Mt4 lên và chọn Insert => Indicator => Oscillators => Average True Range.

Sau đó một cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra:

  • Parameters là nơi bạn sẽ cài đặt thông số, màu sắc và độ dày mỏng
  • Levels là các mức vạch ngang để đo chỉ báo
  • Visualization là lựa chọn cài đặt hiển thị chỉ báo ở khung thời gian nào bạn muốn

3. Cách Giao Dịch Với Chỉ Báo ATR Trong Giao Dịch Forex

Kết Hợp Với Trailing Stop

Average True Range được sử dụng phổ biến nhất như là 1 công cụ xác định khoảng cách dừng lỗ vô cùng tuyệt vời.

  • ATR cao thì điểm dừng lỗ sẽ đặt ở xa
  • ATR thấp thì điểm dừng lỗ sẽ đặt gần

Dừng lỗ theo Trailing stop là cách tốt nhất giúp bạn bảo toàn được số lãi của mình. Vì đặc điểm của trailing stop luôn di chuyển cùng với giá nếu giá thuận chiều, khi giá đi ngược lại thì về điểm Trailing Stop thì nó sẽ được kích hoạt chốt lệnh đó để giữ lại lợi nhuận cho bạn.

Sử Dụng Để Chốt Lời

  • Nếu ATR nằm ở nửa trên trong giao dịch của bạn, mức chốt lời của bạn có thể tăng gấp đôi.
  • Nếu ATR nằm ở nửa dưới, thì bạn có thể chốt lời với mục tiêu tiềm năng tối thiểu của lệnh.

 

Bạn có thể thấy được rằng qua ví dụ bên trên thì ở những thời điểm ATR nằm trên cao thì giá đang có những sự biến động vô cùng mạnh mẽ. Vì vậy việc ATR nằm ở cao thì bạn nên đặt dừng lỗ ở xa hơn bình thường và đồng thời điểm chốt lời của bạn cũng có thể đặt xa ra để gia tăng lợi nhuận

Còn khi ATR thấp thì bạn nên sử dụng chốt lời ngắn vì lúc đó giá sẽ không đi quá mạnh.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết ATR là gì và chúc bạn giao dịch thật thành công!

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *