Các tình huống không rõ ràng xu hướng thị trường

Ở bài viết trước chúng ta có biết đến một số trường hợp mà có thể làm chúng ta khó khăn trong xác định xu hướng thị trường để vào lệnh hay đúng hơn là xu hướng giao dịch. Bài viết này chúng ta sẽ đi đến những trường hợp cụ thể đó để xem các tình huống không rõ ràng xu hướng là như thế nào.

Trendline bị phá vỡ

Một đường trendline bị phá vỡ không phải là một tín hiệu về sự đảo chiều chắc chắn. Phần lớn các trường hợp, trendline bị phá vỡ (Theo cách thông thường mà chúng ta xem xét trong trường hợp phá vỡ hỗ trợ và kháng cự) không thay đổi xu hướng thị trường thực sự.

Thay vào đó, phần lớn sự phá vỡ trendline là thất bại, hay là phá vỡ giả và trend vẫn tiếp tục xu hướng ban đầu. Một cách thường xuyên, sự phá vỡ trendline chỉ đơn thuần là cú hồi sâu hơn của thị trường trước khi nó quay trở lại xu hướng ban đầu.

Sau đây là một ví dụ vụ thể:

Hình 1: Giá phá vỡ trendline thất bại

Ví dụ trên khi mà thị trường hình thành lên một đường trendline có xu hướng giảm rất đẹp nhưng biểu đồ giá lại phản ứng không hề đẹp một chút nào khi đến đây:

  1. Điểm phá vỡ trendline với xung lượng khá tốt.
  2. Giá gặp phải sự kháng cự mạnh từ đỉnh vững bền gần nhất.
  3. Giá vượt qua đáy thấp nhất xác nhận xu hướng giảm tiếp tục.

Hình 2: Phá vỡ trendline thát bại với một khoảng rất nhỏ

  1. Cây nến outside bar có độ dao động giá mạnh đã phá vỡ đường trendline.
  2. Giá không thể đóng cửa phía dưới đường trendline. Chính cây nến outside bar này cũng đã xác nhận sự hình thành điểm chốt đáy vững bền ngay sau khi phá vỡ trendline thất bại. Chúng ta lập tức điều chỉnh đường trendline.

Sau đó giá tiếp tục tăng mạnh là điều tất yếu.

Những ví dụ trên chứng minh rằng tại sao chúng ta không thể chỉ dựa vào sự phá vỡ trendline để kết luận rằng thị trường đã đảo chiều. Thay vào đó, hãy chờ cho sự phá vỡ trendline và quan sát hành động giá xung quanh vùng phá vỡ đó.

Xung lượng của thị trường khi phá vỡ đường trendline là một chìa khóa quan trọng trong việc giải mã xu hướng thị trường. Nếu giá phá vỡ đường trendline với một lực mạnh và không cho thấy sự giằng co tại vị trí trendline thì đó là một bằng chứng khá chắc chắn rằng thị trường đã đảo chiều.

Với ví dụ thứ nhất, đa phần chúng ta sẽ nghi ngờ về sự đảo chiều của thị trường do giá phá vỡ trendline với một xung lượng rất tốt trước khi nó gặp phải sự kháng cự mạnh của đỉnh vững bền trước.

Nếu như bạn không có kinh nghiệm và không chắc chắn thì tốt nhất đừng giao dịch và đứng ngoài chờ đợi thêm cơ hội khác, nếu bạn có cơ sở để cho rằng thị trường chưa đảo chiều và tìm cơ hội bán thì hãy giao dịch, vì bạn tự tin vào nhận định của mình, đó là phương pháp của mỗi người và không ai đúng ai sai cả.

Trường hợp thứ hai rõ ràng là chúng ta sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng giá, chúng ta không thấy được một tín hiệu đáng tin cậy cho sự đảo chiều, do đó gặp trường hợp này chúng ta hãy giữ vững lập trường đúng đắn của mình, không nên hoang mang, dao động. Hãy nhớ khi không chắc chắn thì đừng giao dịch, đây là quy tắc sống còn.

Ví dụ tiếp theo sẽ thể hiện cho các bạn sự đảo chiều xu hướng thị trường khi giá phá vỡ đường trendline.

Hình 3: Phá vỡ trendline thành công và đảo chiều xu hướng

Đây là một ví dụ khá hay và cũng tương đối phức tạp, các bạn hãy tiến hành các bước phân tích và giải thích hành động giá trong hình trên trước khi xem phần trình bày bên dưới đây.

Hình 4: Giải mã ví dụ ở hình 3

Những điểm cần chú ý với ví dụ nêu ở trên:

  1. Giá phá vỡ đường trendline với một sự giằng co tương đối.
  2. Khi phá vỡ được một khoảng ngắn thì hình thành một cây nến tăng mạnh vượt qua đỉnh gần nhất tạo thành điểm chốt đỉnh thứ cấp và xác nhận trở thành điểm chốt đỉnh vững bền với hai cây nến sau đó (một nến giảm mạnh và một nến doji). Lúc này ta sẽ vẽ trendline như sau:

Hình 5: Đường trendline giảm mới hình thành

  1. Khi phá vỡ đáy cũ để hình thành điểm chốt đỉnh vững bền có thể thấy, sự phá vỡ này rất yếu. Không một cây nến nào có thể đóng cửa dưới đáy cũ và đường trendline giảm mới vẽ lập tức bị phá vỡ với một cây nến tăng mạnh đột biến.
  2. Sau cây nến tăng mạnh thì thị trường lập tức chững lại và giằng co ngay vùng đường trendline tăng mới bị phá vỡ. Sau đó giá giảm mạnh.
  3. Giá giảm phá vỡ đáy cũ và hình thành điểm chốt đỉnh vững bền mới. Khi này chúng ta tiến hành vẽ đường trendline giảm điều chỉnh như sau:

Hình 6: Đường trendline giảm điều chỉnh

Đường trendline giảm mới điều chỉnh gần như nằm ngang cho thấy xu hướng giảm là không mạnh, xung lượng giảm yếu cũng thể hiện qua việc phá vỡ các đáy cũ để hình thành đỉnh vững bền.

Ở ví dụ này ta thấy rằng, đường trendline tăng bị phá vỡ. Sau đó, đường trendline giảm mới hình thành cũng lập tức bị phá vỡ với một xung lượng khá mạnh cho thấy lực mua vẫn còn.

Nhưng sau đó xung lượng phá vỡ đáy gần nhất để tạo đáy thứ cấp (đồng thời xác nhận hình thành điểm đỉnh vững bền). Vì vậy, ta hoàn toàn có cơ sở để xem xét cơ hội bán dù là trendline không quá dốc.

Sau đây là một ví dụ cho thấy xung lượng phá vỡ trendline là một yếu tố rất đang tin cậy để kết luận xu hướng thị trường có thể đổi chiều.

Hình 7: Xung lượng phá vỡ trendline

  1. Giá phá vỡ đáy cũ tạo thành điểm chốt đáy thứ cấp B cực kỳ yếu.
  2. Hai cây nến doji phản ứng với đường trendline.
  3. Giá phá vỡ trendine và cũng là vượt qua đỉnh D để tạo đỉnh thứ cấp E với một xung lương rất mạnh. Khả năng thị trường đảo chiều là rất cao. Nếu tự tin thì từ đây chúng ta có thể chờ thị trường hồi về và tìm kiếm cơ hội mua vào.
  4. Khi giá vượt qua đỉnh C cũng là thời điểm xác nhận hình thành điểm chốt đáy vững bền B. ta tiến hành vẽ trendline tăng như hình sau:

Hình 8: Trendline tăng mới hình thành

Bây giờ chúng ta sẽ xem diễn biến giá tiếp theo nhé:

Hình 9: Diễn biến giá tiếp theo

  1. Sau sự phá vỡ đường trendline giảm với một xung lượng mạnh thì giá gặp phải ngưỡng kháng cự quan trọng đó là điểm chốt đỉnh vững bền. Giá lập tức giảm điều chỉnh.
  2. Giá phản ứng ngay vị trí trendline tăng mới hình thành và sau đó các bạn thấy đấy, giá tăng một cách liên tục.

Tình huống nhiều đường trendline

Phần lớn các trường hợp thì đường trendline ngược chiều hình thành khi đường trendline cũ đã bị phá vỡ.

Nhưng một số trường hợp chúng ta thấy rằng có thể vẽ được đường trendline ngược chiều khi đường trendline kia chưa bị phá vỡ (hình thành trendline giảm khi trendline tăng chưa bị phá vỡ và ngược lại).

Trong những trường hợp như vậy, xu hướng thị trường có thể đã thay đổi khi trendline chưa bị phá vỡ.

Ví dụ, trước khi đường trendline tăng bị phá vỡ thì thị trường đã tạo ra điểm chốt đỉnh vững bền, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiến hành vẽ trendline giảm.

Bây giờ chúng ta có tới hai đường trendline còn hiệu nghiệm là một tăng và một giảm. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao chúng ta nhận định được xu hướng thị trường trong những tình huống như vậy?

Thông thường, những đường trendline già (tồn tại một khoảng thời gian lâu và nhiều lần giá phản ứng) là một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy.

Tuy nhiên, những đường trendline gần nhất lại có thể là thứ mà liên quan đến hành động giá hiện tại hơn. Do đó, chúng ta có thể giao dịch theo hướng của đường trendline gần nhất, chúng ta phải giảm tối đa sự ảnh hưởng của những đường trendline cũ và được hình thành từ quá lâu rồi.

Đường trendline mở ra những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tự nhiên. Có hai đường trendline hiệu nghiệm đối nghịch nhau thì giá có thể sẽ bật qua lại giữa hai đường trendline tại khu vực gần vị trí giao nhau giữa hai đường trendline đó.

Điều này cũng dễ hiểu vì sẽ có những người giao dịch để ý đến đường trendline dài hạn nhưng có người thì tập trung vào trendline mới hình thành hay mỗi người thì lại phân tích và dựa vào những trendline khác nhau và thiên về những xu hướng khác nhau.

Hình 10: Xung đột giữa hai đường trendline đối nghịch

  1. Sau một đợt tăng giá mạnh với những cú hồi yếu thì giá thường hay đảo chiều và tạo điểm chốt đỉnh vững bền.
  2. Hình thành điểm chốt đỉnh vững bền A (khi giá vượt qua đáy B) và ta tiến hành vẽ trendline, khi này chúng ta thấy rằng đường trendline tăng vẫn chưa bị phá vỡ.
  3. Sau khi hình thành điểm chốt đỉnh vững bền thì giá rớt mạnh xuống vùng đường trendline tăng. Giá đã giằng co ở đây trước khi tăng điều chỉnh.
  4. Vùng giá phản ứng với đường trendline giảm. Giá đã phá vỡ đường trendline một khoảng rất nhỏ, sau đó hình thành cây nến pinbar, có thể thấy đây là một ngưỡng kháng cự rất mạnh.
  5. Vùng giá phá vỡ đường trendline tăng. Giá đã rất khó khăn mới phá vỡ được vùng này. Có thể giải thích như sau. Đây là một vùng mà rất nhiều người giao dịch chú ý đến. một bên muốn bán theo xu hướng giảm nhưng bên kia lại muốn mua vì cho rằng giá sẽ phản ứng với đường trendline tăng và bật lên lại. Chính vì vậy mà diến ra sự giằng co giá tại vị trí này.
  6. Với cây nên đã được đánh dấu mũi tên màu xanh, là một cây nên outside bar tăng mạnh đồng thời giá đi xuống phá đáy C biến D trở thành điểm chốt đỉnh vững bền. Như vậy chúng ta sẽ tiến hành vẽ đường trendline điều chỉnh màu đỏ đứt đoạn.
  7. Vùng giá phản ứng chính xác với đường trendline mới điều chỉnh. Ngay sau đó giá rơi tự do.

Những trường hợp tồn tại hai đường trendline có hiệu nghiệm và giá đang kẹt giữa hai đường trendline đó thì hãy xem xét xung lượng khi trendline bị phá vỡ.

Nếu như trendline bị phá vỡ với một xung lượng tốt thì gần như ta có thể kết luận rằng thị trường đã đảo chiều (không phải trường hợp nào cũng thế). Khi đó chúng ta có thể bỏ đường trendline còn lại đi. Nếu bạn thấy cần thiết thì giữ lại để xem xét như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tham khảo.

Hình 11: Phá vỡ trendline với xung lượng mạnh

Sau đây là một ví dụ về sự phá vỡ trendline với xung lượng mạnh nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường đã đảo chiều.

Hình 12: Phá vỡ trendline với xung lượng mạnh nhưng thất bại

  1. Giá phá vỡ đỉnh cũ, xác nhận sự hình thành điểm chốt đáy vững bền. ở trường hợp này chúng ta thấy rằng cây nến tăng mạnh outside bar vừa tạo đáy thứ cấp và sau đó vượt lên đỉnh cũ để biến đáy thứ cấp đó thành đáy vững bền.
  2. Khi hình thành đáy vững bền, chúng ta vẽ đường trendline. Ngay lập tức thị trường giảm và gặp ngưỡng hỗ trợ từ đường trendline tăng mới tạo. Sau đó giá phá vỡ đường trendline tăng với một xung lượng tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một cú hồi về sâu mà thôi. Sự phá vỡ trendline giảm cũng gián tiếp hình thành điểm chốt đáy vững bền mới và chúng ta tiến hành điều chỉnh trendline tăng bằng đường đứt đoạn màu đỏ như trong hình.
  3. Đường trendline tăng điều chỉnh.
  4. Một xung lượng giảm cực mạnh phá vỡ đường trendline tăng điều chỉnh mới hình thành, xác nhận xu hướng giảm vẫn tồn tại.
  5. Sau cú giảm mạnh thị trường tạo điểm chốt đỉnh vững bền mới và chúng ta tiến hành điều chỉnh đường trendline giảm.

Như vậy, chúng ta không thể tuyệt đối hóa mọi thứ và tất cả chỉ là tương đối. Chúng ta phải biết chấp nhận xác xuất luôn tồn tại và quản lý rủi ro một cách phù hợp.

Nó giống như không có một phương pháp giao dịch nào đảm bảo cho bạn thắng 100% lệnh cả. Các bạn sẽ học cách thoát lệnh trong cuốn sách thứ ba để bảo vệ tài khoản khi mọi thứ không đi theo dự đoán ban đầu của bạn.

Hãy xem chúng ta có thể mắc sai lầm như nào khi gặp tình huống nêu trên

Hình 13: Thị trường đánh lừa nhà đầu tư

  1. Một mẫu hình nến morning star xuất hiện ở vị trí vô cùng đẹp. Nơi có sự hỗ trợ của đường trendline giảm vừa bị phá vỡ và gần đường trendline tăng mới hình thành.
    Chắc chắn phần đông nhà đầu tư sẽ cho rằng sau một cú phá vỡ đường trendline giảm mạnh thì giá hồi về test và đi lên tiếp với một mẫu hình nến đẹp. Nhưng kết quả cuối cùng là chúng ta bị hít stop loss với lệnh giao dịch này.
  2. Tiếp tục là một mẫu hình nến tweezer bottom xuất hiện ở vị trí rất đẹp. Vẫn là ngưỡng hỗ trợ từ đường trendline giảm và gần đường trendline tăng đang còn hiệu nghiệm. Nhưng mọi thứ đã đi ngược hoàn toàn so với dự đoán của chúng ta. Không có stop loss là vô cùng nguy hiểm.

Ví dụ sau sẽ chứng minh cho các bạn thấy rằng đường trendline mới không có nghĩa nó mạnh hơn đường trendline trước mà đôi khi nó chỉ là một đường trendline tồn tại ngắn trong cú hồi mà thôi.

Hình 14: Không phải đường trendline mới hình thành thì có hệu lực mạnh hơn

  1. Vẽ trendline tăng mới hình thành với điểm chốt đáy vững bền.
  2. Đỉnh thứ cấp được hình thành với xung lượng cực yếu (là đỉnh hình thành để xác nhận đáy vững bền). Hơn nữa, vùng này cũng là nơi mà gần với ngưỡng kháng cự của đường trendline giảm. Vì vậy, chúng ta có thể thấy sự suy yếu rõ ràng của xu hướng tăng ngắn hạn.
  3. Giá phá vớ trendline tăng với xung lượng rất mạnh. Từ đây chúng ta có thể tìm kiếm cơ hội bán xuống.
  4. Đây là một trong những setup mà bạn có thể xem xét để vào lệnh. Các setup vào lệnh sẽ được nói kỹ trong cuốn sách thứ hai.

Giá đi xa so với đường trendline

Khi giá đi quá xa so với đường trendline (đường trendline không bị phá vỡ mà vẫn còn hiệu nghiệm) thì vấn đề đặt ra cho chúng ta đó là giá có khả năng rất cao sẽ đảo chiều trước khi phá vỡ trendline.

Do đó, khi giá đi quá xa so với đường trendline, ta phải tập trung chú ý đến những tín hiệu thay đổi xu hướng của thị trường chứ không thể chờ cho giá phá vỡ đường trendline.

Trong một số trường hợp, đường trendline sẽ hình thành theo hướng đối nghịch với đường trendline bị giá bỏ xa. Do đó, ta có thể kết luận rằng thị trường đã đảo chiều. Cũng giống như trường hợp hai đường trendline nói trên.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, thị trường đảo chiều mà không hình thành một trendline nào cả (không tạo ra điểm chốt vững bền) vì giá đi lên quá nhanh thì sập xuống cũng nhanh và ngược lại.

Giá thường đi xa rất nhanh khỏi đường trendline khi nó phát triển một trend cực mạnh hoặc khi bắt đầu phiên giao dịch.

Nếu trend hình thành được điểm chốt vững bền thì ta có thể điều chỉnh cho trendline sát với đừng di chuyển của giá hơn. Tuy nhiên, với một trend đang đi quá nhanh thì ít khi có thể tạo ra được điểm chốt vững bền. Khi điều đó xảy ra đồng nghĩa với việc chúng ta không thể vẽ đường trendline điều chỉnh.

Hình 15: Giá vượt quá xa đường trendline

  1. Giá rơi tự do và ngoài việc tạo ra được đỉnh vững bền giúp chúng ta vẽ được trendline giảm màu đỏ thì không còn tạo ra được đỉnh vững bền nào khác.
  2. Sau một quá trình giảm sâu, giá bắt đầu đảo chiều với xung lượng tốt với hai lần tạo đỉnh thứ cấp, đẩy giá đi lên mà không tạo ra được điểm chốt đáy vững bền nào.
  3. Vùng giá tăng mạnh mà không hình thành đường trendline tăng.
  4. Khu vực giá giằng co do gặp phải sự kháng cự từ đường trendline giảm.
  5. Những tưởng giá sẽ phản ứng với trendline và tiếp tục giảm thì thị trường đến đấy chỉ là một cú hồi sâu sau đó tăng vọt, hình thành nên đáy vững bền đầu tiên của xu hướng tăng mạnh.

Đường trendline gần như nằm ngang

Chúng ta trong một vài trường hợp sẽ gặp những đường trendline nằm gần như theo phương ngang. Đó là vì điểm bắt đầu con trend với điểm chốt vững bền hoặc giữa các điểm chốt vững bền với nhau nằm ở mức giá gần ngang nhau. Lúc này chúng ta cũng coi thị trường đang trong vùng trading range.

Đường trendline gần như nằm ngang chỉ cho chúng ta thấy được sự suy yếu hoặc yếu của xung lượng thị trường. Tuy nhiên, một số trường lại là sự tích lũy, dồn nén sau đó giá bùng nổ. Nhưng những trường hợp như vậy sẽ rất khó khăn cho việc giao dịch của chúng ta.

Bởi vì, chúng ta muốn có được điểm chốt vững bền để vẽ trendline thì đòi hỏi giá phải vượt lên đỉnh cao nhất hoặc đáy thấp nhất của con trend hiện tại.

Khi giá đã hồi sâu thì đòi hỏi thị trường phải có một xung lượng mạnh mới có thể đẩy giá vượt qua đỉnh hoặc đáy cũ để hình thành điểm chốt vững bền.

Khi xác nhận xu hướng vẫn tồn tại và ta vẽ trendline thì cơ hội đa phần đã trôi qua. Thậm chí khi vừa hình thành trendline thì giá lại quay đầu đảo chiều (có thể là một cú hồi hoặc là đảo chiều hoàn toàn).

Thông thường giá sẽ đi rất nhanh khỏi đường trendline gần như nằm ngang. Mặt khác, có những trường hợp hình thành được điểm chốt vững bền cũng là lúc bắt đầu một xu hướng mạnh và sẽ hình thành tiếp theo đó đường trendline có độ dốc đẹp.

Hình 16: Giá bật xa khỏi đường trendline gần như nằm ngang

  1. Điểm chốt đáy thứ cấp trở thành điểm chốt đáy vững bền và vẽ đường trendline tăng màu đỏ với xung lượng cực yếu.
  2. Giá vượt qua đỉnh A xác nhận hình thành đáy vững bền B. Đồng thời sự phá vỡ đỉnh A này cũng cho ta thấy một xung lượng cực mạnh và sau đó giá dường như rời khỏi đường trendline. Giá đi quá xa trendline thì chúng ta khó có thể phân tích dựa vào trendline được.
  3. Trong đà tăng mạnh giá có cú hồi nhẹ và tạo thành đáy vững bền C khi giá vượt qua đỉnh D. Khi này chúng ta điều chỉnh trendline cho phù hợp hơn với xu hướng hiện tại. Do trendline phải bao hết toàn bộ hành động giá cho nên trong tình huống này chúng ta không thể vẽ qua C mà phải kéo lệnh ra phía ngoài.

Hình 17: Sự phức tạp của đường trendline gần như nằm ngang

Khi giá vượt qua đáy A để hình thành nên đỉnh vững bền B ta tiến hành vẽ trendline với độ dốc xuống thể hiện xu hướng giảm.

Tuy nhiên, sau khi vượt qua đáy A, giá lập tức quay đầu hồi sâu đến đúng đường trendline vì vậy rất khó cho chúng ta tìm cơ hội bán xuống, và chẳng hạn nếu có cơ hội thì khả năng cao chúng ta thua lỗ.

Sau đó đỉnh D trở thành vững bền khi giá vượt qua đáy C. Lúc này giá giảm quá mạnh, và đường trendline gần như không còn tác dụng trong việc phân tích nữa.

Đường trendline tồn tại trong thời gian ngắn

Trong thực tế giao dịch, các bạn sẽ gặp nhiều trường hợp mà trendline bị phá vỡ gần như ngay sau khi nó được vẽ ra. Đó là những đường trendline có thời gian tồn tại rất ngắn.

Thường là những đường trendline được tạo thành từ những cú hồi của thị trường chứ không phải là xu hướng chính.

Như vậy có thể nói, nếu dựa vào đường trendline có thời gian tồn tại ngắn để dự báo xu hướng thị trường thì trendline tăng tồn tại ngắn có nghĩa thị trường có xu hướng giảm, trendline giảm tồn tại ngắn nghĩa là thị trường trong xu hướng tăng.

Hình 18: Đường trendline thời gian tồn tại ngắn bị phá vỡ

  1. Đường trendline tăng màu đỏ với thời gian tồn tại khá lâu, thể hiện thị trường đã tăng trong một khoảng thời gian tương đối dài.
  2. Đường trendline tăng bị phá vỡ đồng thời cũng hình thành nên đường trendline giảm tại mục 3 (màu xanh dương). Lúc này thị trường có khả năng đảo chiều.
  3. Đường trendline giảm ngắn hạn.
  4. Giá phá vỡ đường trendline ngắn hạn với xung lượng mạnh đồng thời hình thành nên điểm chốt đáy vững bền mới (cũng là đáy thấp nhất của xu hướng giảm ngắn hạn, xác nhận xu hướng tăng tiếp tục tồn tại.

Lời kết

Ở bài viết này mang tính giải thích một số tình huống thường gặp trong thị trường. Nó không thể bao quát toàn bộ những gì thị trường có thể xảy ra. Thị trường không lúc nào giống lúc nào cả.

Tuy nhiên, các bạn hoàn toàn có thể học được cách nhìn nhận, phân tích để dù gặp tình huống nào chúng ta cũng có thể đưa ra lời giải thích cũng như phán đoán sao cho hợp lý.

Nhận ra xu hướng thị trường đúng là chìa khóa để nâng cao khả năng thành công trong giao dịch. Như chúng ta thấy, các mô hình nến hay mô hình giá chỉ là thứ giúp chúng ta có điểm vào lệnh tốt và hạn chế rủi ro.

Còn để giao dịch tốt thì trước tiên chúng ta phải phân tích đúng xu hướng của thị trường.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *