Chúng ta đã học qua rất nhiều khái niệm ở các bài học trước và thiết nghĩ cần phải có một điểm dừng và chúng ta cùng ôn tập lại các thuật ngữ Forex cần chú ý khi giao dịch Ngoại hối để nâng cao kỹ năng và làm chủ được quá trình giao dịch của mình.
Đồng tiền chính và đồng tiền phụ
Trong các loại tiền thì không phải tiền nào cũng có vai trò và giá trị như nhau, chúng ta phân ra có các đồng tiền chính và đồng tiền phụ dựa trên sức mạnh của nền kinh tế cùng với đó là sự ảnh hưởng của tiền tệ quốc gia đó với toàn thị trường là như thế nào.
Có 8 loại tiền tệ chính là USD, EUR, JPY, GBP, CHF, CAD, NZD và AUD còn các đồng tiền còn lại sẽ là những đồng tiền phụ.
Cặp tiền chính, cặp tiền chéo và cặp tiền lạ
Cặp tiền chính là sự kết hợp giữa USD với 7 đồng tiền chính còn lại.
Trong khi các cặp tiền chéo thì lại là sự kết hợp của các đồng tiền chính với nhau nhưng không có USD.
Các cặp tiền lạ là những cặp tiền mà thường là có sự góp mặt của các đồng tiền phụ và kết hợp với USD hoặc một số đồng tiền khác.
Đồng tiền cơ sở và đồng tiền định giá
Đây là câu trúc của một cặp tiền tệ mà trong đó:
- Đồng tiền cơ sở (Tiếng Anh là Base Currency) là đồng tiền đứng trước hay đứng bên trái của cặp tiền
- Đồng tiền định giá (Tiếng Anh là Quote Currency) là đồng tiền đứng sau hay đứng bên phải của cặp tiền tệ.
Pip
Pip là đơn vị nhỏ nhất mà chúng ta thường dùng để đo lường sự di chuyển của giá và cũng từ đó mà tính được lợi nhuận hoặc thua lỗ bao nhiêu trong một lệnh giao dịch tương ứng với khối lượng giao dịch mà chúng ta đã sử dụng.
Hầu hết các cặp tỷ giá trong Forex có thể hiện bằng 4 chữ số thập phân chẳng hạn như cặp tiền EUR/USD thường có dạng như 1.2108 chẳng hạn.
Thì khi này con số thập phân cuối cùng sẽ chính là số Pip tức là số 8. thuật ngữ Forex cần chú ý
Ngoài ra các cặp tiên khác thì có thể có các dạng như là 123,45 chẳng hạn, đặc biệt là các cặp tiên có đồng JPY thì lúc này số Pip cũng là số cuối cùng trong tỷ giá. cụ thể đó là số 5.
Ngoài ra còn có một điều quan trọng nữa là chúng ta sẽ tính toán giá trị của mỗi Pip là bao nhiêu. Sử dụng công cụ tính giá trị Pip sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong vấn đề này.
Pipette
Thực chất con số cuối cùng và là đơn vị nhỏ nhất của các cặp tỷ giá trên bảng điện tử không phải là số pip mà là pipette.
Tuy nhiên chúng ta không coi con số Pipette là đơn vị tính toán cho những biến động nhỏ nhất của giá vị nó quá nhỏ và con số pipette chỉ đơn giản là để tính chính xác hơn về khoáng spread giữa hai mức giá Bid/Ask.
Bởi vì nhiều khi khoảng phí spread còn nhỏ hơn cả 1 pip thì lúc đó con số pipette chính là đơn vị thể hiện được chính xác mức phí spread.
Giá Bid
Giá Bid là giá thấp trong bảng hiển thị giá của cặp tiền tệ, đây là giá tốt nhất mà bạn có thể thực hiện khi bán tài sản. Chính xác với cặp tiền tệ thì đó là giá để bán đồng tiền cơ sở (Base currency).
Ví dụ như cặp tiền EUR/USD có bảng giá giao dịch là 1.1800/1.1802 thì giá Bid là con số đầu tiền, tức 1.1800 và đây cũng chính là giá mà bạn bán EUR để thu về USD.
Giá Ask
Đây là mức giá cao trong bảng giá của cặp tiền tệ, như ví dụ ở trên thì giá Ask sẽ là 1.1802
Giá Ask chính là mức giá tốt nhất mà bạn có thể mua đồng tiền cơ sở, ví dụ trên đó là mức giá tốt nhất để mua EUR. thuật ngữ Forex cần chú ý
Spread
Spread là khoảng chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask, đây cũng chính là một khoản phí mà chúng ta phải chi trả cho mỗi giao dịch.
Bất kỳ thứ gì được mua bán ngoài đời cũng vậy, nó đều có mức giá mua và giá bán, khi mua thì giá cao còn khi bán thì giá thấp.
Đó cũng là một khoản phí cho những bên cung cấp dịch vụ hay sản phẩm hàng hoá cho chúng ta.
Như ví dụ ở trên thì khoảng spread chính là 1.1802 – 1.1800 = 2 pip
Bảng tỷ giá hối đoái
Đây là cách biểu thị giá của cặp tiền tệ và nó được hiển thị đơn giản theo công thức:
Đồng tiền cơ sở / Đồng tiền định giá : Giá Bid / giá Ask
Phí giao dịch hay phí Spread
Ở trên chúng ta đã nói đến khái niệm về Spread và khoảng spread là gì nhưng phí Spread thì nó sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào số khối lượng giao dịch của bạn.
Ví dụ với khoảng spread là 2 pip ở ví dụ về EUR/USD ở trên thì 1 lot giao dịch ta sẽ mất 20$ phí spread, nếu là mini lot thì mất 2$ còn micro lot thì mất 0.2$
Đôi khi có người còn gọi khoảng spread là phí spread hay đâu đó ở các bài viết mình cũng gọi khoảng spread là phí spread thì cũng không có đúng hay sai và không quá quan trọng, miễn sao chúng ta hiểu vấn đề là được.
Đòn bẩy hay Leverage
Đây chính là tỷ lệ đòn bẩy mà chúng ta vào lệnh là như thế nào.
Chẳng hạn nếu bạn sử dụng đòn bẩy là 100:1 thì tức là khi bạn giao dịch một khối lượng mà tương ứng với số tiền là 10.000 $ chẳng hạn thì thay vì bạn bỏ ra đủ 10.000 $ thì nhờ đòn bẩy mà bạn chỉ cần bỏ ra 1% vốn, tức là 100$, còn lại số tiền 9.900$ sẽ là tiền vay.
Với cách này thì nhũng người có số tiền nhỏ sẽ dễ dàng giao dịch mà không lo đến sự hạn chế vốn, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi và có thể thỏi bay tài khoản của chúng ta nhanh hơn.
Margin
Margin chính là số tiền ký quỹ khi mà chúng ta sử dụng đòn bẩy như đã nếu ở ví dụ trên đó là 100$. Có thể nói rằng đồng bẩy và margin là hai thứ luôn đi cùng nhau ngoại trừ bạn không sử dụng đòn bẩy thì margin sẽ là 100%.
Chính vì vậy mà nhiều khi chúng ta có sự nhầm tưởng và gộp chung hai khái nhiệm này vào với nhau, đó cũng không phải là vấn đề gì to tát và miễn sao ta hiểu được bản chất của nó là được.
Margin call
Margin call hay còn có tên tiếng Việt là lệnh gọi ký quỹ. Đây là trạng thái mà không ai mong muốn nó đến đối với tài khoản giao dịch của mình cả khi mà các lệnh giao dịch bị thua lỗ và âm nặng đến một mức nào đó như 70% số vốn chẳng hạn.
Lúc này sàn giao dịch sẽ phát đi cảnh báo đến cho bạn về khá năng các lệnh sẽ bị đóng lại nếu như bạn không nạp tiền thêm vào tài khoản để duy trì mức ký quỹ yêu cầu đối với các lệnh giao dịch đang mở.
Khoảng Gap
Là một khoảng trống về giá trên biểu đồ giữa giá đóng cửa của cây nến trước và giá mở cửa của cây nến sau. Nơi này sẽ không có xuất hiện các hành động giá nào cả và ta gọi đó là Gap.
Thường thì trong thị trường Forex Gap xảy ra giữa cây nến ngày thứ 6 tuần trước và ngày thứ 2 tuần sau vì nó có hai ngày nghỉ cuối tuần.
Nến tín hiệu và điểm vào lệnh (Entry)
Cây nến tín hiệu chính là thứ chúng ta mong chờ nhất và từ cây nến tín hiệu này chúng ta sẽ có một điểm vào lệnh lý tưởng nhất.
Thường thì cây nến tín hiệu sẽ là một phần nằm trong mô hình nến mà chúng ta học theo phương pháp giao dịch hành động giá price action.
Long và Short
Long và Short là cách gọi khác để chỉ vị thế mà bạn vào lệnh, trong đó Long ý nói đến lệnh mua (Buy) mà bạn thực hiện và Short ý nói đến lệnh bán (Sell).
Khái niệm Long và Short thường dùng cho thị trường chứng khoán phái sinh, nơi mà chúng ta có thể đầu tư theo hai đầu, tức là ngoài mua để chờ giá tăng thì chúng ta có thể bán nếu nghĩ rằng giá giảm.
Market Execution
Market Execution hay còn gọi là lệnh thị trường, tức là chúng ta sẽ mua hoặc bán ngay giá hiện tại của thị trường, vào lệnh ngay lập tức.
Pending order
Pending order hay còn gọi là lệnh chờ, những loại lệnh này không thực thi ngay tại thời điểm thiết lập như là lệnh thị trường mà nó sẽ chờ cho giá đến một mức nào đó thì mới được khớp lệnh.
Pending order trong Forex có 4 dạng sau:
- Sell stop
- Buy stop
- Sell limit
- Buy limit
Thuật ngữ forex: Broker
Chính là sàn giao dịch mà chúng ta sẽ sử dụng, ở đó chúng ta có thể mở tài khoản giao dịch, nạp tiền để đầu tư và rút tiền khi có lợi nhuận.
Thuật ngữ forex: Trader
Là những người giao dịch, thực hiện các lệnh mua bán để kiếm lợi nhuận như chúng ta đây.
Thuật ngữ forex: Swap
Swap chính là phí qua đêm khi mà các lệnh giao dịch của bạn được duy trì từ hôm nay qua đến ngày hôm sau.
Khi giao dịch thì thường là chúng ta sẽ dùng đòn bẩy tài chính (Leverage) và nó giống như là ta đi vay tiền tạm thời để đầu tư vậy, Nếu vay và trả trong ngày thì không bị tính lãi nhưng để qua ngày thì sẽ bị tính lãi.
Lời kết
Trên đây là những thuật ngữ Forex cần chú ý cơ bản mà các bạn phải nhớ liên quan đến giao dịch trong thị trường ngoại hối. Chúng ta sẽ cùng nhau đến với bài học tiếp theo nhé.
>> Xem thêm:
Những yếu tố trong một lệnh giao dịch bạn cần biết khi mua hay bán cặp tiền tệ