Bài học trước chúng ta mới chỉ nói sơ qua về cách hình thành lên các ngưỡng Fibonacci Retracements mà chưa đề cập chuyên sâu hơn về giao dịch hiệu quả với các ngưỡng Fibonacci Retracements này.
Khái lược về Fibonacci Retracements
Chúng ta cùng ôn lại kiến thức về Fibonacci Retracements. Đây là những ngưỡng đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự cho một con sóng hồi, tức là sóng điều chỉnh để dự đoán tại các ngưỡng đó thì giá có thể đảo chiều và quay về xu hướng chính.
Các ngưỡng Fibonacci Retracements sẽ là:
- 23,6%
- 38,2%
- 50%
- 61,8%
- 76,4%
Vì là xác định các ngưỡng Fibonacci Retracements chúng ta cần có một con sóng rõ ràng ở trước đó, như thế cũng đồng nghĩa rằng Fibonacci Retracements chỉ có thể hoạt động trong một thị trường có xu hướng chứ không thể nào xác định được các ngưỡng Fibonacci Retracements trong một thị trường đang Sideway cả.
Giao dịch với Fibonacci Retracements trong xu hướng tăng
Giao dịch với các ngưỡng Fibonacci Retracements trong một xu hướng tăng giá như hình trên. Với trường hợp này thì các ngưỡng Fibonacci sẽ đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ để khi giá giảm đến những khu vực này thì có thể đảo chiều tăng trở lại.
Chúng ta sẽ theo dõi các mô hình giá phù hợp theo Price Action và có điểm vào lệnh đẹp nữa để có thể vào lệnh ở những ngưỡng hỗ trợ này.
Giao dịch với Fibonacci Retracements trong xu hướng giảm
Trong xu hướng giảm thì các ngưỡng Fibonacci sẽ đóng vai trò là ngưỡng kháng cự để khi sóng hồi tăng về các ngưỡng giá này sẽ có khả năng đảo chiều quay trở về xu hướng chính.
Chúng ta sẽ tìm kiếm các mẫu hình giá phù hợp ở những vị trí này cùng với điểm vào lệnh đẹp để tham gia vào thị trường, giao dịch với các sóng hồi này là cách giao dịch lý tưởng nhất và cho tỷ lệ thắng là cao nhất vì ta giao dịch thuận theo xu hướng và sau mỗi cú hồi thì trường giá sẽ đi một cách dứt khoát, nhanh chóng đem về lợi nhuận cho chúng ta.
Cách xác định các ngưỡng Fibonacci Retracements
Để xác định được một cách chính xác và hợp lý các ngưỡng Fibonacci Retracements thì điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải xác định được các điểm thấp nhất và cao nhất của một con sóng gần đây.
Điều này có nghĩa là con sóng đã được hình thành và bắt đầu có dấu hiệu hồi về thì lúc đó ta mới xác định được con sóng mà coi như công cụ làm chuẩn để chúng ta đo đạc các ngưỡng Fibonacci Retracements.
Tất nhiên là sóng hồi mới chỉ có dấu hiệu hình thành chứ không thể nào là một con sóng được hình thành từ lâu và đã điều chỉnh sâu rồi thì lúc đó việc xác định ngưỡng Fibonacci Retracements không còn nhiều ý nghĩa.
Sau khi đã xác định được các điểm giá thấp và giá cao quan trọng rồi thì chúng ta sẽ chọn công cụ Fibonacci trên phần mềm giao dịch và tiến hành vẽ đường Fibonacci cụ thể như sau:
- Với con sóng tăng thì chúng ta sẽ nhấn chuột vào vị trí giá thấp và kéo đến vị trí giá cao.
- Còn với sóng giảm thì chúng ta sẽ nhận chuột vào vị trí giá cao rồi kéo chuột đến vị trí giá thấp.
Để dễ nhớ thì các bạn cứ nhớ một quy tắc đó là bắt đầu vẽ từ điểm giá có trước đến điểm giá có sau. Có nghĩa rằng ví dụ với sóng tăng thì điểm giá thấp có trước, cho nến chúng ta vẽ bắt đầu từ điểm này. Trong khi với sóng giảm thì điểm giá cao có trước và ta bắt đầu vẽ từ điểm này.
Cái khó trong xác định con sóng đo đạc Fibonacci
Ở trên là lý thuyết về xác định điểm giá cao và giá thấp để vẽ và xác định các ngưỡng Fibonacci. Thế nhưng trong thực tế nó lại không đơn giản như lý thuyết và có thể mỗi người sẽ xác định một kiểu. Tại sao lại như vậy?
Chúng ta ví dụ trong một biểu đồ giá như hình dưới đây:
Ở hình trên chúng ta thấy thị trường đang trong một xu hướng giảm mạnh rất rõ và thị trường đang có dấu hiệu hồi về sau một loạt các cây nến giảm mạnh.
Nhưng chắc chắn khi bắt tay vào tìm các ngưỡng Fibonacci thì bạn sẽ tự hỏi “Ta phải nên chọn con sóng nào đây?” Thường thì chúng ta sẽ phân vân giữa hai lựa chọn sau đây:
Lựa chọn 1
Lựa chọn này đó là con sóng giảm mạnh gần nhất bao gồm 6 cây nến giảm liên tiếp, đây là con sóng mà mình cho rằng là gần và rõ ràng nhất.
Nhưng cũng có người sẽ có lựa chọn con sóng khác đó là như cách 2 sau đây:
Lựa chọn 2
Lựa chọn thứ 2 này chúng ta sẽ chọn con sóng lớn hơn và chứa trong đó con sóng của lựa chọn thứ nhất. Đây cũng là con sóng giảm rất rõ ràng và rành mạch, chỉ có một hồi nhỏ là đỉnh của con sóng trong lựa chọn 1 mà thôi.
Vậy câu hỏi đặt ra là lựa chọn nào đúng? Câu trả lời là không có lựa chọn nào là đúng hay sai cả và lựa chọn nào cũng có cái hợp lý và có thể hoạt động hiệu quả.
Điều này sẽ tuỳ quan điểm của mỗi người và đối với mình thì mình thích con sóng trong lựa chọn 2 hơn vì cảm giác nó có sự cân bằng so với đoạn đường giá đã giảm mạnh trước đó. Giống như chúng ta lao động càng nhiều thì càng cần phải nghỉ ngơi và bồi dưỡng nhiều.
Trong khi với con sóng trong lựa chọn 1 thì có thể các ngưỡng Fibonacci vẫn hoạt động nhưng độ mạnh không cao và giá chỉ phản úng yếu ớt rồi sau đó là xuyên thủng ngưỡng kháng cự.
Sau đây sẽ là cách vẽ Fibonacci trong từng xu hướng thị trường
Vẽ Fibonacci trong xu hướng tăng giá
Sau đây chúng ta sẽ đi đến một tình huống cụ thể về các vẽ và xác định các ngưỡng Fibonacci trong một xu hướng tăng giá. Hoàn cảnh thị trường như hình dưới đây:
Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào phân tích sóng
Chúng ta thấy khi mà giá phá vỡ lên trên mức đỉnh như đã chú thích trong hình thì cũng đã đủ cơ sở để chúng ta phán đoán về việc hình thành một xu hướng tăng khi mà nó đã hình thành lên điểm chốt bền vững.
Và đồng thời ta cũng sẽ xác định được điểm giá thấp của con sóng mà chúng ta sẽ dùng để xác định ngưỡng Fibonacci sau này.
Sau khi phá vỡ đỉnh để hình thành lên điểm chốt vững bền thì giá tăng thêm với một vài cây nến nữa rồi sau đó xuất hiện tín hiệu hình thành sóng điều chỉnh với hai cây nến Pin bar thân giảm.
Khi này chúng ta có thể dự tính về ngưỡng Fibonacci mà sóng có thể hồi về. Cụ thể như sau:
Ta dùng công cụ Fibonacci kéo từ điểm đáy lên đến đỉnh con sóng, kết quả cho thấy giá đã test hồi về ngưỡng 38.2%, tại đây cũng xuất hiện mẫu hình Morning star tương đối đẹp và ta có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu tăng ngay sau nến Spinning tops.
Ngoài ra bạn cũng có thể xác định ngưỡng Fibonacci bằng một con sóng khác giống như hình ảnh dưới đây
Vì con sóng mà chúng ta sử dụng đầu tiên không thực sự tăng liền một mạch mà nó đã có nhịp sóng hồi về để sau đó tạo thành điểm chốt vững bền.
Do vậy chúng ta có thể sử dụng con sóng có sự tăng giá một cách dứt khoát như trên để xác định ngưỡng hỗ trợ Fibonacci.
Và trong trường hợp chúng ta sử dụng con sóng này thì giá phản ứng ở ngưỡng Fibonacci 50%. Trong hai trường hợp ta có ngưỡng Fibo lần lượt là 38,2 và 50 và đây đều là các ngưỡng rất lý tưởng để giao dịch với Fibonacci.
Phải nói rằng ngưỡng Fibonacci trong hoàn cảnh này là rất mạnh khi mà nó có thêm ngưỡng hỗ trợ từ đỉnh vừa bị phá vỡ trước đó. Đây là đỉnh mà giá phá vỡ để hình thành lên điểm chốt vững bền cho nên là một ngưỡng rất quan trọng. Đây là một trong những cơ hội giao dịch cực tốt.
Sau đó giá tiếp tục tăng với một dãy các nến tăng liên tiếp ròi lại xuất hiện nến giảm với đuôi nến trên lớn thể hiện sự kháng cự, khả năng lúc này sẽ hình thành lên một con sóng điều chỉnh nữa và chúng ta có thể vẽ tiếp một ngưỡng Fibonacci như hình dưới đây
Với con sóng có điểm bắt đầu là từ chính điểm đầu tiên của xu hướng thì kết quả cho chúng ta thấy là giá có sự phản ứng trên mức 23,6 và gần với ngưỡng 38,2 hơn.
Ở vị trí này cũng xuất hiện một mẫu hình Piercing Pattern để chúng ta có thể giao dịch với cây nến tăng.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể xác định ngưỡng Fibonacci theo các con sóng khác như dưới đây:
Với trường hợp sử dụng con sóng trên thì khi này kết quả cho thấy giá phản ứng chính xác ở giữa ngưỡng 38,2% và 50%. Hoặc chúng ta có thể sử dụng con sóng tăng ngay trước đó như sau:
Với con sóng tăng nhỏ như trường hợp này thì chúng ta thấy rằng kết quả là giá đã phản ứng ở ngưỡng Fibo 61,8%.
Từ các trường hợp trên chúng ta có thể thấy rằng Fibonacci hoạt động rất hiệu quả trong một thi trường đang có xu hướng tốt.
Đồng thời mỗi người có thể xác định cũng như sử dụng các con sóng khác nhau để xác định ngưỡng Fibonacci nhưng điều đó không ảnh hưởng đến việc giao dịch mà nó vẫn đều có hiệu quả.
Chỉ cần khi giá về các ngưỡng Fibo quan trọng mà có thêm các yếu tố về mẫu hình giao dịch và những yếu tố bổ trợ khác thì có thể xem xét vào lệnh.
Bây giờ chúng ta đến với con sóng tiếp theo trong xu hướng tăng này
Ở đây chúng ta giả sử rằng con sóng tiếp theo tăng mạnh và ddến khi xuất hiện 2 cây nến giảm thì ta có thể dự đoán rằng thị trường sắp có một sóng giảm điều chỉnh. Khi này chúng ta có thể vẽ ngưỡng Fibonacci dựa vào con sóng như hình vẽ trên.
Hoặc chúng ta có thể vẽ dựa theo con sóng tăng mạnh gần nhất như sau:
Trong cả hai trường hợp chúng ta thấy đều không có sóng hồi về đến ngưỡng tối thiểu là 23,6%. Giá chỉ có một khoảng dừng lại với một vài cây nến giằng co mà không tạo ra một con sóng giảm mạnh về những ngưỡng Fibonacci.
Do vậy trong trường hợp này các ngưỡng Fibo là không có giá trị và chúng ta bỏ qua.
Hãy cùng xem đến con sóng tiếp theo thì giá sẽ như thế nào và có thể vẽ ngưỡng Fibonacci như thế nào nhé
Sau một con sóng tăng nữa thì thị trường bắt đầu hình thành lên các nến giảm giá và chúng ta có thể bắt đầu nghĩ đến một con sóng hồi và cũng đã có một con sóng rõ ràng để vẽ lên ngưỡng Fibonacci.
Chúng ta hãy để ý là ở ngưỡng giá 23,6 đã có sự phản ứng nhẹ với một cây nến đảo chiều tăng giá nhưng do ngưỡng hỗ trợ chưa đủ mạnh mà sau đó giá tiếp tục giảm.
Chúng ta nếu giao dịch và đặt lệnh với cây nến tăng đó thì cũng không thể khớp lệnh, chúng ta đóng và chờ cơ hội khác.
Sau đó giá giảm đến ngưỡng 38,2 thì đã xuất hiện mẫu hình nến rất đẹp kết hợp giữa mẫu hình tăng dần giảm và mô hình bao trùm tăng, nếu vào lệnh được với vị trí này thì chúng ta cũng thấy được kết quả rất tuyệt vời.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể vẽ ngưỡng Fibonacci với con sóng khác như sau:
Với con sóng này thì giá phản ứng ở khu vực 50% đến 61,8%, đây cũng là những ngưỡng vô cùng tuyệt vời để sóng hồi về và chúng ta tìm kiếm cơ hội vào lệnh.
Trên đây chúng ta đã đi hết chi tiết với một xu hướng tăng giá và xác định các ngưỡng Fibonacci cho sóng hồi về. Chúng ta cũng đã thấy được sự tuyệt diệu và huyền bí của các ngưỡng Fibonacci rồi đúng không nào.
Sau đây chúng ta sẽ đến một ví dụ về xác định ngưỡng Fibonacci Retracement trong một xu hướng giảm giá.
Vẽ Fibonacci trong xu hướng giảm giá chuyên sâu về Fibonacci Retracements
Ví dụ trong một thị trường đang có xu hướng giảm như trên, ta chọn một con sóng giảm để xác định ngưỡng Fibonacci Retracement
Giả sử thời điểm đó thị trường giảm và khi xuất hiện hai cây nến tăng giá thì ta có thể nghĩ đến việc thị trường chuẩn bị có một sóng hồi về nên ta chọn con sóng như trên để làm chuẩn vẽ ngưỡng Fibonacci.
Thế những sau đó thì giá không hồi sâu nữa mà tiếp tục giảm giá và hình thành lên một con sóng mới, lúc này ta sẽ vẽ Fibo như sau:
Khi mà sóng giảm có dẫu hiệu chững lại và hình thành các cây nến tăng liên tiếp thì ta sẽ vẽ ngưỡng Fibonacci để xem các vị trí sóng hồi về tiềm năng.
Có thể thấy ban đầu ở các vị trí ngưỡng 23,6% có bắt đầu xuất hiện sự kháng cự khi các nến có bóng nến trên dài, nhưng như thường lệ thì ngưỡng 23,6 là ngưỡng yếu và dễ dàng bị phá vỡ.
Sau đó thì giá tăng đễn ngưỡng 38,2% và đã xuất hiện sự phản ứng với các cây nến giảm, chúng ta có thể đặt lệnh ở các vị trí nến giảm đó nhưng tiếc là nếu lệnh được khớp thì sau đó sẽ bị hit stop loss bởi vì giá tiếp tục thêm một nhịp hồi sâu hơn với cây nến tăng rất mạnh.
Ở nhịp hồi về này thì giá mới chính thức phản ứng ở vùng 38,2% và có sự đảo chiều với một cây nến giảm rất lớn. Thế nhưng trong tình huống này thì chúng ta cũng không thể vào lệnh vì cây nến tín hiệu có độ dài quá lớn.
Nhận xét tổng quan cho trường hợp ví dụ này đó là dù các yếu tố hình thành lên tín hiệu vào lệnh là rất tốt, bao gồm ngưỡng cản Fibo 38,2% và ngưỡng kháng cự của đáy trước bị phá vỡ kèm theo đó là mẫu hình nến bao trùm giảm nhưng lại khó có thể vào lệnh.
Qua các ví dụ thực tế về vẽ ngưỡng Fibonacci trong từng sóng tăng và giảm nêu trên thì có thể thấy là các ngưỡng Fibonacci hoạt động một cách rất tuyệt vời nếu như trong một xu hướng giá tốt.
Dù vậy các bạn cũng cần lưu ý rằng điều quan trọng nhất là chúng ta cảm nhận được con sóng và xu hướng của thị trường cùng với đó phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố bổ trợ khác trước khi xem xét vào lệnh, không phải lúc nào các ngưỡng Fibonacci cũng hoạt động một cách hiệu quả như vậy.
Đôi khi nó không hoạt động hiệu quả là do chúng ta đang nhìn nhận sai về con sóng và xu hướng hoặc là nó hoạt động ở ngưỡng Fibo của sóng khác mà chúng ta lại đo lường Fibo ở con sóng này.
Do đó trong giao dịch thực tế bạn cằn phải linh hoạt và dự phòng các tình huống khác nhau có thể xảy ra, phân tích nhiều con sóng và nhiều trường hợp có thể xảy ra để có cái nhìn toàn diện, sau đó khi thị trường diễn biến thế nào chúng ta sẽ nhanh chóng có sự đánh giá một cách chuẩn xác hơn.
Lời kết chuyên sâu về Fibonacci Retracements
Trên đây là những kiến thức chuyên sâu về giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ từ Fibonacci Retracement. Đây là một công cụ tuyệt vời và là yếu tố mạnh mẽ có thể hỗ trợ chúng ta trong việc đánh giá điểm vào lệnh.
Các bạn hãy luyện tập thật nhiều việc xác định sóng và vẽ ra các ngưỡng Fibonacci rồi đánh giá việc sóng hồi về phản ứng với các ngưỡng Fibonacci đó như thế nào.
Dần dần khi có nhiều kinh nghiệm và quen mắt thì khả năng sử dụng công cụ Fibonacci của mỗi người sẽ được nâng cao và nhạy bén hơn khi áp dụng vào thực tế công việc giao dịch của mình.