Vùng giằng co (congestion zone) – Công cụ nền tảng trong price action

Bài viết hôm nay chúng ta tiếp tục biết đến một khái niệm rất mới đó là “vùng giằng co” (tiếng anh gọi là congestion zone).

Vậy nó là gì, cấu tạo như thế nào và áp dụng giao dịch ra làm sao?. Trong bài viết này chúng ta sẽ làm sáng tỏ các vấn đề.

Khái niệm và cách xác định vùng giằng co

Khái niệm

Về khái niệm thì vùng giằng co là nơi có từ 3 cây nến trở lên có thân không thể thoát ra được vùng giá của cây nến liền trước, thể hiện sự chững lại của thị trường ở một mức giá nhất định nào đó.

Các bạn đừng nhầm lẫn giữa vùng giằng .co và thị trường không xu hướng (Trading range hay Side way). Thị trường không xu hướng là một thị trường vẫn có sóng lên và sóng xuống, các sóng này chỉ dao động trong một vùng giá nhất định. Trong khi đó, vùng. giằng co được xác định là một vài cây nến mà thôi.

Cách xác định một vùng giằng co

Trước tiên, nếu các bạn đọc qua phần khái niệm trên sẽ thấy nó na ná như mẫu hình inside bar, nhưng thực ra nó là một khái niệm rộng hơn.

Tôi nhấn mạnh cụm từ “có thân không thể thoát ra được vùng giá của cây nến liền trước”, điều đó có nghĩa inside bar là một tập con của nó, cụ thể là như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu qua hình minh hoạ sau:

Cả 3 dạng nến trên đều đáp ứng điều kiện “có thân không thể thoát ra được vùng giá của cây nến liền trước”. Trong đó, Inside bar là dạng đặc biệt khi mà không chỉ thân mà cả bóng nến cũng nằm trong vùng giá của cây nến trước đó, ngược lại với hai trường hợp đầu thì đã có một phần bóng nến dưới vượt ra khỏi vùng giá của cây nến liền trước.

Thậm chí mẫu hình Outside Bar cũng có thể là trường hợp áp dụng để xác định vùng. giằng co, nó có dạng như sau:

Hình trên cho thấy, dù cây nến sau là nến outside bao phủ hoàn toàn cây nến trước nhưng lại có thân vẫn nằm trong vùng giá của cây nến trước. Cho nên, nó đủ điều kiện để áp dụng vào xác định vùng giằng co.

Tổng quát theo học thuật

Với các ví dụ như trên thì tôi sẽ bao quát lại thành lý thuyết trừu tượng như sau.

Một cây nến trong vùng giằng co phải là một cây nến có:

1/ Với nến tăng

  • Giá đóng cửa không được vượt qua giá cao nhất của cây nến liền trước.
  • Giá mở cửa không được vượt qua giá thấp nhất của cây nến liền trước.

2/ Với nến giảm

  • Giá đóng cửa không được vượt qua giá thấp nhất của cây nến liền trước
  • Giá mở cửa không được vượt qua giá cao nhất của cây nến liền trước

Vâng, đúng chất lý thuyết sách vở và nhàm chán nhưng cần phải thống nhất một cách rõ ràng và cụ thể như vậy. Tôi biết là qua các ví dụ ban đầu các bạn đã hiểu được ngay rồi.

Tại sao lại từ 3 cây nến trở lên

Tiếp theo, như ở đầu khái niệm tôi đã nói vùng .giằng co là sự chững lại của thị trường. Các bạn sẽ thắc mắc  “Tôi thấy các trường hợp trong hình đầu tiên là còn cảm nhận được sự chững lại chứ dạng outside bar ở hình 2 thì có gì đâu mà chững lại, giá vẫn đi rất dứt khoát đấy chứ?”

Vâng, đó là lý do vì sao tôi nói rằng vùng giằng co phải có từ 3 cây nến trở lên thoả điều kiện thân nến sau nằm hoàn toàn trong vùng giá thân nến liền trước. Nó giống như câu thành ngữ “Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao” thì ở đây, việc có 3 cây nến thoả điều kiện sẽ làm củng cố vững chắc cho giả định thị trường đang chững lại.

Các trường hợp vùng giằng co

Vùng giằng co với 3 cây nến

Đây là dạng phổ biến nhất mà các bạn sẽ gặp, hình sau sẽ ví dụ cho các bạn rõ hơn:

Ba cây nến số 1, 2 và 3 sẽ tạo nên vùng. giằng co. Các bạn để ý rằng, khi vẽ ra vùng. giằng co thì xác định từ giá đóng cửa cao nhất đến giá đóng cửa thấp nhất của các cây nến. Như ví dụ trên thì giá đóng cửa của cây nến số 1 là cao nhất và giá đóng cửa của cây nến số 2 là thấp nhất.

Vùng giằng co với nhiều hơn 3 cây nến

Khi xuất hiện liên tiếp các nến có thân nằm trong vùng giá nến liền trước thì vẫn tiếp tục duy trì xác định vùng giằng co cho đến khi có cây nến thân phá vỡ. Trong trường hợp trên là một vùng. giằng co có 5 cây nến. Giá đóng cửa cao nhất nằm ở cây nến số 1 và giá đóng cửa thấp nhất nằm ở cây nến số 4.

Trường hợp hay nhầm lẫn

Có một trường hợp mà tôi thấy rất nhiều bạn nhầm lẫn như sau:

Đôi khi các bạn không đọc kỹ điều tôi nói đó là “cây nến liền trước” chứ không phải trước đó bao nhiêu cây nến cũng được.

Như trường hợp trên, cây nến số 1 thoả mãn điều kiện do có thân nằm trong vùng giá của cây nến A, Tuy nhiên, cây nến số 2 không còn thoả điều kiện nữa vì nó có thân đã phá vỡ vùng giá của cây nến 1. Tuy nhiên, sai lầm đó là các bạn nghĩ nó vẫn nằm trong vùng giá của cây nến A nên tiếp tục cho nó thoả điều kiện xác định vùng giằng co. Tương tự là với cây nến số 3. Như thế, kết quả là các bạn đã gom 3 cây nến 1, 2, 3 vào là một vùng giằng co. Điều đó là nhầm lẫn hoàn toàn.

Ví dụ thực tế

Trước khi xem tôi xác định thì các bạn hãy nhìn hình trên và làm trước, coi như là một bài tập nhé

  • Vùng giằng .co thứ nhất gồm 5 nến, trong đó giá đóng cửa cao nhất là nến thứ tư và giá đóng cửa thấp nhất là nến thứ nhất.
  • Vùng .giằng co thứ hai có 6 cây nến trong đó giá đóng cửa cao nhất là cây nến thứ 3 và 4, giá đóng cửa thấp nhất là cây nến thứ nhất.
  • Vùng .giằng co thứ hai có 6 cây nến trong đó giá đóng cửa cao nhất là ở cây nến thứ 6 và giá đóng cửa thấp nhất là ở cây nến thứ nhất.
  • Vùng giằng co thứ tư gồm có 3 cây nến, trong đó giá đóng cửa cao nhất ở cây nến thứ hai và giá đóng cửa thấp nhất ở cây nến thứ nhất.
  • Vùng .giằng co thứ năm có tới 8 cây nến, trong đó giá đóng cửa cao nhất nằm ở cây nến thứ 6 và giá đóng cửa thấp nhất nằm ở cây nến thứ nhất

Sử dụng vùng giằng co như thế nào?

Ngưỡng hỗ trợ, kháng cự

Đây là một tác dụng không thật sự mạnh của vùng .giằng co, nhất là khi ở mức giá đó chỉ có một vùng mà thôi. Trường hợp ví dụ dưới đây cho thấy một lực cản của vùng giằng co

Ở hình trên, chúng ta thấy là giá đảo chiều ở vị trí ngưỡng hỗ trợ được ra bởi vùng giằng co tôi đánh dấu màu xanh. Nếu giao dịch kiểu này thì tốt nhất là nến xuất hiện một mẫu hình mạnh ở ngay ngưỡng vùng .giằng co thì tốt hơn.

Ví dụ, trên đó chính là mẫu hình phá vỡ vùng giằng co thất bại, Mẫu hình này có thể nói rất mạnh với một vùng giằng co gồm tới 8 cây nến và nến xác nhận thất bại là một nến pin bar đẹp.

Khi xem xét vùng .giằng co là ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự thì nếu có tập hợp hai hay nhiều hơn các vùng giằng co gần tương đương nhau thì lúc đó độ tin cậy sẽ cao hơn.

Hình trên là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự với 3 vùng giằng co có vị trí gần tương đương nhau về giá. Nếu suy luận theo diễn biến thị trường thì khi đã hình thành vùng thứ nhất, giá tăng lên sau đó giảm về gần vùng này và đảo chiều, tạo ra vùng giằng .co thứ hai. Kịch bản tiếp theo diễn ra tương tự và tạo nên vùng thứ ba.

Có khá nhiều vùng giằng co xuất hiện gần vị trí đỉnh, đáy và điều đó phản ảnh phần nào việc thị trường chững lại rồi đảo chiều.

Là thành phần cấu tạo nên các mẫu hình đặc biệt

Vâng, vùng .giằng co là thành phần không thể thiếu trong các mẫu hình đặc biệt theo phương pháp price action của tôi. Đó là opposite failurePhá vỡ vùng giằng co thất bại.

Phần này tôi sẽ không đi sâu vì rất nhiều kiến thức và các bạn hãy tham khảo các bài viết liên quan.

Trên đây là các kiến thức căn bản về vùng giằng co chúng ta cần nắm.

Giới thiệu về Setup giao dịch

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *