Đường Trendline là một công cụ phân tích mà có lẽ bất kỳ ai bước chân vào giao dịch và đầu tư tài chính đều biết đến, Vậy đường trendline là gì và cách vẽ đường trendline làm sao cho chuẩn và dễ phân tích cũng như áp dụng theo phương price action thì chúng ta cùng Thgold tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Thông thường người ta hay vẽ đường trendline một cách cảm tính với việc làm sao đường trendline đó đi qua nhiều điểm nhất.
Đó là cũng là một phương pháp và hôm nay Thgold xin trình bày đến các bạn một cách khác mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nhớ rằng không có đúng hoặc sai mà chỉ có cái hợp lý, hơn nữa chúng ta có thể vận dụng linh hoạt tuỳ tình huống.
Khái quát về đường trendline là gì
Đường trendline là khái niệm phổ biến nhất trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính. Về cơ bản thì nó là đường dùng để thể hiện bao quát các mức kháng cự hoặc hỗ trợ trong một xu hướng.
Chẳng hạn, trong một trend tăng thì các đáy sẽ là ngưỡng hỗ trợ và ta dựa vào đó để chờ cơ hội giá hồi về rồi tiến hành mua, nhưng một xu hướng tăng thì sẽ tạo ra rất nhiều đáy (tương ứng tạo ra ngưỡng hỗ trợ).
Do đó đường trendline sẽ có nhiệm vụ liên kết các ngưỡng hỗ trợ lại đồng thời thể hiện sức mạnh của một trend dựa trên độ dốc của trendline.
Bản thân đường trendline khi được vẽ ra cũng sẽ là một ngưỡng hỗ trợ quan trọng để khi giá hồi về ta sẽ tìm kiếm cơ hội giao dịch.
Các loại xu hướng theo đường trendline
Có 3 dạng xu hướng đó là:
- Xu hướng tăng (Up Trend): Trendline có độ dốc lên
- Xu hướng giảm (Down Trend): Trendline có độ dốc xuống
- Không xu hướng (Side Way): Trendline gần như nằm ngang
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng đường trendline trong giao dịch:
- Cần có ít nhất hai đáy hoặc hai đỉnh để vẽ một đường trendline nhưng đến đỉnh hoặc đáy thứ ba thì đường trendline đó mới được xác nhận.
- Trendline có độ dốc càng lớn thị càng dễ bị phá vỡ và nếu như càng nằm ngang thì xu hướng càng yếu và gần như là một thị trường không xu hướng.
- Cũng giống như ngưỡng kháng cự và hỗ trợ của đỉnh đáy, đường trendline càng mạnh khi xảy ra càng nhiều lần phản ứng với giá.
- Đừng bao giờ cố vẽ đường trendline cho thật khớp với chart nến. Ví dụ, bạn vẽ trendline không có một quy tắc nào cả và bạn tuỳ chỉnh điểm bắt đầu và điểm kết thúc trendline vào những vị trí mà bóng nến đi khá thẳng hàng. như thế chỉ là làm đẹp cho đường trendline bạn vẽ mà thôi, đôi khi nó chỉ là một xu hướng ngắn và không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt giao dịch.
Vẽ trendline
Quy tắc vẽ trendline:
- Vẽ một trendline mới bằng cách nối điểm bắt đầu với một điểm chốt vững bền. Có nghĩa là chúng ta không thể vẽ một trendline mới mà không có điểm chốt vững bền.
- Điều chỉnh trendline qua mỗi điểm chốt vững bền mới.
- Điều chỉnh trendline phải chứa đựng toàn bộ hành động giá.
- Không để nhiều hơn hai cặp trendline trên biểu đồ của bạn.
Đường trendline mới
Nếu bạn đã xác định được điểm chốt vững bền thì việc vẽ một trendline mới là vô cùng đơn giản, chỉ cần nối các điểm chốt vững bền với nhau.
Bạn không nên nối các điểm chốt một cách bừa bãi mà hãy tập trung vào các điểm chốt quan trọng nhất đó là các điểm chốt vững bền và bỏ qua các điểm chốt cơ bản và thứ cấp.
Mục đích cuối cùng của việc vẽ trend là đánh dấu ra một xu hướng và điểm chốt phục vụ tốt nhất cho mục đích của chúng ta đó là điểm chốt vững bền.
Trong xu hướng tăng, để vẽ một trendline mới ta nối điểm bắt đầu với điểm chốt đáy vững bền mới hình thành. Ngược lại, trong xu hướng giảm chúng ta nối điểm bắt đầu với điểm chốt đỉnh vững bền mới hình thành.
Sau đây là những hình ảnh minh họa tổng quát cho các bạn dễ hiểu.
Hình 2: Đường trendline tăng mới
- Điểm bắt đầu xu hướng tăng.
- Đỉnh cao nhất mới hình thành.
- Điểm chốt đáy vững bền khi giá vượt qua 2.
Đường trendline mới được vẽ nối hai điểm 1 và 3.
Hình 3: Đường trendline giảm mới
- Điểm bắt đầu xu hướng giảm.
- Đáy thấp nhất mới hình thành.
- Điểm chốt đỉnh vững bền khi giá vượt qua 2.
Đường trendline mới được vẽ nối hai điểm 1 và 3.
Hình 4: Hai đường trendline mới
Điểm A bắt đầu một xu hướng giảm lớn trong khi điểm B bắt đầu cho một xu hướng tăng ngắn hạn. Vì vậy, khi giá tạo đáy vững bền 2 thì chúng ta tiến hành nối B và 2 để được một trendline tăng mới.
Sau đó giá hình thành đỉnh số 1 và xác nhận trở thành đỉnh vững bền khi giá vượt xuống mạnh sau đó, ta tiến hành nối hai điểm A và 1 để tạo thành một trendline giảm mới.
Hình thành điểm chốt vững bền mới
Sau khi chúng ta đã vẽ một đường trendline mới với điểm bắt đầu và điểm chốt vững bền đầu tiên. Vậy chúng ta sẽ làm gì nếu thị trường hình thành một điểm chốt vững bền tiếp theo? Câu trả lời là chúng ta phải điều chỉnh đường trendline ban đầu.
Hình sau đây sẽ mô phỏng cách điều chỉnh trendline khi xuất hiện điểm chốt vững bền mới.
Hình 5: Đường trendline khi hình thành điểm chốt vững bền mới
Khi giá hình thành điểm chốt cơ bản thì chúng ta chưa điều chỉnh trendline mà phải đợi cho điểm chốt vững bền C hình thành.
Sau đó nối B và C để được đường trendline điều chỉnh. Tại sao chúng ta không điều chỉnh bằng cách nối A và C? Vì hai lý do như sau:
Thứ nhất nếu nối A và C thì khi đó đường trendline sẽ cắt qua B như thế là vi phạm quy tắc của đường trendline là phải bao trọn hành động giá.
Thứ hai, độ dốc của đường trendline còn thể hiện được xung lượng của thị trường. Do đó, khi hình thành điểm chốt vững bền C thì có thể thấy hai đường AB và BC có xung lượng khác nhau. BC sẽ mạnh hơn AB.
Đó là lý do mà chúng ta nên coi B là điểm bắt đầu của một trend có xung lượng mạnh hơn (đều là xu hướng tăng) và điều chỉnh chúng.
Nếu C hình thành mà cắt qua đường AB thì phải làm thế nào? Khi đó chỉ cần thị trường tạo mức giá cao hơn để xác nhận đáy vững bền C là lập tức chúng ta điều chỉnh như sau:
Hình 6: Điểm chốt vững bền mới hình thành cắt qua đường trendline
Trường hợp này chúng ta sẽ không nối B và C để hình thành trendline điều chỉnh nữa mà phải nối A và C. Có một số trường hợp điểm C ở vị trí thấp hơn điểm B hoặc ngang bằng và như vậy chúng ta không thể vẽ một trendline tăng.
Sẽ hợp lý hơn khi chúng ta xoay trendline xuống thấp hơn và khi này có thể thấy là xung lượng của thị trường đã giảm đi một phần.
Sau đây là một ví dụ trong thực tế và các bạn hãy vẽ đường trendline trước, xem như một bài tập nhé:
Hình 7: Biểu đồ gốc cho ví dụ về điều chỉnh trendline
Hình 8: Đáp án cho ví dụ trên
Ở đây điểm A bắt đầu một xu hướng giảm. Sau đó, giá tạo đỉnh thứ cấp B và trở thành đỉnh vững bền khi giá vượt xuống dưới đáy a. Ta tiến hành vẽ đường trendline mới nối A và B.
Sau khi giảm mạnh với 5 cây nến đỏ lớn, giá hồi về tạo đỉnh thứ cấp C rồi trở thành vững bền khi giá vượt xuống b. Lúc này ta điều chỉnh trendline nối hai điểm B và C.
Sau khi vượt qua b với một xung lượng cực kỳ yếu, giá hồi về và tạo đỉnh thứ cấp mới D, giá vượt xuống dưới c xác nhận D trở thành đỉnh vững bền. Lúc này ta sẽ điều chỉnh đường trendline bằng cách nối hai điểm B và D.
Có thể thấy ở ví dụ trên, nếu khi hình thành đỉnh D mà chúng ta nối C và D thì nó không còn là một đường trendline dốc xuống nữa mà thành một đường hướng lên trên.
Khi giá phá vỡ xuống dưới đáy c xác nhận xu hướng giảm vẫn còn hiệu lực thêm vào đó là một cú hồi sâu hơn chứng tỏ rằng xung lượng của xu hướng giảm đã yếu đi vì thế khi chúng ta nối hai điểm B và D sẽ giải quyết cho chúng ta được hai vấn đề:
Thứ nhất, trendline vẫn dốc xuống, thể hiện một xu hướng giảm.
Thứ hai, độ dốc của trendline giảm thể hiện xung lượng trong xu hướng giảm đã yếu đi.
Ở đây có một vấn đề phức tạp đó là nếu C là điểm chốt cơ bản thì có điều chỉnh không? khi mà chúng ta mới chỉ nói đến việc nối các điểm chốt vững bền với nhau. Hãy đến với phần tiếp theo để nói rõ vấn đề này.
Đường trendline phải chứa toàn bộ hành động giá
Một đường trendline phải luôn chứa toàn bộ hành động giá xảy ra trong xu hướng hiện tại. Điều đó có nghĩa rằng đường trendline tăng phải nằm dưới toàn bộ các hành động giá trước đó mà đã tạo ra mức giá cao mới.
Ngược lại, đường trendline giảm phải nằm trên toàn bộ các hành động giá trước đó mà đã tạo ra mức giá thấp mới.
Do vậy, nếu giá phá vỡ đường trendline trước khi quay trở lại xu hướng ban đầu thì chúng ta sẽ phải điều chỉnh đường trendline nếu như giá tạo mức cao mới (trend tăng) hoặc mức giá thấp mới (trend giảm), không quan trọng đó là điểm chốt vững bền hay cơ bản.
Hình 9: Điều chỉnh trendline khi giá tạo điểm cao mới
Điểm chốt đáy cơ bản C phá vỡ trendline nhưng sau đó giá quay trở lại xu hướng tăng và thậm chí phá vỡ đỉnh giá cao nhất để tạo ra mức giá cao mới.
Điều đó đã xác nhận xu hướng tăng vẫn tiếp tục và chúng ta phải điều chỉnh trendline cho nó bao trọn hành động giá trong xu hướng tăng.
Hình 10: Điều chỉnh trendline khi giá tạo vùng thấp mới
Ngược lại với xu hướng tăng ở trên, trong xu hướng giảm, giá hình thành điểm chốt đỉnh cơ bản C phá vỡ trendline, sau đó thị trường trở lại xu hướng giảm và vượt qua đáy thấp nhất tạo ra mức giá thấp hơn.
Do vậy, xu hướng giảm được xác nhận vẫn còn tồn tại và ta điều chỉnh đường trendline qua C để bao được toàn bộ hành động giá có trong xu hướng giảm được bắt đầu từ A.
Sau đây sẽ là một ví dụ thực tế cho các bạn.
Hình 11: Ví dụ thực tế chưa vẽ Trendline
Hình 12: Ví dụ đã vẽ trendline
Đường trendline mới AB được vẽ khi hình thành đáy vững bền B. Sau đó giá hồi về phá vỡ trendline nhưng chỉ tạo ra một đáy cơ bản C.
Giá tăng lên phá vỡ đỉnh b đã xác nhận xu hướng tăng vẫn tồn tại và chúng ta phải điều chỉnh sao cho trendline bao toàn bộ hành động giá trong xu hướng tăng hiện tại, vì thế ta nối A và C với nhau tạo ra trendline điều chỉnh.
Khi nào thì dừng điều chỉnh đường trendline
Chúng ta điều chỉnh trendline nhằm giữ cho các hành động giá hiện tại theo một xu hướng thống nhất. Nhưng một trendline không thể tồn tại mãi được.
Thị trường luôn có xu hướng giảm hoặc tăng hoặc không có xu hướng. Do đó chúng ta đặt câu hỏi là khi nào có thể dừng điều chỉnh một trendline.
Chúng ta cần hai điểm để vẽ trendline. Nếu giá đi xuống dưới điểm bắt đầu của một trendline tăng thì rõ ràng chúng ta sẽ ngừng điều chỉnh.
Ngược lại với trend giảm, khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu của trendline thì chúng ta cũng ngừng điều chỉnh.
Hình 13: Ngừng điều chỉnh trendline tăng
Hình 14: Ngừng điều chỉnh trendline giảm
Yếu tố giúp chúng ta quyết định ngừng điều chỉnh trendline trên như một sự hiển nhiên mà bằng cảm quan khi bắt gặp các tình huống như vậy chúng ta cũng sẽ ngừng điều chỉnh trendline.
Tuy nhiên, cách này có vấn đề làm khó khăn cho công việc giao dịch của chúng ta khi mà giá phải giảm sâu xuống dưới điểm bắt đầu chúng ta mới xác định trendline tăng hết hiệu lực và ngược lại với trend giảm.
Như vậy chúng ta sẽ mất đi nhiều cơ hội giao dịch, đặc biệt là những người đầu tư theo xu hướng.
Để không bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch, có một cách khác để chúng ta xác định việc ngừng điều chỉnh trendline sớm hơn và hiệu quả hơn.
Chúng ta dừng điều chỉnh trendline khi nó không còn phù hợp. Một trendline không còn phù hợp là một trendline phải bị phá vỡ.
Tuy nhiên, sự phá vỡ chỉ là một điều kiện cần và chưa đủ để quyết định ngừng điều chỉnh trendline. Đừng tưởng rằng trendline không còn hiệu quả chỉ đơn giản vì chúng bị phá vỡ.
Hãy tham khảo lại ví dụ hình 11 ở trên, đường trendline ở những ví dụ này bị phá vỡ nhưng khi chúng quay trở lại xu hướng ban đầu, đường trendline vẫn tiếp tục được điều chỉnh.
Do đó, để xác định rằng sự phá vỡ trendline có còn hữu ích cho phân tích của chúng ta hay không, là một trader, bạn phải thực hành khả năng tùy cơ ứng biến và tin vào trực quan của mình.
Thứ nhất, xem xét sự tương đối trong khoảng giá hồi về so với đường trendline. Trong thực tế, những trường hợp như ở ví dụ 3.13 và 3.14 bên trên thể hiện sự hồi về 100% đường trendline, với những cú hồi như thế thì có thể chắc chắn rằng đường trendline không còn hiệu lực nữa.
Bây giờ hãy so sánh ví dụ bên dưới. Bạn hãy xem trường hợp nào đường trendline vẫn còn hiệu quả và đáng để xem xét tiếp tục điều chỉnh?
Hình 15: Cú hồi về ngắn
Với cú hồi ngắn như trên cho ta một cảm giác rằng đường trendline tăng còn hiệu lực và khả năng giá vẫn trong xu hướng tăng.
Hình 16: Cú hồi sâu
Với những cú hồi sâu như vậy thì khả năng để giá tăng vượt qua đỉnh cao nhất là rất khó. Theo chiều ngược lại, nó còn thể hiện một lực bán xuống rất mạnh. Do đó, khả năng thị trường hình thành xu hướng giảm là rất lớn.
Thứ hai, chú ý đến sự hình thành đường trendline mới theo chiều ngược lại. Ví dụ, nếu hình thành một đường trendline giảm sau khi đường trendline tăng bị phá vỡ thì khả năng cao là đường trendline tăng không còn hiệu lực nữa.
Với những gì bạn đã được học, thực hành về vẽ trendline, điều chỉnh trendline và ngừng điều chỉnh trendline. Bạn sẽ có khả năng lựa chọn đúng khi nào thì điều chỉnh và khi nào thì bỏ chúng đi.
Chìa khóa thành công ở đây là hãy kiên định với phương pháp vẽ trendline của chúng ta. Nếu bạn vẽ trendline một cách bừa bãi mà không theo một quy tắc nào thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để phát triển khả năng cảm nhận thị trường của mình.
Đừng vẽ quá nhiều trendline
Theo thời gian, bạn có thể chồng chất lại rất nhiều đường trendline trên đồ thị giá mà bạn giao dịch. Nếu bạn không xóa bỏ đi những trendline không còn hữu ích cho việc phân tích nữa thì chắc chắn, đồ thị trước mặt bạn là một thảm họa với các đường trendline.
Hình 17: Quá nhiều đường trendline
Để tránh sự xuất hiện của mớ hỗn độn trendline, hãy giữ không quá hai cặp đường trendline (hai tăng, hai giảm) trên biểu đồ giá của bạn.
Trên đây là những kiến thức về cách vẽ và sử dụng trendline một cách khoa học và cụ thể nhất. Mong rằng những kiến thức này sẽ đem lại cho các bạn cái nhìn mới về việc vẽ và sử dụng đường trendline hiệu quả hơn. trend
Lời kết Đường trendline là gì
Trên đây là bài viết chi tiết về cách vẽ đường trendline sao cho chuẩn Price Action và chúng ta có thể dựa vào đó để xem là một cơ sở phân tích và giao dịch chứ không phải là một thứ làm cho bạn thêm rối mắt và loạn thông tin.
Ngoài ra bạn cũng nên nhớ rằng Trendline là một ngưỡng hỗ trợ kháng cự tham khảo và trong nhiều trường hợp nó không có tác dụng hoặc không hoạt động ở đường trendline mà chúng ta vẽ ra nhưng hoạt động ở đường trendline khác.
Do đó đường trendline không bao giờ là một yếu tố quyết định đến giao dịch mà bạn sẽ phải có sự suy xét ở nhiều yếu tố và nhiều khía cạnh khác nữa.