MFI là gì? Cách sử dụng chỉ báo Money Flow Index indicator

Có một chỉ báo mà khá giống với chỉ báo RSI nhưng có thêm chỉ số về khối lượng trong đó để tính toán ra giá trị của chỉ báo đó là MFI hay tên đầy đủ là Money Flow Index. Vậy thì MFI là gì? và cách sử dụng chỉ báo này ra sao chùng ta hãy cùng Thgold tìm hiểu trong bài viết này nhé.

MFI là gì?

MFI có tên đầy đủ là Money Flow Index hay là chỉ báo chỉ số dòng tiền. Về cơ bản thì chỉ báo này cũng khá giống với các chỉ báo động lượng khác như là MACD, RSI, Stochastic khi nó cũng có các mức dao động thể hiện sự quá mua hoặc quá bán.

MFI được sáng tạo ra bởi Gene Quong và Avrum Soudark.

MFI đúng như tên gọi của nó đó là thực chất nó đo sức mạnh dòng tiền hơn là đo biến động của thị trường nhưng ở khía cạnh nào đó thì hai cái này hoàn toàn có liên quan với nhau khi mà thị trường có biến động mạnh thì cũng có nghĩa là dòng tiền đang đổ vào giao dịch nhiều hơn.

Đương nihiên cũng có những lúc khối lượng giao dịch rất ít nhưng giá lại biến động nhiều nhưng đó chỉ là những trường hợp rất ít gặp và không phổ biến trong thực tế.

Biên độ đo lường của chỉ báo Money Flow Index cũng như nhiều chỉ báo dao động khác đó là từ 0 cho đến 100, trong đó hai mức xác định ngưỡng quá mua và quá bán đó là 20 và 80.

Chỉ báo RSI thì chỉ sử dụng biến số là giá để tính toán lên giá trị của chỉ báo còn đối với MFI thì nó sử dụng cả giá và khối lượng giao dịch vào tính toán chỉ báo cho nên nó có thể phản ánh sâu sắc thị trường hơn so với RSI.

Đôi khi người ta cũng gọi MFI với các tên khác là RSI theo trọng số khối lượng, tức lấy khối lượng giao dịch làm trọng tâm.

Sau đây là một hình ảnh ví dụ thực tế chỉ báo MFI trong biểu đồ giá:

Chỉ báo MFI có thể thấy là nó có sự biến động lên xuống rất nhạy chứ không được mịn như chỉ báo RSI.

Công thức tính toán chỉ báo MFI

Công thức tính toán của chỉ báo MFI cụ thể như sau:

cong-thuc-tinh-toan-MFI

Trong đó để tính ra được giá trị Money Flow Ratio thì chúng ta sẽ làm các bước như sau:

  • Đầu tiên chúng ta sẽ tính toán mức Typical Price là giá trị trung bình cộng của 3 mức giá (Giá cao (High) + giá thấp (Low) + giá đóng cửa (Close) ) / 3
  • Bước 2 là tính Raw Money flow hay có thể gọi là dòng tiền, Raw Money flow = Typical Price x Volume. Giá trị của Raw Money flow có thể là âm nếu như Typical Price hiện tại bé hơn Typical Price của phiên trước đó và nó là dương nếu Typical Price hiện tại lớn hơn Typical Price của phiên trước đó
  • Sau đó ta sẽ tính Money Flow Ratio bằng công thức như sau: Money Flow Ratio = Raw Money flow dương / Raw Money flow âm.

Sau khi đã có được giá trị của Money Flow Ratio thì chúng ta sẽ ráp vào công thức gốc ở trên để tính toán ra giá trị Money Flow Index.

Cách cài đặt chỉ báo MFI – Money Flow Index trong MT4 và MT5

Để cài đặt chỉ báo MFI trong MT4 và MT5 chúng ta sẽ làm như sau:

cách cài đặt chỉ báo MFI

Cách cài đặt chỉ báo MFI đầu tiên đó là chúng ta dùng Menu Insert —> Indicators —> Volumes —> Money Flow Index.

Hoặc chúng ta có thể thực hiện một cách nhanh chóng hơn bằng cách thứ hai như sau:

cách chèn chỉ báo MFI vào biểu đồ

Tại cửa sổ Navigator chúng ta chọn Indicators —> Volumes —> Money Flow Index

Sau đó thì sẽ có một cửa sổ tuỳ chỉnh cho chỉ báo MFI được hiện lên như sau:

tuỳ chỉnh chỉ báo MFI

Chúng ta có thể điều chỉnh chu kỳ của chỉ báo ở phần Period và cách thể hiện của đường MFI ở phần Style.

Hoàn tất chúng ta nhấn nút OK là xong việc chèn chỉ báo MFI vào biểu đồ giá.

Ý nghĩa và cách sử dụng chỉ báo MFI

Sau đây là một số cách sử dụng của chỉ báo MFI phục vụ cho công việc phân tích và giao dịch:

Dùng MFI để xác định xu hướng giá

Chúng ta có thể chèn thêm ngưỡng 50 vào chỉ báo để từ đó phục vụ xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn.

Nếu như đường MFI đang ở trên ngưỡng 50 hoặc là từ dưới mức 50 đi lên vùng trên 50 thì có thể coi là thị trường trong xu hướng tăng.

Ngược lại nếu MFI nằm dưới ngưỡng 50 hoặc là đi từ vùng trên 50 xuống vùng dưới 50 thì có nghĩa là thị trường trong xu hướng giảm.

Dùng MFI để lấy tín hiệu đảo chiều

Chỉ báo MFI có một đặc điểm rất thú vị đó là có những thời điểm mà xu hướng vào thời kỳ quá độ thì đường MFI có thể đi ngược lại với hướng đi của biểu đồ giá và đó là một trong những tín hiệu dự báo đảo chiều khá chính xác mà chỉ báo MFI mang lại.

Chúng ta hãy xem một hình ví dụ ở dưới đây:

giao dịch với chỉ báo MFI là gì

Các khoảng trông giữa hai đường đứt đoạn ở trên Thgold muốn thể hiện cho các bạn thấy rằng sự di chuyển của biểu đồ giá với đường chỉ báo MFI là rất tương đồng nhau. Tức là giá tăng thì đường MFI cũng hướng lên, giá giảm thì MFI cũng hướng xuống dưới.

Nhưng chỉ có phần được chỉ mũi tên là chúng ta thấy MFI đi ngược lại so với biểu đồ giá. Điều này như thể hiện rằng xu hướng hiện tại đã đến lúc kiệt sức và chuẩn bị cho sự đảo chiều. Quả thật sau đó thị trường đã đảo chiều xu hướng một cách mạnh mẽ và dứt khoát.

Còn rất nhiều điểm đảo chiều trên biểu đồ giá có đặc điểm tương tự và các bạn hãy kiểm tra trên phần mềm giao dịch của mình.

Dùng MFI giao dịch với vùng quá mua hoặc quá bán

Cách giao dịch này thường là chúng ta phải đi theo thuận xu hướng, chẳng hạn như nếu xu hướng thị trường là giảm thì các sóng hồi tăng lên có thể đưa MFI về vùng quá mua và ở đó chúng ta có thể chờ cơ hội để giao dịch lệnh bán xuống.

Ngược lại nếu như ta thấy xu hướng thị trường đang tăng mạnh và chờ con sóng hồi sẽ làm cho đường MFI vào vùng quá bán, như thế chúng ta sẽ tìm kiếm một cơ hội mua lên tại vùng đáy của con sóng hồi về.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về cách giao dịch với vùng quá mua và quá bán này:

Ở ví dụ trên chúng ta thấy thị trường trước đó trong xu hướng giảm rất rõ rệt và nó đã xuất hiện một vị trí mà chỉ báo MFI vào vùng quá mua.

Cây nến giảm ở vùng quá mua là tương đối nhỏ và nếu vào lệnh với cây nến này thì chúng ta hãy đặt stop loss ở điểm chốt đỉnh cơ bản gần nhất.

Ngoài ra nếu chúng ta không chắc chắn và chưa vào lệnh thì có thể chờ đợi thêm vào cây nến sau đó nếu như có cây nến giảm đẹp thì vào lệnh, ở trường hợp trên chúng ta cũng đã có được điều đó.

Với cây nến thứ hai sau đó là một nến giảm đẹp thì chúng ta có thể vào lệnh cũng như là đặt dừng lỗ theo cây nến tín hiệu này.

Tuy nhiên các bạn lưu ý là không phải lúc nào tín hiệu quá mua và quá bán cũng là chính xác và đẹp, ví dụ như ở hình dưới đây chẳng hạn:

Xu hướng thị trường trước khi mà chỉ báo MFI vào cùng quá bán là tăng, vì vậy chúng ta chờ một con sóng hồi giảm và chỉ báo MFI về vùng quá bán để vào lệnh.

Tuy nhiên ở ví dụ trên thì cây nến nơi mà MFI về vùng quá bán lại không hề đẹp một chút nào, nó thập chí là một cây nến giảm với biên độ dao động rất nhỏ.

Sau đó cũng là một cây nến tăng rất nhỏ và theo quy tắc chúng ta có thể đặt lệnh với cây nến này, nhưng mà nó lại không được khớp lệnh.

Đúng ra trường hợp này chúng ta không thể vào lệnh và bỏ qua nhưng sau đó nó lại xuất hiện một tín hiệu hội tụ đồng thời có một cây nến Pin bar làm tín hiệu giao dịch rất đẹp nên ta có thể vào lệnh ở đây.

Giao dịch với phân kỳ và hội tụ của MFI

Như ở ví dụ trên thì chúng ta đã có nhắc đến về giao dịch với hội tụ và trong phần này chúng ta tập trung nói về giao dịch phân kỳ và hội tụ với chỉ báo MFI.

Về giao dịch phân kỳ và hội tụ nếu bạn chưa biết là như thế nào thì các bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về giao dịch với tín hiệu phân kỳ và hội tụ trong chỉ báo MFI.

Các vị trí được đánh dấu cho thấy giá tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo Money Flow Index thì lại liên tục đi xuống, báo hiệu cho một xu hướng đang kiệt sức.

Khi giao dịch trong thời gian thực thì đến vị trí xuất hiện mẫu hình tăng dần là chúng ta đã có thể vào một lệnh bán vì ở đây nó cũng mới tạo ra một đỉnh mới cao hơn đỉnh trước (tính theo giá đóng cửa) mà chỉ báo MFI thì lại phân kỳ đi xuống.

Ở lệnh này thì chúng ta đã thắng thậm chí là bạn đặt tỷ lệ Reward:Risk là 4:1 thì vẫn thắng, sau đó giá lại đảo chiều và tăng tạo đỉnh mới nhưng MFI thì vẫn tiếp tục tạo ra một đỉnh mới thấp hơn.

Sau đó biểu đồ giá cũng xuất hiện mẫu hình nến bao trùm giảm, tuy nhiên cây nến tín hiệu là tương đối lớn, nếu vào lệnh với cây nến này thì chúng ta có thể vào lệnh trực tiếp khi mà cây nến đóng cửa, còn nếu đặt lệnh chờ bán ở dưới giá thấp nhất thì khoảng dừng lỗ là quá lớn.

Lời kết

Trên đây là các kiến thức vô cùng chi tiết về chỉ báo MFI hay Money Flow Index mà Thgold muốn gửi đến bạn đọc.

Có thể nói chỉ báo Money Flow Index là rất thú vị và có nhiều thông tin để chúng ta có thể khai thác phục vụ cho việc phân tích và giao dịch. Chắc chắn là các bạn sẽ rất thích chỉ báo này.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *