Quản trị rủi ro (Risk Management) trong giao dịch Forex như thế nào?

Khi bạn mở một cửa hàng kinh doanh, bạn luôn phải vạch sẵn cụ thể các kế hoạch kinh doanh và nó như là kế hoạch giao dịch, nhưng không phải lúc nào nó cũng đi theo như ý muốn về một viễn cảnh tươi đẹp mà chúng ta mong chờ, sẽ còn đó rất nhiều rủi ro trong bất cứ công việc kiếm tiền nào. Vậy nên quản trị rủi ro trong giao dịch Forex là vô cùng quan trọng.

Nội dung

Quản trị rủi ro là gì?

Bạn có thể dành đến 99% thời gian để tìm hiểu vè các phương pháp và công cụ giao dịch và chỉ với một suy nghĩ duy nhất trong đầu đó là làm sao để có được nhiều tiền nhất mà không ai nghĩ rằng mình sẽ thua lỗ cả.

Nhưng chắc chắn cuộc sống không hề màu hồng và không như bạn mơ mộng. Việc đầu tư và kiếm tiền thì điều đầu tiên nên nghĩ đến trước đó là làm sao phải bảo toàn được số vốn của mình trước khi nghĩ đến lợi nhuận.

Nhưng điều này dường như ít người mong muốn và nghĩ đến vì ai cũng giao dịch Forex để kiếm tiền chứ chẳng thể nào chấp nhận hoà vốn được. Nhưng thực chất nó lại là tiền đề để chúng ta có lợi nhuận bền vững.

Các phương pháp phân tích và giao dịch có thể làm bạn khác biệt so với cờ bạc đỏ đen thế nhưng nếu thiếu đi sự quản trị rủi ro thì nó vẫn chưa tròn nghĩa.

Hay có thể nói thiếu đi chiến lược quản lý tài khoản và quản trị rủi ro thì bạn vẫn chưa hẳn là thoát khỏi cái mác con bạc để trở thành là đầu tư.

Bạn cần bao nhiêu vốn để giao dịch Forex?

Thực sự mà nói thì trên đời này không có gì là có thể kiếm tiền từ 0 đồng cả, làm gì nếu không bỏ tiền thì bạn cũng phải bỏ nhiều công sức.

Đối với Forex thì chắc chắn phải phải bỏ ra một số vốn ban đầu. Forex là một thị trường mà bạn có thể chỉ cần số ốn rất nhỏ so với các loại hình đầu tư khác là đã có thể bắt đầu.

Câu hỏi là bạn sẽ cần bao nhiêu vốn và nhỏ là bao nhiêu thì phù hợp?

Trước tiên THGOLD xin chia sẻ khái niệm vốn ở đây không chỉ đơn thuần là vốn để bạn nạp vào tài khoản giao dịch mà nó còn là vốn để bạn học hỏi hay mua thêm các công cụ bổ trợ khác.

Bạn có thể mua các indicator nào đó, mua một hệ thống giao dịch nào đó hay thậm chí là tham dự một khoá học có thể lên đến hàng ngàn USD.

Thế nhưng THGOLD xin chia sẻ thành thật với các bạn đọc, Risk đặc biệt là các bạn mới chúng ta không nên tham gia những khoá học 2-3 ngày gì đó và người học hứa hẹn sẽ chia sẻ bí kíp để bạn kiếm hàng chục hàng trăm ngàn USD. Đó chỉ là một chiêu trò lấy tiền của bạn và nó chẳng giúp ích được gì cho bạn chỉ với 2-3 ngày đó cả.

Bạn có thể mua một khoá học nào đó của những trang uy tín ở nước ngoài và thường thì nó cũng chỉ vài trăm USD. Không nên tham gia nhiều những cộng đồng phải mua gói Premium các thứ vì nó thặt sự không giúp bạn tiến bộ lên.

Chính những kiến thức Free chia sẻ trên trang THGOLD này chẳng hạn là những kiến thức rất giá trị và nó không hề mất bất kỳ một đồng nào cả nhưng lại có thể giúp bạn nhiều điều.

Người mới tìm hiểu về Forex sẽ gặp phải vô số những cạm bẫy và các bạn cần hết sức cẩn thận, không mua những hệ thống giao dịch được quảng cáo rằng sẽ là cỗ máy kiếm tiền cho bạn, hay nói chung là không mua những công cụ mà bạn thấy mình bị kích thích lòng tham.

Còn đối với vốn để bắt đầu giao dịch trong thị trường Forex thì bạn chỉ cần tối thiểu 200 USD đối với sàn giao dịch IC Markets là có thể bắt đầu và giao dịch với mỗi lệnh có khối lượng nhỉ nhất là 0.01 Lot.

Drawdown là gì?

Một khái niệm quen thuộc chúng ta hay gặp trong lý thuyết về quản lý vốn đó là drawdown. Vậy thì nó có nghĩa là gì?

Ví dụ như bạn có một tài khoản là 10,000 USD. Giả sử bạn giao dịch không có quy tắc quản lý vốn và quản trị rủi ro một cách cụ thể, khi này lệnh của bạn bị thua lỗ và đang bị âm 6,000 USD thì có nghĩa là bạn đang bị mất 60% giá trị so với số vốn ban đầu.

60% đó chính là drawdown, nên nhớ là ở đây lệnh vẫn được mở chứ chưa đóng hẳn, có thể số âm tạm thời là 60% nhưng sau đó giá lại hồi về theo hướng có lợi và thậm chí là bạn vẫn có lãi ở lệnh này.

Tuy nhiên việc để lệnh bị âm nặng và số drawdown lớn như thế chứng tỏ bạn không có sự quản lý rủi ro một cách khoa học và không lần này thì lần khác bạn cũng sẽ bị cháy tài khoản mà thôi. Chúng ta sẽ không thể ăn may mãi được.

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được mức Drawdown này với các quy tắc về số lệnh và số % vốn có thể thua lỗ trên mỗi lệnh đã đề ra.

Chẳng hạn bạn có phép mỗi lệnh chỉ được thua không quá 2% vốn, tức là bạn sẽ có Stop loss đầy đủ cho mỗi lệnh giao dịch của mình, bên cạnh đó bạn còn phải quy định về số lệnh được mở cùng một lúc, chẳng hạn là 5 lệnh thì điều đó có nghĩa là bạn cho phép Drawdown tối đa là 10% vốn.

Không để rủi ro thua lỗ quá 2% vốn mỗi lệnh

Nhìn chung với 2% vốn mỗi lệnh đã là một con số tương đối lớn với những người giao dịch chuyên nghiệp, nếu số vốn lớn thì con số này sẽ phải giảm đi nhiều, chẳng hạn như 1% hoặc 0,5% chẳng hạn.

Nhưng với nhiều người mới thì thường họ không đặt stop loss cho lệnh của mình và kết quả là lệnh có thể âm vốn đến hàng chục % hoặc là cháy tài khoản.

Trong giao dịch không ai có thể dám chắc rằng một lệnh nào đó sẽ thắng hoặc thua cả. Thậm chí là một lệnh có các yếu tố rất đẹp lại thua trong khi một lệnh chỉ có 1-2 yếu tố bổ trợ thì giao dịch lại thắng.

Chúng ta không thể nào chắc chắn về việc thua lỗ và thứ chúng ta cần kiểm soát đó là tính xác suất, Đôi khi bạn có thể thắng vài lệnh liên tiếp rồi mới có lệnh thua nhưng cũng có trường hợp mà bạn bị thua liên tục trước khi có một lệnh thắng.

Điều này lý giải vì sao việc quản lý giới hạn thua lỗ trên mỗi lệnh là quan trọng và chỉ nên không quá 2%, để từ đó chúng ta kiểm soát được những tình huống mà chúng ta có thể thua lỗ nhiều lệnh liên tiếp thì tài khoản của chúng ta vẫn còn rất nhiều vốn để có thể tồn tại khoẻ cho đến khi thắng.

Để thấy rõ được sự khác biệt và tầm ảnh hưởng của việc quản lý giới hạn thua lỗ trên mỗi lệnh thì chúng ta hãy theo dõi bảng dưới đây:

2% THUA LỖ TRÊN MỖI LỆNH 10% THUA LỖ TRÊN MỖI LỆNH
SỐ LỆNH SỐ DƯ SỐ TIỀN THUA LỖ SỐ LỆNH SỐ DƯ SỐ TIỀN THUA LỖ
1 $10,000 $200 1 $10,000 $1,000
2 $9,800 $196 2 $9,000 $900
3 $9,604 $192 3 $8,100 $810
4 $9,412 $188 4 $7,290 $729
5 $9,224 $184 5 $6,561 $656
6 $9,040 $180 6 $5,905 $591
7 $8,860 $177 7 $5,314 $531
8 $8,683 $174 8 $4,783 $478
9 $8,509 $170 9 $4,305 $431
10 $8,339 $167 10 $3,874 $388
11 $8,172 $163 11 $3,486 $349
12 $8,009 $160 12 $3,137 $314
13 $7,849 $157 13 $2,823 $282
14 $7,692 $154 14 $2,541 $254
15 $7,538 $151 15 $2,287 $229
16 $7,387 $148 16 $2,058 $206
17 $7,239 $145 17 $1,852 $185
18 $7,094 $142 18 $1,667 $167
19 $6,952 $139 19 $1,500 $150
20 $6,813 $136 20 $1,350 $135

Bạn đọc hãy so sánh các lệnh tương tự nhau ở bên rủi ro 2% mỗi lệnh so với rủi ro 10% mỗi lệnh là khác biệt lớn như thế nào, Ví dụ ngay lệnh đầu tiên chúng ta còn lại 9,800$ số dư trong khi bên 10% rủi ro chỉ còn lại 9,000$.

Hoặc đến lệnh thứ 20 thì bên rủi ro 2% dù có thua liên tiếp 20 lệnh thì vẫn còn gần 7,000$ tiền vốn, cụ thể đó là $6,813, trong khi với rủi ro 10% mỗi lệnh thì chúng ta thấy rằng số vốn đến lệnh thứ 20 chỉ còn là $1,350.

Như vậy việc từ $6,813 lên đến số vốn $10,000 ban đầu thì ta sẽ cần phải đi một quãng đường gần bằng 2/3 số vốn hiện có cụ thể hơn đó là bằng 4000 / 6,813 = 0,587 lần số vốn hiện có.

Trong khi với tài khoản còn lại $1,350 thì có nghĩa để hoà vốn và về lại mốc $10,000 ta phải mất đến 10,000/1350 = 7.4 lần số vốn hiện có, quả thật là cực kỳ khó khăn và đó là sự khác biệt một trời một vực giữa rủi ro 2% mỗi lệnh và rủi ro 10% mỗi lệnh.

Tính toán cụ thể như thế để các bạn thấy rằng việc quản lý rủi ro trên mỗi lệnh là cực kỳ quan trọng nhưng nhiều bạn lại không muốn thua lỗ và chỉ muốn lệnh thắng mà thôi, kết quả là nếu lệnh có âm nặng thì ta vẫn không chịu đặt Stop loss mà để cho lệnh thả nổi với hy vọng nó sẽ quay về và có lãi.

Tỷ lệ Lợi nhuận / rủi ro (Reward-to-Risk)

Thông thường khi chúng ta vào lệnh thì sẽ có đặt các điểm dừng lỗ và chốt lời cụ thể, qua đó khoảng cách giữa điểm vào lệnh với điểm dừng lỗ sẽ là rủi ro thua lỗ có thể gặp phải, còn khoảng cách giữa điểm vào lệnh với điểm chốt lời chính là khoảng lợi nhuận mà chúng ta có thể kiếm được.

Khoảng cách lợi nhuận và khoảng rủi ro sẽ cho ta một tỷ lệ nhất định và thường thì khoảng lợi nhuận chắc chắn phải lớn hơn khoảng rủi ro rồi.

Cũng có người có ý tưởng để cho khoảng lợi nhuận thấp hơn khoảng rủi ro để có nhiều lệnh thắng hơn và họ thích như vậy nhưng theo THGOLD thì chúng ta vẫn nên để cho khoảng lợi nhuận cao hơn rủi ro. Khi chuyên nghiệp thì chắc chắn bạn phải quản lý lệnh như vậy.

Thường thì chúng ta sẽ để tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro là 2:1, hoặc có thể là 3:1.

Ví dụ với tỷ lệ lợi nhuận là 2:1 chẳng hạn và ta có 50% lệnh thắng và 50% lệnh thua:

Các giao dịch Lệnh thua Lệnh thắng
1 $2,000
2 $1,000
3 $2,000
4 $1,000
5 $2,000
6 $1,000
7 $2,000
8 $1,000
9 $2,000
10 $1,000
Tổng cộng $5,000 $10,000

Như vậy là dủ có 50% lệnh thua thì nếu ta đặt tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro là 2:1 thì chúng ta vẫn có lời là $5,000

Đối với tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro là 3:1 thì chúng ta sẽ có bảng liệt kê cụ thể như sau:

Các giao dịch Lệnh thua Lệnh thắng
1 $3,000
2 $1,000
3 $3,000
4 $1,000
5 $3,000
6 $1,000
7 $3,000
8 $1,000
9 $3,000
10 $1,000
Tổng cộng $5,000 $15,000

Như vậy là với tỷ lệ 3:1 thì dù chiếm một nửa số lệnh thua ta vẫn có lợi nhuận rất lớn đó là $10,000

Nhưng các bạn cũng lưu ý về các khung thời gian mà chúng ta giao dịch thì tỷ lệ lợi nhuận : rủi ro cũng phải phù hợp.

Chẳng hạn như bạn giao dịch Scalping và lợi nhuận đôi khi chỉ tính bằng vài Pip. Ví dụ như bạn sử dụng tỷ lệ 2:1 với khoảng lợi nhuận : rủi ro là 6:3 Pips.

Nhưng thực tế thì không phải là giá di chuyển 6 Pip từ vị trí vào lệnh để bạn có thể chốt lời với lệnh này, thường thì ta còn có khoảng giá Spread nữa, ví dụ như spread là 2 Pip thì rõ ràng là giá phải di chuyển đến 8 Pips thì chúng ta mới có thể chốt lời được.

Lúc này thành ra tỷ lệ gần là 3:1 rồi chứ không còn là 2:1 nữa.

Nhưng nếu bạn giao dịch các khung thời gian lớn hơn thì vấn đề khoảng Spread không còn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nữa, giả sử như ta có lợi nhuận : rủi ro là 100:50 Pips thì nếu như cộng thêm Spread là 2 Pips nữa thì có nghĩa là ta có tỷ lệ thực tế là 102:50.

Nếu như bạn xác định giao dịch Scalpiing thì bạn chỉ nến giao dịch các cặp tiền chính như là EUR/USD, USD/JPY, USD/CHF, USD/CAD, GBP/USD. Đồng thời bạn nên sử dụng tài khoản dạng Raw Spread trên IC Markets để hưởng mức Spread thấp nhất.

Bạn cũng nên giao dịch vào khung giờ phiên Âu vì đây là phiên sôi động nhất trong ngày và rất nhiều cặp tiền chính có khoảng Spread về 0, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn giao dịch Scalping.

Các công thức tính toán quản lý vốn cần nắm

Sau đây sẽ là một số công thức về tính toán quản lý vốn mà bạn cần nắm để giúp kiểm soát tốt tình hình giao dịch của mình, thực chất thì các phần mềm giao dịch hoặc các thống kê hàng tháng mà sàn giao dịch gửi cho chúng ta cũng sẽ có thể hiện các con số đó nhưng ở đây chúng ta tìm hiểu để biết cách tính toán những thông số đó là từ những con số nào.

Mức lợi nhuận trung bình = Tổng lợi nhuận / Số lệnh có lợi nhuận

Mức thua lỗ trung bình = Tổng thua lỗ / Số lệnh bị thua lỗ

Profit/Loss Ratio (Tỷ lệ lợi nhuận/thua lỗ) = Lợi nhuận trung bình / thua lỗ trung bình

Tỷ lệ lệnh thắng = Lệnh thắng / Tổng số lệnh đã giao dịch x 100%

Expectancy (kỳ vọng) = (% lệnh thắng x Mức lợi nhuận trung bình) – (% lệnh thua x Mức thua lỗ trung bình)

Lời kết

Trên đây là những kiến thức căn bản về quản trị rủi ro hay quản lý vốn mà bạn cần nắm để giúp bạn có thể giao dịch Forex thành công với lợi nhuận đều đặn và bền vững.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *