Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về phong cách giao dịch Scalping rồi và bài học này chúng ta lại tìm hiểu tiếp một kiểu giao dịch ngắn hạn khác nữa đó là Day trading. Vậy thì Day Trading là gì? Nó khác biệt với Scalping như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Day Trading là gì?
Có một số nơi thì coi Scalping chính là giao dịch Day trading và tóm lại là kiểu giao dịch trong ngày nhưng ở đây Thgold sẽ phân ra sự khác biệt của hai loại này vì cơ bản nó cũng có nhiều điểm khác biệt.
Về cơ bản thì sự khác biệt của hai loại giao dịch này đó chính là Scalping chúng ta giao dịch với những khung giờ rất ngắn, thường là dưới 5 phút và chúng ta chỉ thắng mỗi lệnh vài Pip mà thôi. Và khi đó thì một ngày bạn có thể mở và đóng để thực hiện rất nhiều lệnh giao dịch khác nhau.
Trong khi Day trading thì bạn cũng giao dịch trong ngày nhưng bạn thường chỉ thực hiện một lệnh trong ngày với sản phẩm giao dịch đó mà thôi, hoặc có thể là hai lệnh nhưng nói chung là không nhiều.
Bạn mở lệnh vào một thời điểm thích hợp trong ngày khi có điểm vào lệnh đẹp và bạn đóng lệnh khi đến cuối ngày giao dịch, và chắc chắn là lệnh sẽ không được giữ qua đêm và đến ngày hôm sau.
Đặc điểm của giao dịch trong ngày – Day trading
Giao dịch trong ngày Day Trading sẽ có một số đặc điểm sau đây để các bạn phân biệt với giao dịch kiểu Scalping và cũng như là các loại giao dịch khác mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở các bài sau:
- Giao dịch trong ngày bạn chỉ vào 1-2 lệnh mỗi ngày ở một sản phẩm giao dịch nhất định
- Bạn không cần dành quá nhiều thời gian để theo dõi cũng như tập trung dàn mắt vào màn hình để vào lệnh liên tục mà chỉ cần một thời điểm trong ngày, thường là bắt đầu từ phiên Á đề bạn vào lệnh và sau đó không cần phải thường xuyên nhìn biểu đồ giá nữa, chỉ kiểm tra nó lại vào cuối ngày mà thôi.
- Khung thời gian phù hợp cho giao dịch Day trading là M15 hoặc M30.
- Lợi nhuận của một lệnh giao dịch Day trading thường có thể vào vài chục Pip cho đến hơn 100 pips tuỳ từng ngày biến động của thị trường, trong khi đối với Scalping thì có thể chỉ vài Pip hoặc là trên dưới 10 pips.
- Bạn có thể giao dịch nhiều sản phẩm tài chính khác nhau chứ không riêng gì các cặp Forex chính vì lúc này khung thời gian lớn hơn nên khoảng Spread có là 1-2 pip thì cũng không thành vấn đề, đồng thời bạn không cần phải tập trung vào một sản phẩm giao dịch duy nhất mà có thể giao dịch được nhiều sản phẩm khác nhau trong ngày.
Tiêu chí phù hợp cho một Day trader
Sau đây là một số tiêu chí để bạn xem là mình có phù hớp với việc giao dịch trong ngày Day trading hay không:
- Bạn có thời gian trong ngày để đầu tư cho việc phân tích và đánh giá thị trường nhưng không rảnh rỗi nhiều thời gian đến mức có thể ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi Chart.
- Bạn không thích vào nhiều lệnh trong ngày mà muốn hạn chế vào lệnh nhưng cũng không muốn mở một lệnh để chờ đợi vài ngày hoặc hơn nữa vì bạn không thích chờ đợi. Tức là bạn kiểu ở giữa chừng, giao dịch ít quá thì ngứa ngáy mà giao dịch nhiều quá thì lại áp lực.
- Bạn có thời gian rảnh nhiều nhưng lại không thể chịu được sự căng thẳng vì phải liên tục tập trung vào bảng giá.
- Hoặc có thể là bạn cảm thấy hệ thống giao dịch của bạn không phù hợp với giao dịch Scalping.
- Bạn thích giao dịch nhiều sản phẩm tài chính khác nhau chẳng hạn như Bitcoin, Vàng, chỉ số chứng khoán, hàng hoá…. Thường thì các sản phẩm giao dịch này sẽ có khoảng spread tương đối rộng với các khung thời gian thấp, vì vậy mà nó không hoàn toàn phù hợp với Scalping. Thêm vào đó Scalping chỉ phù hợp giao dịch một sản phẩm duy nhất mà thôi.
Bạn không phù hợp với giao dịch Day trading khi nào?
Nếu bạn có những tính cách và tư duy như sau thì giao dịch Day trading có thể không phù hợp với bạn:
- Bạn là kiểu người có thể ngồi lỳ trước màn hình máy tính hàng tiếng đồng hồ để theo dõi chart và có thể tập trung để vào nhiều lệnh liên tiếp.
- Hoặc bạn chỉ thích theo dõi kinh tế vĩ mô và đầu tư dài hạn theo trường phái gia trị như kiểu thiên tài đầu tư Warren Buffett.
- Bạn có công việc chiếm nhiều thời gian của bạn trong ngày, chẳng hạn bạn phải làm việc từ 8h00 sáng cho đến tối muộn mới về và khi đó bạn còn tắm rửa, cơm nước và lo con cái, gia đình nên chắc chắn bạn không thể là một người có thể giao dịch Day trading.
Lưu ý về giao dịch Day trading
Sau đây là một vài lưu ý về Day trading mà bạn cần nhớ:
Lưu ý 1: Thời điểm vào lệnh
Vì lệnh giao dịch Day trading là lệnh đóng trong ngày cho nên rõ ràng là chúng ta không thể nào vào lệnh lúc tối trễ (theo giờ ở Việt Nam chúng ta).
Bởi vì thường là chúng ta sẽ đóng lệnh sau 00h00 phút của ngày hôm sau (theo giờ Việt Nam) vì lúc này là nửa cuối của phiên Mỹ và bắt đầu kết thúc ngày giao dịch cho nên thị trường rất yên ắng.
Do đó chúng ta phải vào lệnh từ sớm có thể là trong phiên Á hoặc đầu phiên Âu, nói chung là nên trước khi giờ phiên Mỹ mở cửa thì khi đó chúng ta mới có thể kết thúc lệnh trong ngày và có đủ thời gian cho thị trường biến động.
Chẳng hạn ở ví dụ trên chúng ta có 3 ngày giao dịch, thì trong đó cả 3 ngày vào khoảng 4-5 tiếng đồng hồ cuối cùng của ngày giao dịch thị trường rất ít biến động. Trong đó thường là bắt đầy khi phiên Á mở cửa thì thị trường bắt đầu có sự biến động mạnh.
Lưu ý 2: Tuân thủ kế hoạch giao dịch
Dù nói rằng lệnh day trading là vào cuối ngày chúng ta sẽ đóng lệnh tuy nhiên vẫn phải có Stop loss và Take Profit rõ ràng cụ thể để quản lý lệnh và quản lý vốn.
Chúng ta không thể thả tự do được vì điều đó là phạm vào nguyên tắc kỷ luật và quản lý vốn, ở đây chúng ta sẽ đóng lệnh vào cuối ngày khi nó vẫn chưa Take Profit, còn trong thức tế nhiều khi vào lệnh thì khoảng 1-2 tiếng sau là lệnh đã chạm vào ngưỡng chốt lời và đóng rồi.
Nếu như có thời gian và biết lệnh đã chốt lời thì chúng ta có thể vào thêm một lệnh nữa.
Ngoài ra có một điều lưu ý đó là quy tắc của chúng ta là đóng lệnh vào cuối ngày thì phải đóng dù cho lệnh có đang âm hoặc là mới có ít lợi nhuận mà chúng ta nảy sinh lòng tham mà không đóng lệnh thì coi như là đã vi phạm vào kế hoạch giao dịch.
Ví dụ về giao dịch Day trading
Sau đây sẽ là một ví dụ về giao dịch trong ngày Day Trading trong thực tế.
Để phân tích biểu đồ thì thường sẽ có hai kiểu đó là tập trung vào khung thời gian giao dịch và phân tích đa khung thời gian.
Ở đây chúng ta lấy một ví dụ đó là áp dụng phân tích đa khung thời gian. Cách này thì chúng ta sẽ xem xét xu hướng của thị trường ở một khung thời gian cao hơn, thường là gấp 4 lần khung thời gian giao dịch.
Sau đó chúng ta sẽ tìm kiếm cơ hội vào lệnh ở khung thời gian giao dịch theo xu hướng mà ta đã xác định được ở khung thời gian cao hơn.
Cụ thể như sau:
Ví dụ ở trên là khung thời gian H1, chúng ta thấy thị trường đang trong một xu hướng tăng mạnh liên trục và rất ít có sóng điều chỉnh đáng kể, ta thấy có một con sóng điều chỉnh và đồng thời RSI 6 cho tín hiệu vào vùng quá bán.
Khả năng sau đó nó sẽ chuyển về xu hướng tăng vốn có. Khi này chúng ta sẽ chuyển sang khung thời gian M15 để tìm kiếm cơ hội vào lệnh.
Ở vị trí đó đã có tín hiệu hội tụ của chỉ báo RSI và xuất hiện một cây nến tín hiệu tăng, tuy nhiên cây nến này so tương quan với tổng thể các nến khác thì có vẻ như quá lớn và khó có thể đạt Take Profit là 2:1.
Ở đây vị trí cây nến Pin bar với bóng nến dưới rất dài cũng là nơi đã có tín hiệu hội tụ và cây nến này cũng có thể coi là một cây nến tín hiệu, nếu tự tin bạn có thể vào lệnh với cây nến này thì sẽ tối ưu được lợi nhuận hơn.
Còn nếu như chúng ta vào lệnh với cây nến tín hiệu tăng thì sau đó khả năng cũng sẽ bị dính Stop loss vì thị trường vẫn còn một sóng hồi nhẹ về trước khi thật sự tăng giá trở lại.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Thgold về loại hình giao dịch Day Trading là gì? cũng như là các lưu ý về việc giao dịch Day trading mà bạn nắm để việc giao dịch đạt hiệu quả cao hơn.