Bài viết này chúng ta sẽ đến với một quốc gia được coi là đáng sống bậc nhất thế giới cũng như đồng tiền tệ của quốc gia này cũng nằm trong top các đồng tiền tệ mạnh nhất đó là Thụy Sĩ và đồng CHF.
Khi nhắc đến Thụy Sĩ thì có lẽ bạn sẽ liên tưởng ngay đến những chiếc đồng hồ cơ vô cùng đẳng cấp, xa xỉ và đẹp mắt mà giới thượng lưu rất yếu thích, thế nhưng chắc chắn Thụy Sĩ không chỉ có vậy.
Sơ lược về Thụy Sĩ
Thụy Sĩ hay đúng hơn là Liên bang Thụy Sĩ và có tên tiếng Anh là Switzerland. Thụy Sĩ gồm có 26 bang và thủ đô được đặt tại thành phố Bem.
Mặc dù nó nằm ở khu vực gần như là trung tâm và là trái tim của châu Âu khi bốn bề tiếp giáp và các cường quốc như Đức, Pháp, Ý nhưng lạ thay là nó không thuộc khối Liên minh châu Âu.
Thụy Sĩ được công nhận độc lập chính thức theo Hòa ước Westfalen vào năm 1648. Trong quá khứ Thụy Sĩ cũng trải qua nhiều cuộc chiến tranh và có lẽ vì vậy mà Thụy Sĩ ngày nay luôn đề cao tính trung lập trong quan tệ đối ngoại cả về quân sự lẫn kinh tế.
Thụy Sĩ chính là quê hương của tổ chức hội chữ thập đỏ theo như quốc kỳ của quốc gia này và là một quốc gia có hình ảnh đại diện cho hoà bình và con người yêu thương lẫn nhau, đó là lý do mà Thụy Sĩ được coi là nơi đáng sống bậc nhất thế giới.
Thuỵ có nền văn hoá rất phong phú và có sự giao thoa của nhiều nền văn hoá khác do nó nằm tiếp giáp với nhiều quốc gia khác và còn là trung tâm của châu Âu.
Số liệu cơ bản về Thụy Sĩ
Sau đây sẽ là các con cố cụ thể liên quan đến Thụy Sĩ:
- Các quốc gia láng giềng: Đức, Pháp, Ý, Áo
- Kích thước: 41,285 km2
- Dân số: 8,570,146 (điều tra năm 2018)
- Mật độ: 207/km2
- Thủ đô: Bern
- Tiền tệ: Franc Thụy Sĩ (CHF)
- Các mặt hàng nhập khẩu chính: Máy móc và thiết bị vận tải, dược phẩm và tân dược, hóa chất, hàng hóa tiêu dùng và công nghiệp.
- Các mặt hàng xuất khẩu chính: Hóa chất, đồng hồ, thực phẩm, nhạc cụ, đồ trang sức, máy móc, dược phẩm, kim loại quý, hàng dệt may.
- Đối tác nhập khẩu lớn: Đức 26,19%, Ý 10,46%, Pháp 8,4%, Hoa Kỳ 6,08%, Trung Quốc 5,75%, Áo 4,4%
- Đối tác xuất khẩu lớn: Đức 18,5%, Hoa Kỳ 11,61%, Ý 7,61%, Pháp 6,96%, Vương quốc Anh 5,67%
- Múi giờ: GMT + 1
Tổng quan nền kinh tế
Nếu xét về GDP trên đầu người thì Thụy Sĩ luôn là một trong số các quốc gia giàu nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sĩ luôn đứng trong top 10 thế giới nhiều năm qua, thậm chí hầu như là trong top 3.
Cũng giống như Nhật Bản hay New Zealand thì Thuỵ Sỹ là một quốc gia phát triển mạnh về xuất khẩu và nó chiếm đến gần 60% tổng số GDP.
Năm 2021 GDP của Thụy Sĩ đứng thứ hạng 20 trên thế giới với hơn 800 tỷ USD, một con số rất lớn đối với một quốc gia nhỏ và chỉ có hơn 8 triệu dân.
Thuỵ Sĩ phát triển các ngành công nghiệp chiếm phần lớn trong tỷ trọng GDP với các ngành nghề nổi bật như là: Đồng hồ, dệt may, các dụng cụ chính xác trong việc đo đạc…, hoá chất, máy móc công nghiệp…
Chính sách tiền tệ và tài khoá
Cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong việc điều chỉnh các chính sách về tiền tệ đó chính là The Swiss National Bank (SNB) – Ngân hàng Quốc gia Thụy sĩ.
Đối với ngân hàng Trung ương của các quốc gia khác thì họ sẽ thường có mức lãi suất cụ thể trong một thời kỳ nhất định nhưng với Ngân hàng Quốc gia Thụy sĩ thì họ là không làm như vậy mà sẽ thiết lập một khoảng lãi suất linh hoạt trong phạm vi phù hợp để điều tiết nền kinh tế.
Nhiệm vụ chính của SNB sẽ làm sao để đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp nhằm ổn định giá cả hàng tiêu dùng sản xuất và quan trọng hơn hết là giá trị của đồng CHF được giữ ổn định.
Vì Thụy Sĩ là quốc gia thiên về xuất khẩu cho nên họ không thể để cho giá trị của đồng CHF tăng lên quá cao, như vậy sẽ không có lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, chưa kể nó còn gia tăng lạm phát trong nước.
Và đương nhiên Ngân hàng Quốc gia luôn muốn đồng tiền CHF yếu hơn để gia tăng lợi thế của mình.
Để làm được điều đó thì SNB sẽ thông qua công cụ điều chỉnh lãi suất và những công cụ tài chính trong hệ thống thị trường mở (open market operations).
Với việc để cho lãi suất biến động trong một khuôn khổ cho phép, Ngân hàng Quốc gia sẽ tác động làm thay đổi nó thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ hoặc là mua lại từ các trái chủ để điều chỉnh dòng tiền lưu thông trên thị trường.
Khi mà lãi suất tăng quá cao và kinh tế bị đình trệ thì SNB sẽ tiến hành mua lại các trái phiếu để bơm tiền ra ngoài thị trường và cung cấp cho các ngân hàng thương mại dòng tiền nhằm tăng tính thanh khoản và giải ngân các khoản vay, qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng.
Ngược lại nếu như lãi suất xuống thấp hơn mức cho phép thì Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ sẽ phải tung các trái phiếu chính phủ ra để hút dòng tiền về, giảm tính thanh khoản tiền mặt trên thị trường
Ngoài ra Thụy Sĩ được coi là quốc gia “Thiên đường thuế” khi mà nó có các chính sách thuế rất cởi mở với các doanh nghiệp. Thường thì thuế doanh nghiệp chỉ rơi vào khoảng 8.5% cho đến 10%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.
ĐIều này là một tiền đề đẻ dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài về với Thụy Sĩ và góp phần phát triển đất nước.
Đặc điểm của đồng CHF
Đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) là đồng tiền thanh toán chính thức của Thụy Sĩ, còn được gọi là “Swissy”. Trước đây thì có Pháp, Bỉ và Luxembourg cũng gọi đồng tiền của họ là Franc nhưng sau này họ đã gia nhập EU và sử dụng đồng tiền chung là EUR.
Nhờ tính trung lập của Thụy Sĩ cùng với hệ thống ngân hàng phát triển, khiến đồng CHF trở thành một tài sản an toàn trong thị trường tài chính, ít chịu sự biến động bởi các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia khác.
Song song với đó thì Thụy Sĩ lại là một trong những quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới, nên đồng CHF và vàng có tính tương quan cao, khi vàng tăng đồng CHF cũng được hưởng lợi.
Các tin tức và chỉ số kinh tế liên quan đến CHF
Sau đây là các chỉ số kinh tế quan trọng có liên quan đến đồng CHF:
- Gross Domestic Product (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội là thước đo tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của quốc gia. Báo cáo đánh giá sự thay đổi trong tổng sản lượng của nền kinh tế so với giai đoạn trước để xem nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái.
- Retail sales: Doanh số bán lẻ. Đây là báo cáo doanh số bán lẻ đo lường sự thay đổi về tổng giá trị doanh số bán hàng hàng tháng ở cấp bán lẻ.
- Consumer Price Index (CPI): Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường sự thay đổi giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số CPI được theo dõi chặt chẽ bởi SNB, vì nó là công cụ báo cáo giúp phân tích lạm phát của quốc gia.
- Balance of Trade: Cán cân thương mại đo lường tổng chênh lệch về giá trị giữa hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trong nước. Thụy Sĩ là quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu cho nên chỉ số này là rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của nền kinh tế và cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị của đồng CHF.
Các yếu tố gây ra sự biến động cho đồng CHF
Ngoài các tin tức và chỉ số kinh tế nêu trên thì giá trị của đồng CHF còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như sau:
Tình hình khu vực liên mình Châu Âu (EU) và Mỹ
Thụy Sĩ là quốc gia có tính độc lập rất cao và dù ít chịu rủi ro từ biến động của kinh tế chính trị xã hội của thế giới nhưng vì là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là đối với Châu Âu và Mỹ, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thụy Sĩ.
Nếu như hoạt động kinh tế của các quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hoá của Thuỵ Sĩ thì có nghĩa là họ cũng có thể nhâp hàng hoá ít đi, tiêu dùng ít đi và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Thụy Sĩ.
Giá vàng
Thụy Sĩ là quốc gia dự trữ Vàng lớn nhất thế giới nếu so với quy mô kinh tế. Vì Mỹ mới là quốc gia dự trữ nhiều vàng nhất nhưng quy mô kinh tế của Mỹ gấp rất nhiều lần so với Thụy Sĩ.
Vì vậy mà khi giá vàng có sự biến động thì đồng tiền CHF của Thụy Sĩ cũng sẽ có sự biến động theo và nó có sự tương quan lên đến 80%.
Xu hướng dịch chuyển tiền tệ dự trữ
Vì đồng CHF có mối tương quan cao với giá vàng vì vậy mà nó giữ được giá trị và tránh được lạm phát rất tốt. Ưu điểm này khiến cho đồng CHF trở thành đồng tiền dự trữ tiềm năng khi mà các quốc gia Châu Âu ở xung quanh có sự biến động về kinh tế và địa chính trị.
Đặc biệt là phần lớn các nước thuộc Liên minh châu Âu và sử dụng đồng tiền chung EUR, nhưng mỗi quốc gia lại có hoàn cảnh kinh tế và tốc độ phát triển khác nhau cho nên nhiều khi chính sách mà ECB đưa ra chưa thực sự phù hợp.
Khi đó các nhà đầu tư có thể tìm đến đồng CHF như là một nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
Thụy Sĩ là quốc gia có ngành ngân hàng và tài chính vô cùng phát triển và cũng được coi là thiên đường thuế của thế giới.
Các công ty về Thụy Sĩ phát triển vô cùng nhiều và vì thế cho nên hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty tại đây diễn ra rất phổ biến.
Nếu như bạn muốn mua một công ty của Thụy Sĩ thì bạn phải đổi tiền mình đang có sang đồng CHF để có thể thực hiện được giao dịch mua bán sáp nhập.
Chính điều đó làm tăng giá trị cho đồng CHF.
Nhưng bù lại thì đôi khi chính phủ Thụy Sĩ lại không muốn như vậy vì nó có thể bất lợi cho nền kinh tế xuất khẩu nên họ có thể đưa ra các chính sách tiền tệ nhằm kìm hãm giá trị của đồng CHF.
Các yếu tố đó làm cho đồng CHF biến động rất nhiều.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ cơ bản về nền kinh tế của đất nước Thụy Sĩ và đồng CHF. Qua đây chúng ta cũng có được cái nhìn tổng quan về Thụy Sĩ và hiểu được vì sao không phải là một cường quốc kinh tế hàng đầu nhưng đồng CHF lại là một trong những đồng tiền quan trọng nhất trên thị trường Forex.