,

Tìm hiểu quốc gia New Zealand và đồng NZD

Một quốc gia xinh đẹp và yên bình nhưng đồng tiền của họ có sức mạnh lớn trên thị trường tiền tệ đó chính là New Zealand và đồng NZD. Trong bài học này mời các bạn hãy cùng Thgold tìm hiểu cụ thể về quốc đảo này và đồng nội tệ của họ.

Tìm hiểu về quốc gia New Zealand

New Zealand là một quốc đảo nằm ở phía Tây Nam của Thái Bình Dương, nó gồm có hai đảo lớn và được gọi là đảo Bắc và đảo Nam, đồng thời bên cạnh đó còn hơn 600 đảo lớn nhỏ khác.

So với Úc thì New Zealand nằm cách 2000km về phía Đông, nằm giữa là con biển có tên Tasman – tên của nhà thám hiểm khai phá ra vùng đất New Zealand xinh đẹp này.

Nhà thám hiểm Abel Tasman đã phát hiện ra vùng đất New Zealand vào năm 1642, sau này New Zealand được Đế quốc Anh tuyên bố chủ quyền toàn bộ hòn đảo và New Zealand trở thành thuộc địa của Anh vào năm 1841.

Đến năm 1947 thì New Zealand tuyến bố độc lập nhưng nguyên thủ quốc gia lại vẫn là Nữ hoành Anh.

Sau đây là các con số cụ thể của New Zealand:

  • Diện tích: 268,021 km2
  • Dân số: 5.324.270 (ước tính năm 2022 và đứng thứ 121 trên thế giới)
  • Mật độ dân số: 19 người/km2
  • Quốc gia láng giềng: Úc
  • Thủ đô:  Wellington (dân số ước tính là 179,466)
  • Loại tiền tệ: New Zealand dollar (NZD)
  • Sản phẩm nhập khẩu chính: Máy móc và thiết bị, máy bay và xe cộ, xăng dầu, điện, nhựa, giấy…
  • Sản phẩm xuất khẩu chính: Các loại quặng, kim loại, len, nhiên liệu, thịt, máy mọc và thiết bị vận tải.
  • Đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc 16,4%, Úc 15,2%, Mỹ 9,3%, Nhật Bản 6,5%, Singapore 4,8%, Đức 4,4%
  • Đối tác xuất khẩu chính: Úc 21,1%, Trung Quốc 15%, Mỹ 9%, Nhật Bản 7%
  • Múi giờ: GMT +12

Tổng quan về nền kinh tế của New Zealand

Dù có dân số rất ít, có khi chỉ hơn một tỉnh bình thường của Việt Nam chúng ta mà thôi nhưng GDP của New Zealand lại xếp thứ 51 trên bảng xếp hàng các nền kinh tế trên thế giới với khoảng 205 tỷ USD.

Nền kinh tế của New Zealand chủ yếu phát triển dựa vào hoạt động thương mại quốc tế với các cường đã nếu ở trên đó là Úc, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

GDP của New Zealand chiếm tỷ trọng lớn là ngành nông nghiệp và du lịch. Trong khi công nghiệp có quy mô tương đối nhỏ với số ít nhà máy và công nghệ cũng còn tương đối hạn chế.

Sau khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài thì New Zealand là điểm đến đầy hứa hẹn của dòng vốn quốc tế chỉ đứng sau Singapore.

Chính sách tiền tệ và tài khoá

Cơ quan đầu não điều chỉnh chính sách tiền tệ cho New Zealand đó là Ngân hàng Dự trữ quốc gia – Reserve Bank of New Zealand (RBNZ).

RBNZ sẽ tổ chức các cuộc họp bàn bạc về chính sách tiền tệ 8 lần một năm. RBNZ có nhiệm vụ chính là duy trì sự ổn định giá cả, thiết lập lãi suất cho vay và điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó thì Ngân hàng dự trữ quốc gia New Zealand phải đảm bảo tỷ lệ lạm phát hằng năm ở mức trên dưới 1,5%.

Để thực hiện được điều đó thì các công cụ quen thuộc mà ngân hàng Trung ương sử dụng để điều chỉnh chính sách tiền tệ đó là lãi suất và thị trường mở.

Khi mà lạm phát có nguy cơ tăng cao khiến đồng tiền mất giá thì Ngân hàng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất để kìm hãm sự phát triển kinh tế lại, còn nếu như kinh tế đang bị đình trệ thì lãi suất sẽ giảm để kích cầu cho vay tiền phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó thì các công cụ trong thị trường mở sẽ điều chỉnh lượng tiền mặt đang lưu thông trong thị trường. Nếu như tiền mặt khan hiếm làm cho trị trường bị giảm phát thì Nhà nước sẽ bơm tiền ra thị trường thông qua mua các trái phiếu doanh nghiệp hoặc một vài hình thức khác.

Ngược lại nếu như lượng tiền mặt lưu thông ngoài thị trường quá lớn thì họ sẽ hút về bằng cách phát hành trái phiếu hoặc chứng khoán nhà nước.

Tìm hiểu về đồng NZD

Đồng Dollar của New Zealand còn có tên gọi khác là Kiwi. Nghe qua bạn sẽ liên tưởng ngay đến trái Kiwi và đúng là như vậy vì loại trái cây nay rất phổ biến ở New Zealand.

Các loại Kiwi có mặt trong siêu thị của Việt Nam chúng ta hầu hết đều có xuất phát từ New Zealand, ngoài ra còn nhiều loại nông sản khác bởi vì New Zealand có nền nông nghiệp rất phát triển.

Giá trị của đồng NZD phụ thuộc vào giá cả hàng hoá

New Zealand là quốc gia mà phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như chúng ta đã đề cập nhiều ở trên. Vì vậy mà nếu như giá của các mặt hàng, đặc biệt là nông sản tăng cao thì nó sẽ góp phần gia tăng đáng kể GDP cho quốc gia này.

Ngược lại nếu như giá cả hàng hoá xuất khẩu xuống thấp thì có nghĩa rằng nguồn thu từ xuất khẩu giảm và góp phần ít hơn vào tổng GDP của cả nước, điều đó làm cho giá trị của đồng NZD cũng bị suy giảm đi.

Đồng NZD có mối tương quan với đồng AUD

Bởi vì Úc là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand cho nên các biến động kinh tế từ Úc cũng có ảnh hưởng tương tự đến với nền kinh tế của New Zealand.

Nhìn ví dụ biểu đồ về hai cặp tiền là AUD/USD và NZD/USD thì chúng ta sẽ hiểu được tự tương quan giữa hai đồng tiền AUD và NZD là lớn như thế nào.

Trong hình trên thì cặp tiền NZD/USD ở bên trái còn cặp tiền AUD/USD ở bên phải, chúng ta thấy rằng hai cặp tiền này có sự tăng giảm rất tương đồng với nhau.

Đồng NZD có thể giao dịch chênh lệch lãi suất (Carry trade)

Giống như đồng AUD thì đồng tiền NZD của New Zealand cũng có lãi suất tương đối cao so với các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng JPY của Nhật Bản.

Khi mà có sự chênh lệch lớn về lãi suất giữa các đồng tiền thì chắc chắn là ý tưởng đầu tiên nảy ra trong đầu chúng ta là giao dịch hưởng chênh lệch lãi suất hay còn gọi là Carry trade mà chúng ta đã từng tìm hiểu.

Đồng NZD nhạy cảm với thời tiết

Bởi vì New Zealand là quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nông nghiệp cho nên nếu như có thiên tai, hạn hán xảy ra thì chắc chắn là nó cực kỳ ảnh hưởng đến kinh tế của New Zealand và cụ thể đó là tỷ trọng GDP.

Các chỉ số kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến đồng NZD

  • Gross Domestic Product: Đầu tiên chắc chắn phải là GDP vì con số này phản ánh rõ nhất về tình hình phát triển của đất nước và trực tiếp ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ quốc gia.
  • Consumer Price Index (CPI): Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số không thể thiếu trong việc đánh giá và hoạch định chính sách tiền tệ. Nếu chỉ số này tăng qua cao thì nguy cơ lạm phát tăng và đồng tiền mất giá, ngược lại nếu chỉ số CPI giảm thì chứng tỏ kinh tế đang đình trệ và người dân chi tiêu ít hơn.
  • Balance of Trade: Với một nước có thế mạnh về xuất khẩu như New Zealand thì rõ ràng chỉ số về cán cân thương mại đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến nền kinh tế và giá trị của đồng NZD.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về New Zealand và đồng NZD, mặc dù không phải là các cường quốc kinh tế nhưng đồng NZD là một đồng tiền được giao dịch tương đối nhiều trên thị trường Forex, đặc biệt là cặp tiền NZD/USD.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *