,

Tìm hiểu Liên minh châu Âu và đồng EUR

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Liên minh châu Âu và đồng EUR – đồng tiền lớn thứ hai thế giới sau USD. Hãy cùng xem đặc điểm địa chính trị và kinh tế của liên minh châu Âu như thế nào mà vị thế của đồng Euro lại lớn đến như vậy.

Tìm hiểu về liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu là một khối các nước liên kết với nhau và được hình thành từ năm 1951 với 6 thành viên các nước láng giềng ban đầu và trong quá trình phát triển nó đã thu nạp thêm nhiều thành viên mới và hiện nay có 27 nước thành viên trong khối liên minh châu Âu.

Nếu nói về khối liên minh các nước thì có lẽ không thể có một khối nào có thể mạnh hơn được khối EU.

Trong số các nước thành viên thì có đến 19 nước là sử dụng đồng tiền chung EUR và gọi là European Monetary Union (EMU) hoặc Euroland.

19 quốc gia này bao gồm: France (Pháp), Austria (Áo), Belgium (Bỉ), Greece (Hy Lạp), Cyprus (Síp), Estonia, Finland (Phần Lan), Germany (Đúc), Netherlands (Hà Lan), Ireland, Italy (Ý), Latvia, Lithuania, Slovenia, Luxembourg, Malta, Portugal (Bồ Đào Nha), Slovakia và Spain (Tây Ban Nha).

Vầccs quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu có thể nói là có đặc điểm rất khác so với nhiều quốc gia khác đó là chính sách về tiền tệ được điều chỉnh bởi ngân hàng chung châu Âu – European Central Bank (ECB).

Dữ kiện về liên minh chấu Âu

Các con số về liên minh châu Âu cụ thể như sau:

  • Thành viên: 27 quốc gia thành viên của liên minh Châu Âu EU gồm có: Pháp, Đức, Áo, Ý, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Slovakia, Lithuania, Estonia, Phần Lan, Ba Lan, Hi Lạp, Romania, Hungary, Luxembourg, Ireland, Latvia, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia, Thuỵ Điển và Tây Ban Nha.
  • Diện tích: 4.211.484 km2
  • Dân số: 747.566.979 (Có khá nhiều con số về dân số của EU trong đó có nơi đề cập là hơn 500 triệu dân và có trang thì chia sẻ số liệu năm 2020 là 437.922.290). Số liệu dân số châu Âu 747.566.979 là con số mới nhất được cập nhật từ trang https://danso.org/
  • Đồng tiền: EUR
  • Xuất khẩu chính: Các loại máy móc đặc biệt là máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, Mô tô, Ô tô, máy bay, nhựa, dược phẩm và hoá chất dược….
  • Nhập khẩu chính: Mấy móc và linh kiện sản xuất, dầu thô, hoá chất, kim loại,…
  • Múi giờ: GMT, GMT+1, GMT+2

Tổng quan về kinh tế châu Âu

Khối liên minh châu Âu có tổng GDP rơi vào khoảng trên dưới 17 ngàn tỷ USD vào năm 2021, nhưng cũng có nhiều tài liệu thì đề cập đến con số khác đó là gần 15 ngàn tỷ hoặc là trên 16 ngàn tỷ.

Nếu coi EU như một quốc gia thì nó sẽ là nền kinh tế đứng thứ ba về tổng sản phẩm quốc nội sau Trung Quốc và Mỹ.

Khu vực liên minh châu Âu EU là địa chỉ đầu tư hấp dẫn đứng thứ hai sau Mỹ được các nhà đầu tư săn đón và đổ tiền vào.

Dù tập hợp nhiều nước khác nhau nhưng khi tham gia vào liên minh châu Âu thì các nước đều phải tuân thủ các quy định về thương mại chung, làm sao để mỗi quốc gia góp phần đẩy mạnh nền kinh tế và đồng tiền chung EUR lớn mạnh hơn trên trường quốc tế.

Ngoài ra việc thông thương giữa các quốc gia thuộc liên minh châu Âu gần như không có rào cản khó khăn nào vì họ như là anh em trong nhà để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Rất tuyệt vời.

Đối tác nhập khẩu lớn nhất của EU đó là Trung Quốc trong khi đối tác xuất khẩu lớn nhất của EU là Mỹ.

Với nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp thì đồng tiền EUR cũng là một đồng tiền dự trữ của các quốc gia để đảm bảo phục vụ cho hoạt động trao đổi mua bán với các quốc gia khu vực châu Âu.

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

Ngân hàng trung ương châu Âu – European Central Bank (ECB) là cơ quan đầu não trong việc hoạch định các chính sách tiền tệ đối với đồng EUR.

Ngân hàng này cũng sẽ có thành viên là các ngân hang trung ương của mỗi quốc gia thuộc khu vực chung châu Âu tạo nên hội đồng quản trị của ECB cùng nhau hoạch định chính sách tiền tệ.

Nhiệm vụ chính của ECB đó là duy trì được sự ổn định giá cả hàng hoá trong khu vực, để đạt được mục tiêu đó thì ECB sẽ dựa vào một số tiêu chí theo như Hiệp ước Maastricht dành cho các quốc gia thành viên như sau:

  • Mức lạm phát của cả quốc gia sẽ không được vượt quá mức lạm phát trung bình của 3 tiểu bang hay thành phố có mức lạm phát tốt nhất.
  • Lãi suất dài hạn của EUR sẽ không được vượt quá tỷ lệ lạm phát trung bình của các quốc gia có mức lạm phát tốt nhất.
  • Tỷ giá hối đoái phải nằm trong phạm vi cho phép với thời gian nhất định.
  • Thâm hụt ngân sách của các quốc gia không được vượt quá 3% GDP của nước đó.

Khi mà các quốc gia thành viên không đáp ứng được các chỉ tiêu đó thì có thể sẽ bị phạt theo quy tắc và chế tài đã đề ra.

ECB cũng sử dụng cơ chế giá Bid tối thiểu cho hệ thống tài chính và thị trường mở để điều tiết thị trường tài chính. ECB cung cấp cho các ngân hàng trung ương của các quốc gia tỷ lệ lãi suất cơ bản để các quốc gia dựa vào đó mà có chính sách điều tiết thị trường cho phù hợp.

Công cụ trái phiếu hay chứng khoán (Security) cũng được ECB tận dụng để kiểm soát lãi suất, kiểm soát thanh khoản và thiết lập được chinh sách tài chính phù hợp với định hướng phát triển kinh tế.

Chẳng hạn như để tăng tính thanh khoản và nguồn cung của đồng EUR ra thị trường thì ECB sẽ mua các cổ phiếu và thanh toán bằng EUR, sau đó thì số tiền EUR này sẽ được lưu thông ở ngoài thị trường.

Ngược lại nếu như cung của đồng EUR quá dư thừa thì họ sẽ bán các cổ phiếu ra thị trường để hút đồng EUR quay lại nhằm điều chỉnh và cân đối lạm phát.

Tìm hiểu về đồng tiền EUR

Đồng tiền EUR được coi là đối trọng với đồng USD hạy gọi với cái tên là “Anti Dollar”. Ngoài ra đồng EUR còn gọi với cái tên là “fiber”, có nghĩa là sợi.

Nguồn gốc vì sao lại gọi tên như vậy vẫn là một tranh cãi nhưng lý do thuyết phục nhất có lẽ là chất liệu tạo ra đồng tiền EUR là các sợi tổng hợp có chất liệu rất đặc biệt.

Sau đây sẽ là một số đặc điểm về đồng tiền chung châu Âu EUR:

Đồng tiền chống USD

Như đã nói đó là đồng tiền EUR gọi là đồng tiền Anti-dollar vì nó là đồng tiền mạnh thứ hai thế giới sau USD và còn góp mặt trong cặp tiền EUR/USD là cặp tiền vua của thị trường tiền tệ với khối lượng giao dịch lớn vô đối trên thị trường tài chính.

Cặp tiền EUR/USD liên quan đến nhiều sản phẩm tài chính khác

Cặp tiền EUR/USD có mối liên quan đến khá nhiều thị trường tài chính khác, chẳng hạn như chỉ số đồng USD (US Dollar Index), các thị trường trái phiếu, cổ phiếu…

EUR/USD có sự tương quan nghịch với US Dollar Index và cả chỉ số chứng khoán Mỹ S&P500, tuy nhiên từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 thì mối tương quan giữa EUR/USD với S&P500 không còn chặt chẽ nữa mà có rất nhiều độ nhiễu.

Ngoài ra đồng Swiss Franc (Franc Thụy Sĩ) ký hiệu là CHF cũng có mối tương quan chặt chẽ với đồng EUR, thể hiện qua biểu đồ trái ngược nhau của cặp tiền EUR/USD và cặp tiền USD/CHF.

Ở ví dụ trên thì biểu đồ bên trái là cặp tiền USD/CHF còn bên phải là biểu đồ EUR/USD, chúng ta có thể thấy hai biểu đồ giá có sự đối xứng và đi ngược lại với nhau.

Tin tức và chỉ số quan trọng đối với đồng EUR

Để theo dõi các tin tức có liên quan đến sự biến động lớn nhất của đồng EUR thì chúng ta nên chú ý đến các thông tin luên quan như sau:

  • Gross Domestic Product  (GDP): Tổng sản phẩm quốc nội luôn là một chỉ số kinh tế quan trọng với bất kỳ đồng tiền tệ nào. Trong số các nước châu Âu EU thì Đức là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất cho nên thông tin về GDP của Đức sẽ luôn có mức ảnh hưởng nhiều nhất đến đồng EUR.
  • German Industrial Production: Chỉ số sản xuất công nghiệp của Đức, Đức có lẽ là trái tim công nghiệp của châu Âu và hàng Đức luôn khiến chúng ta mê mẩn, đặc biệt là xe Đức. Vì vậy mà chỉ số này luôn ảnh hưởng lớn đến đồng tiền chung châu Âu. Chỉ số này sẽ đo lường sản lượng từ các ngành sản xuất và khai thác của Đức.
  • German IFO Business Climate Survey: Cuộc khảo sát môi trường kinh doanh của Đức, được công bố hàng tháng và nó phản ánh môi trường kinh doanh hiện tại có lạc quan và triển vọng hay không.
  • Budget Deficits: Đây là chỉ số về thâm hụt ngân sách và chúng ta đã nói ở đầu về quy tắc quản lý của ECB đó là sự thâm hụt ngân sách các quốc gia thành viên phải không được vượt quá 3% trên tổng GPD và không được nợ quá 60% GDP, các quy tắc này đều được nêu trong Hiệp ước Maastricht.
  • Consumer Price Index (CPI): Chỉ số hàng tiêu dùng luôn là một số liệu quan trọng ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một đồng tiền nào đó và EUR cũng vậy.

Các nguyên nhân dẫn đến biến động của đồng EUR

Những sự kiện nào có thể tác động mạnh đến sự biến động của đồng EUR chúng ta sẽ liệt kê dưới đây:

Các thông tin kinh tế cơ bản

Ở trên là các chỉ số kinh tế cơ bản hay các tin tức quan trọng mà chúng ta cần chú ý khi theo dõi sức mạnh của đồng EUR.

Ngoài ra còn nhiều các tin tức kinh tế, chính trị , xã hội khác về mặt phân tích cơ bản mà chúng ta cũng cần quan tâm, nhất là thông tin từ Đức và Pháp để có cái nhìn tổng quan về khả năng di biến động của đồng EUR.

Sự chênh lệch lợi tức trái phiếu

Như đã từng đề cập với đồng USD thì với đồng EUR cũng thế, sự chênh lệnh lợi tức trái phiếu chính phủ cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến giá trị của đồng EUR tăng hoặc giảm.

Chẳng hạn như chênh lệch lợi tức trái phiếu 10 năm của Đức so với trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ nếu như của Đức hấp dẫn hơn thì nó sẽ kích cầu sử dụng đồng vốn là EUR và khi đó giá trị của đồng EUR tăng lên.

Ngược lại nếu như lợi tức của các nước thuộc EU không hấp dẫn thì dòng vốn sẽ bị rút khỏi liên minh châu ÂU và đồng nghĩa đồng EUR cũng không còn được sử dụng nhiều, độ thanh khoản thấp và làm giảm giá trị của nó.

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về Liên minh châu ÂU EU và đồng tiền chung EUR, hy vọng là chúng ta đã trang bị được thêm những thông tin cơ bản để có cái nhìn bao quát hơn về đồng EUR phục vụ cho việc phân tích và giao dịch Forex.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *