,

US Dollar Index là gì? Cách áp dụng USDX vào Forex trading

Trong thị trường chứng khoán ngoài những cổ phiếu của các công ty thì còn có một công cụ đầu tư quen thuộc đó là các chỉ số chứng khoán, như ở Việt Nam chúng ta có VN30, hay các chỉ số nổi tiếng thế giới như S&P500, NASDAQ, Dow Jones…Và trong thị trường ngoại hối thì chỉ số này có thể nói đến chinh là US Dollar Index. Vậy US Dollar Index là gì? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Forex chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

US Dollar Index là gì?

Đối với các chỉ số trong chứng khoán thì chúng ta thấy rằng nó được tập hợp bởi các cổ phiếu của những công ty hàng đầu, có giá trị vốn hoá lớn nhất trên toàn thị trường hoặc trong một nhóm ngành nào đó.

Tương tự với thị trường Forex thì chỉ số US Dollar Index cũng chính là con số đại diện cho nhưng đồng tiền lớn mạnh nhất trên thị trường ngoại hối. Chỉ số này sẽ phản ánh được sức mạnh của toàn thị trường như thế nào.

Cụ thể thì chỉ số US Dollar Index sẽ là trọng số trung bình của các đồng tiền tệ chinh sau đây:

  1. Đồng tiền của liên minh châu Âu – Euro (EUR)
  2. Đồng tiền của Nhật – Japanese Yen (JPY)
  3. Đồng tiền của Anh quốc – British Pound (GBP)
  4. Đồng tiền của Canada – Canadian dollar (CAD)
  5. Đồng tiền của Thuỵ Điển – Swedish Krona (SEK)
  6. Đồng tiền của Thuỵ Sỹ- Swiss Franc (CHF)

Ở trên là 6 đồng tiền góp mặt trong việc xác định chỉ số của US Dollar Index, nhưng các bạn lưu ý rằng nó không phải là 6 quốc giá mà thực tế là 24 quốc gia bởi riêng đồng tiền EURO là đồng tiền chung châu Âu cho nên nó bao gồm 19 các quốc gia khác nhau có nền kinh tế phát triển thuộc liên minh châu Âu.

Theo dõi chỉ số US Dollar Index ở đâu?

Chỉ số US Dollar Index là một công cụ chứng khoán phái sinh nên nó không chịu sự tăng giảm của người mua hay bán mà nó tăng giảm dựa trên các đồng tiền khác.

Bạn có thể giao dịch chỉ số US Dollar Index theo dạng Hợp đồng tương lai (Future contact) tại sàn Intercontinental Exchange (ICE). Nhưng việc này khó thực hiện được ở Việt Nam chúng ta vì đó là sàn giao dịch tập trung.

Hoặc bạn có thể giao dịch chỉ số US Dollar Index theo dạng  exchange-traded funds (ETFs). Công cụ này cũng không thể thực hiện được ở Việt Nam.

Cách gần gũi nhất đó là giao dịch chỉ số US Dollar Index thông qua hợp đồng hưởng chênh lệch (CFD-contact for different) và bạn có thể sử dụng phần mềm giao dịch MT4 hoặc MT5 trên sàn ICMarkets.

Bạn có thể mở biểu đồ chỉ số US Dollar Index trên MT4 như sau:

Bạn nhấn chuột phải vảo cửa sổ Market Watch rồi chọn Symbols

cách mở biểu đồ chỉ số US Dollar Index

Sau đó bạn chọn đến mục Futures CFDs và nhấp vào ký hiệu DXY_M2 rồi click vào nút “Show” góc trên bên phải màn hình. Như vậy là biểu tượng của chỉ số US Dollar Index đã được thêm vào bảng hiển thị Market Watch.

Trên đây là biểu đồ giá của chỉ số US Dollar Index và nó đang trong một xu hướng tăng rất đẹp. Nếu bạn nào chỉ thích vào lệnh nhất quán theo một xu hướng mà không phải đau đầu phân tích xem khả năng xu hướng sắp tới nó sẽ đi về đâu thì Chỉ số US Dollar Index là một lựa chọn rất tốt.

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi biểu đồ về chỉ số US Dollar Index tại các trang tài chình lớn trên thế giới như là Bloomberg,WSJCNBCMarketWatch hoặc là Yahoo! Finance.

Cấu trúc của chỉ số US Dollar Index

Ở trên Thgold đã đề cập đến các đồng tiền có mặt để tính toán chỉ số US Dollar Index và sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu tỷ trọng của mỗi đồng tiền trong chỉ số này:

co-cau-cua-chi-so-US-Dollar-Index

Có thể thấy đồng EUR chiếm tỷ trọng đến hơn 50% và chiếm ưu thế hoàn toàn so với các đồng tiền khác, như vậy nếu như các chính sách tiền tệ liên quan đến đồng EUR được đưa ra thì nó sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số US Dollar Index  này.

Chắc các bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao gọi là chỉ số của đồng $ mà lại không hề có sự góp mặt của đồng Dollar Mỹ trong này?

Đó là bởi vì đây là chỉ số thể hiện sự tương quan của đồng USD so với các đồng tiền khác cho nên chúng ta sẽ không thể đưa chính đồng USD vào tính toán được.

2 chỉ số khác của US Dollar Index

Dạng chỉ số US Dollar Index  ở trên chúng ta thấy là nó chịu sự chi phối quá lớn của đồng tiền thuộc liên minh châu Âu EU. Do đó để tìm được sự cân bằng hơn thì người ta còn có các dạng chỉ số US Dollar Index khác đó là:

  • Trade Weighted Dollar Index
  • Bloomberg Dollar Spot Index

Trade-Weighted U.S. Dollar Index

Chỉ số Trade Weighted Dollar Index được tạo ra bởi Cục Dự trữ liên bang Mỹ Federal Reserve. Bạn có thể theo dõi chỉ số Trade Weighted Dollar Index tại đây.

Đây là chỉ số đồng USD được tính dựa trên nhiều đồng tiền hơn so với chỉ số US Dollar Index ở trên. Chỉ số này được FED tạo ra với mục đích đo lường sức mạnh của đồng USD so với các đồng ngoại tệ khác dựa trên việc đo lường sự cạnh tranh của hàng hoá Hoa Kỳ với hàng hoá các quốc gia khác.

Theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất, các đồng tiền của những quốc gia có ảnh hưởng đến sự tính toán của chỉ số Trade Weighted Dollar Index này như sau:

Quốc gia Tỷ trọng %
Eurozone 18.947
China 15.835
Canada 13.384
Mexico 13.524
Japan 6.272
United Kingdom 5.306
Korea 3.322
Taiwan 1.95
Singapore 1.848
Brazil 1.979
Malaysia 1.246
Hong Kong 1.41
India 2.874
Switzerland 2.554
Thailand 1.096
Australia 1.395
Russia 0.526
Israel 1.053
Sweden 0.52
Indonesia 0.675
Saudi Arabia 0.499
Chile 0.625
Philippines 0.687
Colombia 0.604
Argentina 0.507
TỔNG CỘNG 100%

(Các chỉ số được tính toán năm 2019)

Chúng ta có thể thấy rằng chỉ số Trade Weighted Dollar Index này được tính toán sát với tình hình kinh tế đang diễn ra hơn vì sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc. Đồng CNY đã có ảnh hưởng lớn chỉ sau Liên minh Châu Âu.

Và đúng như tên gọi của nó thì chỉ số này không chỉ phản ánh được vị thế của đồng USD so với các ngoại tệ mà còn phản ánh về cán cân thương mại.

Các bạn có thể theo dõi tỷ trọng thương mại do FED cung cấp mới nhất tại đây. Trong đó có cả số liệu thương mại của Việt Nam và Mỹ.

Bloomberg Dollar Spot Index (BBDXY)

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index sẽ bao gồm 10 đồng tiền lớn nhất để so sánh tương quan với đồng USD và làm thước đo đánh giá sức mạnh của đồng USD.

Hãng tin Bloomberg là tổ chức đưa ra chỉ số này và họ cho rằng chỉ số Trade Weighted Dollar Index là hơi dàn trải và thiếu sự tập trung. Trong khi chỉ số US Dollar Index thì lại bị chi phối quá lớn bởi đồng Euro (lến đến gần 60%).

Từ đó chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index khắc phục những hạn chế nêu trên và đưa ra một chỉ số riêng có rổ tiền tệ là 10 đồng lớn nhất thế giới.

Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu các đồng tiền trong chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index:

thanh phan cau tao cua chi so Bloomberg Dollar Spot Index

Trong đó chúng ta để ý là đồng dollar Singapore (SGD) và đồng Brazilian real (BRL) từng có mặt trong chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index nhưng nay đã không còn góp mặt. Hiện tại chỉ có 10 đồng tiền chính trong cơ cấu của chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index.

Như vậy là các đồng tiền được đưa vào tình toán chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index sẽ linh hoạt chứ không cố định như là chỉ số US Dollar Index.

Và nhìn vào biểu đồ trên chúng ta cũng thấy rằng đồng EUR thay vì chiếm đến gần 60% như chỉ số US Dollar Index thì với Bloomberg Dollar Spot Index nó đã giảm đi gần nửa và chỉ chiếm khoảng 30%.

Cách mà tạp chí Bloomberg xác định một đồng tiền được đưa vào tính toán chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index như sau:

  • Dựa vào các khảo sát và thống kê hằng năm về các đối tác thương mại lớn với Mỹ.
  • Cuộc khảo sát cứ 3 năm một lần về các đồng tiền có tính thanh khoản tốt nhất theo Ngân hàng Bank of International Settlements (BIS).

Các đồng tiền kiểu ăn theo đồng USD như là Dollar Hồng Kông và đồng tiền của Ả Rập Xê-út hay là các đồng tiền chịu sự kiểm soát mạnh như là đồng Nhân dân tệ (CNY) sẽ không được sử dụng.

Cách đọc hiểu chỉ số US Dollar Index

Ở trên chúng ta đã hiểu được chỉ số US Dollar và một số dạng khác của chỉ số này, nhưng câu hỏi đặt ra đó là chúng ta hiểu con số của chỉ số US này như thế nào và áp dụng nó vào trong giao dịch Forex ra sao?

Đầu tiên về giờ giao dịch của chỉ số US Dollar Index cũng tương tự thị trường Forex đó là hoạt động 24/5 tức là xuyên suốt 24 giờ trong vòng 5 ngày làm việc trong tuần.

Một lưu ý quan trọng là chỉ số đồng USD sẽ đo lường giá trị của đồng USD so với mốc chuẩn đó là 100. Tức là mức 100 sẽ là mức cân bằng của đồng USD.

Trong khi nếu chỉ số US Dollar Index thấp hơn 100, ví dụ là 90 chẳng hạn thì có nghĩa là giá trị của nó đã thấp đi 10%.

Còn nếu như chỉ số US Dollar Index cao hơn 100 và ví dụ là 120 chẳng hạn thì có nghĩa là đồng USD đã mạnh hơn mức chuẩn là 20%.

Mốc chuẩn của đồng USD được hình thành bắt đầu từ tháng 3 năm 1973 khi mà một hội nghị được tổ chức ở Washington D.C cho các quốc gia hàng kinh tế hàng đầu gặp mặt và thống nhất về việc giá trị tương đối của các đồng tiền được tự do thả nổi.

Có một ý tưởng rất hay khi giao dịch với chỉ số US Dollar Index đó là chúng ta để ý thấy rằng mốc 100 là mốc cân bằng giá trị của đồng USD và nó sẽ có xu hướng dao động xung quanh mốc này.

Khi mà giá trị của đồng USD quá cao thì sau chu kỳ tăng đó nó sẽ hồi về gần mốc 100 hoặc ngược lại nếu như giá trị của nó quá thấp thì sau đó nó cũng có xu hướng tăng về mốc 100, nó giống như một cái dây thun dao động lên xuống vậy.

Cách ứng dụng chỉ số US Dollar Index để giao dịch Forex

Gần như 80% các cặp tiền tệ trong thị trường ngoại hối có liên quan đến đồng USD, các cặp tiền chính cũng đều có sự có mặt của USD mà hầu hết chúng ta cũng chỉ sử dụng các cặp tiền chính để giao dịch mà thôi.

Do đó mà chỉ số đồng USD sẽ là một cơ sở để chúng ta có cái nhìn tương đối về cặp tiền nào đó, chẳng hạn như đồng USD đang mạnh lên thì khả năng các cặp tiền có USD là đồng tiền cơ sở cũng sẽ có tỷ giá tăng và các cặp tiền có đồng USD làm đồng tiền định giá cũng sẽ có tỷ giá giảm.

Sau đây là một ví dụ cụ thể:

Trên đây là biểu đồ D1 của chỉ số US Dollar Index mới nhất cho đến hiện tại.C

Chúng ta hãy xem một biểu đồ mà đồng USD làm đồng tiền cơ sở đó là USD/JPY

Các bạn có nhận định như thế nào về hai biểu đồ của US Dollar Index và USD/JPY ở trên? Chắc các bạn rất ngạc nhiên vì nó gần giống như đến 80%.

Xu hướng của chỉ số US Dollar Index đang là xu hướng tăng mạnh và cặp tiền tệ USD/JPY cũng có xu hướng tăng như vậy. Sở dĩ ở biểu đồ giá của USD/JPY không giống hoàn toàn so với US Dollar Index là bởi vì nó còn chịu sự biến động của đồng JPY nữa nhưng sự ảnh hưởng của đồng USD đến tỷ giá là nhiều hơn.

Bây giờ ta tiếp tục đến với một biểu đồ giá của cặp tiền mà đồng USD làm đồng tiền định giá đó là EUR/USD xem nó sẽ nhưu thế nào nhé

Vâng cặp tiền USD/JPY đang trong một xu hướng giảm mạnh và nó ngược lại so với chỉ số US Dollar Index, điều này dễ hiểu bởi vì USD nằm ở mẫu số cho nên nó sẽ ngược lại xu hướng của chỉ số US Dollar Index.

Như vậy các bạn thấy điều này có tuyệt vời không? Chắc chắn nhiều bạn sẽ rất vui sướng khi biết được bí mật này cộng thêm một điều đó là chỉ số US Dollar Index lại có xu hướng dao động quanh vùng 100 nữa nên bạn sẽ có rất nhiều cơ sở để có thể đoán được chính xác xu hướng sắp tới của các cặp tiền tệ liên quan đến đồng USD.

Lời kết

Trên đây Thgold đã trình bày chi tiết cho các bạn về chỉ số US Dollar Index là gì và cách ứng dụng nó vào trong giao dịch Forex như thế nào.

Có thể nói rằng đây dù là một sản phẩm tài chính để giao dịch nhưng chúng ta lại có thể dùng nó như là một công cụ mạnh mẽ để bổ trợ cho công việc phân tích và giao dịch các cặp tiền trong thị trường Forex.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *