,

Chỉ báo Williams %R là gì? Cách dùng Williams Percent Range

Trong các chỉ báo giao dịch thì họ chỉ báo về động lượng là một trong các nhóm chỉ báo phổ biến và được yêu thích sử dụng hàng đầu. Chúng ta đã biết MACD, Srochastic, RSI và bây giờ chúng ta tìm hiểu một công cụ chri báo động lượng nữa đó là Williams %R. Vậy Williams %R là gì và cách sử dụng nó như thế nào chúng ta hãy cùng Thgold tìm hiểu trong bài viết này.

Chỉ báo Williams %R là gì?

Chỉ báo Williams %R có tên đầu đủ là Williams Percent Range, được phát triển bởi Larry Williams và chỉ báo cũng lấy tên người sáng tạo ra nó. Đây cũng là một chỉ báo nhằm đo lường sự biến động của giá trong phạm vi từ 0 cho đến 100%.

Williams Percent Range cũng sẽ đo lường và đưa ra các tín hiệu quá mua và quá bán của thị trường, khi chỉ báo càng về gần mức 100% thì có nghĩa là thị trường đang ở trạng thái quá bán và nếu như chỉ báo đi càng gần về phía 0% thì có nghĩa là thị trường đang quá mua.

Các bạn lưu ý là chỉ báo Williams %R sẽ có con số chỉ quá mua quá bán ngược lại so với chỉ báo RSI hoặc Stochastic.

Cụ thể với RSI hoặc Stochastic thì càng về 0 sẽ là quá bán và càng về 100% sẽ là quá mua, tuy nhiên với Williams %R thì càng về 0% lại là quá mua và về gần 100% lại là quá bán.

Về cơ bản thì chỉ báo Williams %R khá giống với chỉ báo Stochastic và cũng có cách sử dụng là tương tự nhau. Sau đây là hình ảnh thực tế của chỉ báo Williams %R trong biểu đồ.

Cấu tạo của chỉ báo Williams %R cũng sẽ gồm 3 phần cơ bản đó là:

  • Đường chỉ báo Williams %R, như ở trên hình đó là đường có màu tím.
  • Ngưỡng quá mua ở trên, đây là ngưỡng được đánh số 20.
  • Ngưỡng quá bán ở dưới và ngưỡng này được đánh số 80.

Chúng ta có thể thấy là trong chỉ báo Williams %R này thì đường Williams có thể chạm được đến các ngưỡng 0 hoặc 100 một cách dễ dàng và thường xuyên. Còn đối với chỉ báo RSI và Stochastic thì rất hiếm gặp.

Công thức tính toán của chỉ báo Williams %R

Chỉ báo Williams %R sẽ có công thức tính toán cụ thể như sau:

cong thuc tinh chi bao Williams %R

Trong đó:

  • Highest High: Là giá cao nhất trong các phiên được sử dụng để tính toán chỉ báo, theo mặc định sẽ là 14 phiên.
  • Close: Là giá đóng cửa của phiên gần nhất.
  • Lowest Low: Là giá thấp nhất trong số các phiên được tính toán và theo như mặc định đó là 14 phiên.

Như vậy so với nhiều chỉ báo khác thì Williams %R có cách tính toán tương đối đơn giản hơn.

Cách sử dụng chỉ báo Williams %R

Với chỉ báo Williams %R thì nó có thể cho chúng ta các thông tin cụ thể như sau:

Tín hiệu quá mua và quá bán

Chắc chắn đây là tín hiệu đầu tiên mà ta dễ thấy nhất ở chỉ báo Williams %R.

Ta có thể sử dụng các tín hiệu quá mua và quá bán của Williams %R kết hợp với xu hướng hiện tại và các mẫu hình Price Action phù hợp để vào lệnh. Dưới đây là một ví dụ:

Ở ví dụ trên chúng ta xác định được thị trường đang trong một xu hướng giảm. Có nghĩa là chúng ta xác định trong đầu rằng mình sẽ chờ các tín hiệu quá mua khi mà thị trường hình lên các sóng hồi để vào lệnh bán xuống.

Vị trí số 1: Sau một con sóng tăng thì chỉ báo Williams Percent Range đã cho tín hiệu vào vùng quá mua, lúc này ta sẽ chú ý đến biểu đồ giá để tìm mẫu hình phù hợp có thể vào lệnh. Và sau đó nó xuất hiện một mẫu hình Dark Cloud Cover hoặc có thể là Tweezer tops. Chúng ta có thể vào lệnh với cây nến tín hiệu giảm hoặc nếu sợ phân duôi nến dưới dài thì bạn có thể chờ đến cây nến tiếp theo là một nến giảm mạnh để vào lệnh.

Vị trí số 2: Vị trí số 2 này thì rất đẹp và còn dễ dàng để vào lệnh, khi mà các nến tăng liên tiếp được hình thành thì chỉ báo Williams %R cũng đã vào vùng quá mua và lúc này ta có thể tìm kiếm mẫu hình cho tín hiệu bán xuống, Kết quả là nó đã cho ra mẫu hình Bearish Engulfing. Không tội gì mà ta không vào lệnh với cây nến tín hiệu giảm cả.

Ví trí số 3: Sau khi hình thành cây nến tăng mạnh thì nó cũng đã đẩy chỉ báo Williams %R lên mức quá mua, sau đó hình thành một cây nến Pin bar có thân nến giảm. Ta có thể vào lệnh với cây nến này nhưng sau đó giá vẫn tiếp tục tăng. Nếu như ta đặt chờ bán ở dưới cây nến Pin bar thì không thể khớp lệnh và chúng ta may mắn, nhưng nếu ai giao dịch theo quy tắc với Pin bar là đặt 50 % đuôi nến trên thì sẽ bị thua lỗ ở lệnh này.

Vị trí số 4: Ta cũng sẽ nhận được tín hiệu quá mua khi mà thị trường hình thành 3 cây nến tăng mạnh liên tiếp. Ngay sau đó giá hình thành lên cây nến giảm và cho mẫu hình Bearish Harami, ta có thể vào lệnh bán với cây nến tín hiệu giảm.

Vị trí số 5: Vị trí này thì không thực sự rõ ràng và khả năng chúng ta không thể giao dịch được với vị trí này vì chỉ báo Williams %R chỉ vừa mới chạm đến ngưỡng quá mua thì đã có một cây nến giảm mạnh xuất hiện, nếu ai theo dõi kỹ thị trường thì cũng có thể vào lệnh được.

Việc giao dịch với các tín hiệu quá mua quá bán này thì việc thuận theo xu hướng là rất quan trọng vì nếu bạn giao dịch ngược xu hướng thì có thể gặp phải rất nhiều tín hiệu giả. Chẳng hạn như ví dụ sau đây:

Với một xu hướng giảm mạnh như hình trên thì chúng ta thấy chỉ báo Williams %R có thể cho tín hiệu quá bán liên tục thậm chí là khó bật lên ngưỡng quá bán được với các cây nến hồi tăng yếu ớt.

Như vậy nếu như chúng ta giao dịch dựa vào các tín hiệu quá mua quá bán đơn thuần mà không chú trọng nhận định về xu hướng thị trường thì chắc chắn sẽ nhận rất nhiều thua lỗ.

Tín hiệu phân kỳ hội tụ với chỉ báo Williams %R

Cũng giống như các chỉ báo động lượng khác thì chỉ báo Williams %R cũng có thể cho tín hiệu hội tụ và phân kỳ một cách rất hiệu quả, sau đây là ví dụ

Trường hợp trên chúng ta thấy rằng sau một thời gian dài hình thành lên xu hướng giảm mạnh thì giá bắt đầu chững lại với một dãy các nến rất nhỏ gần như đi ngang. Sau đó nó tiếp tục giảm với hai cây nến tương đối mạnh để tạo lên đáy mới thấp hơn đáy trước đó nhưng chúng ta vẫn thấy được sự cản trở đến từ bên mua khi mà các cây nến tạo ra đuôi dưới dài.

Để ý xuống dưới chỉ báo Williams %R thì chúng ta thấy rằng nó đã tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước, có nghĩa là nó ngược lại với biểu đồ giá ở trên.

Điều này đồng nghĩa với việc nó đã tạo ra tín hiệu hội tụ và dự báo khả năng về một thị trường chuẩn bị đảo chiều xu hướng. Kết quả là tín hiệu đó đã chính xác.

Đây chỉ là một ví dụ về hội tụ phân kỳ nhưng chúng ta không nên giao dịch với kiểu hội tụ phân kỳ như trên vì nó đang đi ngược lại với xu hướng và không ai có thể chắc rằng xu hướng đó liệu có kết thúc hay chưa. Thêm vào đó không phải lúc nào tín hiệu phân kỳ và hội tụ cũng chính xác.

Vậy chúng ta nên giao dịch như thế nào?

Đó chính là giao dịch các tín hiệu phân kỳ và hội tụ tiếp diễn, tức là thuận theo xu hướng giống như cách chúng ta làm với tín hiệu quá mua quá bán ở trên.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về giao dịch hội tụ phân kỳ tiếp diễn với Williams %R

Cả hai tín hiệu ở trên đều là tín hiệu hội tụ trong một xu hướng giảm giá. Khi mà thị trường tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước thì chỉ báo Williams %R lại tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

Do đó khi hình thành lên tín hiệu hội tụ như vật chúng ta sẽ theo dõi biểu đồ để tìm kiếm mẫu hình giao dịch phù hợp.

Lời kết

Trên đây Thgold đã trình bày đến các bạn chi tiết về chỉ báo Williams %R. Chỉ báo này cũng là một chỉ báo trong họ Indicator Oscillators động lượng được nhiều người yêu thích sử dụng.

Hy vọng đây sẽ là chỉ báo mà bạn yêu thích và sử dụng hiệu quả cho chiến lược giao dịch của mình.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *