Trong các bài viết trước tôi đã nói nhiều đến hỗ trợ và kháng cự. Đa phần mọi người có lẽ cũng đã nghe rất nhiều và chỉ hiểu sơ sơ rằng đó là những vị trí khiến giá có khả năng đảo chiều. Hiểu như vậy tất nhiên là đúng nhưng chưa đủ và còn rất sơ sài. support registence
Sẽ là rất thiếu sót nếu không có một bài viết riêng về kháng cự và hỗ trợ. Đây là một kiến thức rất quan trọng và hôm nay tôi sẽ đề cập đến vấn đề này.
Bản chất hỗ trợ và kháng cự
Trước khi tìm hiểu về bản chất hỗ trợ và kháng cự thì chúng ta phải hiểu cơ bản về cung, cầu (supply, demand).
Cung cầu chính là thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sự dịch chuyển của giá. Thị trường đi lên khi nhu cầu cao hơn nguồn cung và ngược lại, đi xuống khi nguồn cung dư thừa so với nhu cầu. Vâng, đây là câu nói mà các bạn đã thấy quen thuộc và nghe quá nhiều rồi.
Tuy nhiên, đó là kiến thức chung chung và mang tính chất trừu tượng. Tôi chưa thấy một bài viết nào có thể trình bày kỹ và cụ thể cho các bạn hiểu được giá lên xuống như thế nào.
Cũng cần nói thêm, thực ra mọi phương pháp phân tích đều hướng đến việc xác định sự thay đổi cung cầu như thế nào, qua đó nhìn nhận hướng đi của giá. Chẳng hạn phân tích kỹ thuật là dựa vào những nến và phân tích diễn biến thị trường thông qua biểu đồ giá để nhận định sự thay đổi về cung cầu.
Trong khi, phân tích cơ bản là dựa vào các yếu tố kinh tế vĩ mô để xem nó tác động như thế nào đến cung cầu thị trường. Phân tích tâm lý cũng thế, nó đưa ra khả năng người giao dịch muốn mua bán thế nào cũng chính là đánh vào cung cầu thị trường.
Sau đây, tôi sẽ ví dụ cho các bạn những diễn biến cơ bản nhất của cung cầu có tác động đến sự thay đổi giá như thế nào.
Chúng ta đi theo tuần tự mức giá 1 bên trái sang phải:
- Giá 1: Ở mức giá này tôi giả cử có 100 người muốn mua và chỉ có 10 người có sản phẩm để bán, tức là cung đang vượt cầu. Như vậy 10 người đặt sớm sẽ mua được hàng, 90 người còn lại đành ngậm ngùi. 90 người này tôi sẽ phân ra thành hai nhóm.
Nhóm 1 là những người sẵn sàng mua giá cao hơn gồm 30 người (phe hung hăng), nhóm 2 là những người chỉ chấp nhận mua ở mức giá 1 gồm 60 người (phe bảo thủ). - Giá 2: Vì thị trường khan hiếm hàng hoá mà lượng người có nhu cầu mua vẫn đang dư thừa. Lúc này những người đang sở hữu hàng hoá quyết định giải quyết như cầu của những người mua với điều kiện giá cao hơn. Và giả sử có 30 người chấp nhận mua giá 2 này.
Giả sử rằng chỉ có 10 người bán thì 20 người chấp nhận không có hàng. 20 người này tôi tiếp tục phân ra hai nhóm như ban đầu: Nhóm 1 là những người sẵn sàng mua giá cao hơn gồm 10 người (phe hung hăng), nhóm 2 là những người chỉ chấp nhận mua ở mức giá 2 gồm 10 người (phe bảo thủ). - Giá 3: Thị trường tiếp tục khan hiếm hàng hoá mà nhu cầu mua vẫn còn. Khi này một số người đáng giữ hàng quyết định bán chốt lời vì cho rằng giá đã quá cao (50 người) và nói với một số người mua rằng “tôi sẽ bán nếu như anh chấp nhận mua với giá abc (giá 3)”.
Khi này, trong 20 người thì có 10 người chấp nhận mua hàng. Như vậy số người muốn mua giá cao hơn đã không còn nhưng lúc này lại xuất hiện 40 người muốn bán mà chưa được thanh khoản. Vì vậy cung lại vượt cầu và họ chấp nhận bán với giá thấp hơn, đó là giá 2.
Với 40 người chưa bán được tôi lại phân ra làm 2: Nhóm 1 là những người sẵn sàng bán với giá thấp hơn gồm 30 người (phe hung hăng), nhóm 2 là những người chỉ chấp nhận bán ở mức giá 3 gồm 10 người (phe bảo thủ). - Như vậy khi giá về mức 2 thì như trước đó chúng ta thấy là có 10 người sẵn sàng mua ở mức giá 2 đang chờ đợi. Và khi hàng hoá về giá 2 họ tập tức mua ngay. Với 10 người mua thì vẫn còn 20 người chưa bán được. Giả sử 20 người này đang rất tuyệt vọng và sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn nữa đó là mức 1.
- Khi giá một lần nữa về mức 1 thì ở đây 60 người đang chờ đợi ở bước đầu tiên sẵn sàng chào đón. Lúc này 60 người mua mà chỉ có 20 người bán và như vậy bên cầu áp đảo bên cung. Kết quả là sau đó chắc chắn giá lại tiếp tục tăng lên.
Đó là lý do vì sao những điểm đảo chiều xu hướng lại là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh là bởi vậy.
Thông qua ví dụ trên, các bạn đã hiểu rõ cung cầu hoạt động thế nào và vì sao hỗ trợ .và kháng cự lại có hiệu lực đúng không nào.
Đặc điểm của hỗ trợ và kháng cự
Mỗi ngưỡng hỗ trợ .và kháng cự có thể phản ứng và khiến giá đảo chiều nhiều lần chứ không chỉ là một lần duy nhất.
Ngưỡng kháng cự bị giá phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ tiềm năng và ngược lại, ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng kháng cự tiềm năng.
Phần tiếp theo sẽ là một số phương pháp xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng mà tôi thường áp dụng.
Các phương pháp xác định hỗ trợ và kháng cự
Các điểm chốt đỉnh, đáy
Vâng, loại hỗ trợ và .kháng cự đầu tiên phải nhắc đến chắc chắn là các điểm chốt vì đây cũng chính là những điểm đảo chiều giá thị trường.
Mỗi điểm đảo chiều từ tăng thành giảm, từ giảm thành tăng đều là các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Trong phương pháp của tôi có 3 loại điểm chốt là: cơ bản, thứ cấp và vững bền. Độ mạnh của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tạo bởi các điểm chốt này cũng theo thứ tự tăng dần.
Hình trên là ngưỡng hỗ trợ ở cạnh dưới và ngưỡng kháng cự ở cạnh trên trong một vùng giá đang giằng co.
Ở hình trên, các bạn thấy rằng những ô tròn đứt đoạn được tôi đánh dấu nằm ở vị trí tương tự nhau theo phương ngang.
Tại ngưỡng này xuất hiện nhiều đỉnh đáy phản ứng, ban đầu là các đỉnh vì mức giá đó đóng vai trò là ngưỡng kháng cự nhưng sau đó giá phá vỡ lên trên thành công thì ngưỡng giá này chuyển thành vùng hỗ trợ, tạo nhiều đáy khi giá về gần nó.
Tôi cũng đánh dấu mũi tên để chỉ ta các điểm chốt vững bền. Đây cũng là vị trí ngưỡng cản mạnh khiến giá đảo chiều.
Sau đây là một ví dụ tương tự khác nhưng trong thị trường giảm
Tiếp theo là một ví dụ có quy mô lớn hơn, thể hiện sự biến động giá trong dài hạn.
Nơi giá giằng co
Đây là vị trí thường có sự xuất hiện của nhiều vùng giằng co, tạo nên ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khá tin cậy.
Ngưỡng tâm lý về giá
Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự loại này không thể hiện ở đâu rõ hơn bằng Bitcoin trong mấy năm trở lại đây.
Hình trên thể hiện các ngưỡng tâm lý về giá tại mức 200USD, 300USD và 450USD.
Hình trên thể hiện các ngưỡng tâm lý về giá tại mức 2000USD, 3000USD và 5000USD.
Hình trên thể hiện các ngưỡng tâm lý về giá tại mức 6000USD, 9000USD và 12000USD.
Khi mà cơn sốt bitcoin hình thành từ năm 2016 và đỉnh điểm 2017 nó đã tạo lên những biến động giá hết sức đặc biệt, thể hiện rõ sự thăm dò, chờ đợi và kỳ vọng của đám đông người giao dịch. Sẽ rất lâu nữa, lịch sử mới lặp lại điều tương tự.
Hỗ trợ kháng cự theo Fibonacci
Hình trên thể hiện những ngưỡng kháng cự được đo đạc, tính toán bằng công cụ Fibonacci. Ở sóng 1 giá hồi về ngưỡng 50% Fibonacci. Ở sóng 2 giá hồi về ngưỡng 61,8% Fibonacci. Các bạn nên chỉ chú ý đến vùng từ 38,2% đến 61,8% Fibonacci mà thôi nhé.
Vì nếu ở ngưỡng cao như 23,6 chẳng hạn, thì có thế giá mới chỉ bắt đầu cú điều chỉnh và có thể còn hồi sâu hơn nữa. Nếu các ngưỡng cáo hơn 61,8 thì lại mang đến khả năng cao là thị trường đảo chiều hoặc bước vào giai đoạn sideway.
Hỗ trợ và kháng cự ở vùng giá nhảy Gap
Vùng giá nhảy Gap thường xảy ra sau hai ngày nghỉ cuối tuần. Đây là nơi có một lượng lệnh nhất định đang đặt sẵn nhưng không thể khớp lệnh do giá nhảy Gap.
Như vậy, ở ví trí khoảng trống mà giá đã nhảy qua đó tồn tại một lượng cung hoặc cầu nhất định nào đó. Chẳng hạn như hình trên, khi giá nhảy vọt lên thể hiện lực mua, nếu là bạn thì bạn có bỏ qua cơ hội tham gia vào thị trường khi giá hồi về ở mức thấp hợp lý, khả năng có là rất cao vì bạn sẽ mua được giá tốt. Đó là lý do vì sao khoảng Gap là một ngưỡng hỗ trợ .và kháng cự tiềm năng.
Hỗ trợ và kháng cự tại những vị trí có khối lượng giao dịch lớn bất thường
Hình trên các bạn thấy, cây nến Doji có bóng nến dưới dài thể hiện một khối lượng giao dịch rất lớn và khác biệt hẳn so với xung quanh. Như vậy có thể khẳng định một lực cầu rất mạnh ở vị trí này. Sau đó, giá cũng tăng thực sự cho thấy tín hiệu được xác nhận và đáng tin cậy.
Vùng giá của cây nến Doji sẽ được coi là vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Khi đến cây nến giảm cực mạnh, đây là nến hình thành do tin tức đưa ra, tuy vậy nó giảm về vùng hỗ trợ của cây nến Doji rồi đảo chiều, chứng tỏ có một lực cản rất lớn, một nhu cầu mua rất lớn ở vị trí này.
Hỗ trợ và kháng cự của chỉ báo
Có rất nhiều chỉ báo tạo ra ngưỡng hỗ trợ .và kháng cự động, di chuyển theo sự biến động của giá. Nhìn chung nó được tạo thành từ các giá trị trung bình của hiện tại đến một khoảng thời gian nào đó trong quá khứ.
Tôi lấy một ví dụ đại diện nhất đó là đường Moving Average. Thường thì các chỉ báo hỗn hợp khác cũng chứa kèm theo một hoặc nhiều đường trung bình nào đó để làm nhiệm vụ kháng cự và hỗ trợ tiềm năng.
Ví dụ trên thể hiện giá đảo chiều rất nhiều lần mỗi khi về đến đường EMA 21. Rõ ràng, các giá trị trung bình đã mang lại một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự rất đáng tin cậy.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà các bạn cần có về hỗ trợ và kháng cự. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch.