,

Cơ chế mua bán, cấu tạo cặp tiền và tên gọi – giá Bid giá Ask và Spread

Trong những bài học trước chúng ta đã được biết về những hình thức giao dịch Forex và bản chất của giao dịch Forex là gì rồi, nhưng chắc chắn nhiều người còn khá mơ hồ về cách mà ta có thể kiềm tiền trong thị trường forex, trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn.

Chúng ta đã biết rằng giao dịch Forex đơn giản là mua bán một loại tiền tệ này bằng một loại tiền tệ khác, là sự trao đổi các loại tiền tệ với hy vọng đồng tiền mà ta mua sẽ tăng giá thì ta sẽ có lợi nhuận.

Tăng giá ở đây là sự tăng giá trị so với đồng tiền mà ta đã sử dụng để mua trước đó, điều này đồng nghĩa với việc nếu bán đi đồng tiền ta đầu tư thì sau cùng ta thu được nhiều tiền hơn số tiền mà ban đầu chúng ta bỏ ra.

kiếm tiền trong thị trường forex

Ví dụ như sau:

Hành động giao dịch EUR USD
Khi tỷ giá EUR/USD đang là 1.1500 Bạn mua 100.000 EUR và sẽ phải trả số tiền là 115.000 USD Bạn có 100.000 EUR Bạn trả 115.000 USD
1 tuần sau EUR đã tăng giá và khi này tỷ giá EUR/USD là 1.2000. Bạn tiến hành bán đi 100.000 EUR Bạn bán 100.000 EUR Bạn nhận về 120.000 USD
Số tiền chênh lệch (Lợi nhuận) 0 5.000 USD

Như vậy với thương vụ mua bán Forex ở trên bạn thấy rằng chúng ta đã thu về 5000 USD lợi nhuận.

Đây là cách hiểu cơ bản nhất về việc kiếm tiền từ giao dịch Forex, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết hơn trong cơ chế tạo ra lợi nhuận từ thị trường Forex.

Một tỷ giá của cặp tiền tệ chẳng hạn như là A/B sẽ thể hiện được rằng cần bao nhiêu đồng A để mua được đồng B và ngược lại cần bao nhiêu đồng B để mua được đồng A.

Đọc hiểu cặp tiền tệ và báo giá (Forex Quote)

Sẽ có những thuật ngữ riêng biệt liên quan đến cặp tiền tệ, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn.

Thị trường Forex sẽ luông thể hiện tỷ giá với một cặp tiền tệ bởi đây là thị trường đặc biệt mà khi mua bán thì chúng ta đã dùng tiền rồi nhưng sản phẩm giao dịch lại là tiền cho nên chúng ta dùng tiền để mua tiền.

Khi bạn mua một đồng tiền A bằng đồng tiền B thì có thể bạn chỉ nghĩ rằng mình đang mua đồng tiền A nhưng bạn không để ý rằng như thế cũng không khác gì bạn bán đi đồng tiền B cả. Như vậy thì một giao dịch nhưng bản chất ta đã thực hiện 2 hành động.

Thế nhưng nhiều người sẽ mơ hồ rằng khi giao dịch Forex thì nó thể hiện tỷ giá của cặp tiền đó và ta chỉ đơn giản là dự báo nó tỷ giá tăng thì mua và dự báo giảm thì bán mà không biết là ta thực chất đang mua và bán đồng tiền nào trong hai đồng tiền của cặp tiền tệ.

cau truc cap tien te

Đồng tiền cơ sở

Đồng tiền cơ sở là đồng tiền đứng trước trong cặp tiền tệ hay còn gọi là Base Currency.

Ta có thể hiểu đồng tiền này theo chiều thuận với chiều mà chúng ta thực hiện lệnh mua bán. Chẳng hạn nếu ta thực hiện lệnh mua với cặp EUR/USD thì cũng có nghĩa là chúng ta mua đồng EUR, ngược lại nếu ta bán cặp EUR/USD thì cũng có nghĩa là ta bán EUR.

Đồng tiền cơ sở chính là đồng tiền có tính tham chiếu trong một cặp tỷ giá và nó sẽ có giá trị là 1, nghĩa là ví dụ cặp EUR/USD có tỷ giá là 1.1800 chẳng hạn thì có nghĩa là 1 đồng EUR bằng 1,18 USD.

Đồng tiền định giá

Đồng tiền định giá hay còn gọi là Quote Currency là đồng tiền đứng sau hay bên phải của cặp tiền tệ.

Việc mua hay bán đồng tiền này nó sẽ ngược lại với lệnh mua hay bán cặp tỷ giá hối đoái, chẳng hạn nếu bạn thực hiện lệnh mua cặp EUR/USD thì có nghĩa là bạn đang bán USD để mua EUR, ngược lại nếu bạn thực hiện lệnh bán cặp EUR/USD thì có nghĩa là bạn đang thực hiện mua USD và bán EUR.

Có một câu hỏi đặt ra là vậy có phải EUR luôn đứng trước và là đồng tiền cơ sở trong tất cả các cặp tiền hay không? Hoặc là đồng USD có phải là đồng tiền định giá trong tất cả các cặp tiền hay không?

Chắc chắn là không rồi và việc chúng ta xác định đồng tiền định giá hay là đồng tiền cơ sở chỉ là ở cặp tiền tệ nhất định. Chẳng hạn cặp tiền tệ USD/JPY thì USD lại là đồng tiền cơ sở còn đồng JPY là đồng tiền định giá.

kiem-tien-va-giao-dich-trong-thi-truong-forex-2

Vị thế “Long” và vị thế “Short”

Đây là thuật ngữ thường dùng trong thị trường tài chính và hiểu đơn giản đó là Long = Mua và Short = Bán.

Cũng không rõ rằng nguồn gốc của các thuật ngữ này vì sao người ta lại gọi như vậy và thực sử thì chúng ta cũng không cần quan tâm quá sâu về vấn đề này.

Giá Bid, giá Ask và phí Spread

Tất cả các cặp tiền tệ chúng ta sẽ thấy đều có hai mức giá khác nhau và nó thể hiện cho giá Bid và giá Ask, hay còn gọi là giá mua và giá bán. —-kiềm tiền trong thị trường forex—-

Giống như bạn mua một tài sản X có giá là 100$ thì khi bán ngay thời điểm đó bạn sẽ không thể bán được với giá 100$ nữa mà có thể chỉ là 99$. Đây là quy luật của thị trường và số tiền chênh lệch đó như là lợi nhuận cho các bên cung cấp dịch vụ cho bạn vậy.

Trong một cặp tiền tệ thì giá Bid là giá thấp, tức là giá bán và giá Ask là giá cao, tức là giá mua.

gia bid va gia ask

Giá Bid

Với ví dụ của cặp tiền tệ AUD/NZD ở trên thì giá Bid là 1.0961 (số 9 là pipette – đơn vị thập phân của Pip, rất nhỏ và không đáng kể).

Giá bid này là khi bạn bán đồng tiền cơ sở lấy đồng tiền định giá, ở chiều ngược lại thì sàn giao dịch đã bán đồng tiền định giá cho bạn và thu về đồng tiền cơ sở.

Giá Ask

Với vị trí ở trên thì giá Ask sẽ là 1.0965, tức là cao hơn so với giá Bid là 4 pip.

Điều này có nghĩa là giá mà bạn sẽ mua đồng tiền cơ sở và bán đồng tiền định giá, phía bên sàn giao dịch sẽ là bán đồng tiền cơ sở và thu về đồng tiền định giá.

Spread là gì?

Ở trên chúng ta thấy là có sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask và khoảng chênh lệch này chính là Spread hay gọi là phí Spread.

Với ví dụ trên thì khoảng Spread là 4 Pip, chính xác hơn là 3,2 pip nếu tính thêm pipette.

Câu hỏi đặt ra là có khi nào khoảng Spread bằng 0 hay không? tức là giá mua và giá bán bằng nhau. Câu trả lời là CÓ.

Nếu như chúng ta giao dịch với các cặp tiền chính với loại tài khoản là Raw Spread thì bạn có thể thấy phần lớn thời gian những cặp tiền này có thể có spread về 0. cụ thể như hình ví dụ ở dưới đây:

cơ chế kiềm tiền trong thị trường forex

Ta thấy rằng giá Bid và Ask của cặp tiền EUR/USD này đang bằng nhau và điều đó đồng nghĩa với việc khoảng Spread về 0.

Chúng ta sẽ có giá mua và giá bán ở cùng một mức giá. Đây cũng là một lợi thế cho những ai giao dịch theo phương pháp Price Action vì chúng ta có thể đặt chính xác mức giá mua bán hơn, ít có sự biến động về khoảng Spread.

Lời kết

Như vậy là chúng ta đã hiểu rõ hơn về bản chất sâu xa của việc mua bán các cặp tiền tệ và sự thay đổi về tỷ giá của cặp tiền tệ giúp chúng ta kiềm tiền trong thị trường forex như thế nào. Bây giờ chúng ta hãy đến với bài học tiếp theo nhé.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *