,

3 loại phân tích trong giao dịch tài chính nói chung và Forex nói riêng

Chúng ta đã đi qua khá nhiều bài học lý thuyết khô khan về thị trường Forex nhưng các bạn hãy chú tâm vì đó là nền tảng cho thành công sau này. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu đến với những bài học gần với việc kiếm tiền hơn đó chính là 3 loại phân tích trong giao dịch tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng.

3 loại phân tích trong giao dịch

Khi đến với giao dịch tài chính thì bạn sẽ tiếp cận với 3 loại hình phân tích đầu tư đó là:

  • Phân tích cơ bản (Fundamental analysis)
  • Phân tích kỹ thuật (Technical analysis)
  • Phân tích tâm lý (Sentiment Analysis)

Nhiều người nói rằng đây là các trường phái phân tích khác nhau và chúng ta hãy tập trung vào một phương pháp duy nhất để giao dịch nhưng theo mình thì nó không phải như vậy.

Mà thực chất thì 3 dang phân tích trên là 3 chân của một chiếc ghế vững chắc giúp cho việc giao dịch của bạn có khả năng thắng lợi cao hơn.

3 loại phân tích trong giao dịch

Với cái ghế 3 chân như vậy thì có thể thấy nếu yếu một trong 3 chân thì coi như cái ghế đó khó mà vững vàng được. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp 3 cách phân tích chứ không thể thiên về một phương pháp nào cả.

Đôi khi trong loại hình phân tích này cũng có một chút gì đó của trường phái phân tích khác, chẳng hạn như trong phân tích kỹ thuật cũng có thể có phân tích tâm lý ở trong đó.

Hay là phân tích cơ bản cũng là yếu tố để ta xem xét yếu tố kỹ thuật khi đó có phù hợp hay không bởi vì khi tin tức ra chẳng hạn thì gần như giá không đi theo kỹ thuật một chút nào cả mà rất loạn xạ.

Phân tích Kỹ thuật là gì? (Technical analysis)

Phân tích kỹ thuật là sự tập trung vào biểu đồ giá của một sản phẩm tài chính nhất định và chúng ta dựa nhiều vào các con số và đo lường.

Gia vị chính của phân tích kỹ thuật thường sẽ là: 3 loại phân tích trong giao dịch

  • Lịch sử giá của sản phẩm giao dịch, chẳng hạn như đỉnh đáy, các ngưỡng hỗ trợ kháng cự, đường trendline, channel line, cung cầu….
  • Các chỉ báo giao dịch là công cụ hỗ trợ để chúng ta đánh giá về xu hướng trong tương lai, các chỉ báo này hầu hết là những dạng hiển thị khác nhau mà đều dựa trên dữ liệu của giá trong quá khứ.

Người ta tin rằng mọi thứ diễn ra trên thị trường đều có kết quả cuối cùng là những gì thể hiện ở trên biểu đồ giá. Chính vì thế mà Price Action có thể coi là đỉnh cao của phân tích kỹ thuật mà dù trường phái phân tích kỹ thuật nào cũng nên biết và áp dụng chứ không chỉ là những người thuần theo phương pháp Price Action không thôi.

Ngoài ra phân tích kỹ thuật còn có cái gì đó khó hiểu mà người ta không giải thích được vì đôi khi lịch sử có xu hướng lặp lại chính nó.

Vì vậy mà nhiều mẫu hình biểu đồ giá (Chart Pattern) đã được nghiên cứu và áp dụng vào trong giao dịch rất hiệu quả.

Thêm vào đó các con sóng của biểu đồ giá nó cũng có thể tăng giảm đến ngưỡng của một mức nào đó mà rất giống với tự nhiên như các sườn đồi núi nhấp nhô với tỷ lệ các con số của Fibonacci chẳng hạn.

Ngoài ra một số cây nến cũng thường có những mô hình sắp xếp lặp đi lặp lại tương đương nhau và tạo nên các mẫu hình nến xuất hiện lặp lại nhiều lần và ta có thể dựa vào những lần xuất hiện trong tương lai để có thể vào lệnh.

Sau đây là một ví dụ để các bạn thấy được hiệu quả của phân tích kỹ thuật và nó là một phương pháp phân tích rất hay chứ không hề là một sự tưởng tượng hoang đường.

Ở trên là một cặp tiền tệ trong thị trường Forex ta lấy vị dụ. Ta sử dụng công cụ chỉ báo là Bollinger Band để phân tích kỹ thuật 3 loại phân tích trong giao dịch

Hãy để ý các vòng tròn khoanh màu đỏ là những điểm mà thị trường đảo chiều giảm xuống. Chúng ta thấy các điểm đảo chiều này có một điểm chung là:

  • Nó thường là vũng ở đường giữa của công cụ Bollinger Band, khi mà giá đã bám theo đường biên dưới của Bollinger Band thì sau một hồi nó sẽ rơi vào tình trạng quá bán và bắt đầu có nhịp hồi về, khi này các điểm trên đều là điểm mà giá hồi vê đến đường giữa rồi sau đó đảo chiều.
  • Ngoài ra chúng ta còn thấy là các điểm đảo chiều này thường là quay về ngưỡng kháng cự ở các đỉnh trước hoặc là vùng giằng co ở gần trước đó.
  • Ở các điểm đảo chiều thường là có các mẫu hình nến đảo chiều quen thuộc mà bạn sẽ thấy để xem như là một tín hiệu giao dịch và cũng là xác định điểm vào lệnh chẳng hạn như là mẫu hình nến Doji, Evening Star (sao đêm), Bearish Engulfing (bao trùm giảm)…

Ngoài ra còn vô số công cụ phân tích khác như là đường trendline hoặc kênh giá hay là các công cụ chỉ báo khác. Cùng một biểu đồ giá nhưng mỗi người sẽ có những cách phân tích khác nhau để đưa ra quyết định của mình.

Sẽ không có ai đúng ai sai mà thị trường sẽ là câu trả lời cho những phân tích của bạn.

Trong các loại hình phân tích thị trường thì có lẽ phân tích kỹ thuật là một trường phái lớn nhất vì nó có sự đa dạng về cách phân tích và chúng ta không phải đọc hàng ngàn mẩu tin tức khác nhau mà đôi khi không đem lại nhiều hiệu quả, có khi còn làm chúng ta vô cùng rối rắm.

Phân tích kỹ thuật là một thế giới vô cùng thú vị mà có lẽ bạn khám phá cả đời cũng không hết, nhưng không cần thiết như vậy mà đôi khi chúng ta chỉ cần một vài thứ vũ khí và luyện tập nó một cách nhuần nhuyễn là có thể ra chiến đấu với thị trường được rôi. Trong giao dịch tài chính thì tập trung là trên hết và tập trung là chiến thắng.

Nhưng qua nhiều năm kinh nghiệm và trải nghiệm trên thị trường thì có một điều mình nhận thấy là dù ai có chiến lược hay phương pháp giao dịch gì đi chăng nữa gì vẫn có sự phân tích nến ở trong đó.

Cụ thể ở đây là phương pháp Price Action, bởi vì đơn giản Price Action cho ta đọc vị được thị trường và biết được phần nào tâm lý đằng sau nó.

Phân tích cơ bản là gì?

trường phái phân tích cơ bản

Trong khi phân tích kỹ thuật chủ yếu liên quan đến biểu đồ giá, các mẫu hình và mô hình cùng với các con số cụ thể thì phân tích cơ bản lại có công cụ là những dữ liệu và thông tin kinh tế thị trường trên toàn thế giới.

Kèm theo đó là các tin tức kinh tế và tình hình chính trị trên toàn thế giới cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính nói chung và thị trường Forex nói riêng.

Ngay cả những dòng Tweet của các lãnh đạo thế giới hay chủ tịch của các ngân hàng Trung ương cũng có thể ngay lập tức làm chao đảo thị trường tài chính.

Để có thể phân tích cơ bản tốt thì bạn cần có kiến thức về kinh tế vĩ mô và đánh giá được các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các đồng tiền tệ.

Điểm mấu chốt của vấn đề đó là những tác động từ các thông tin và số liệu kinh tế sẽ ảnh hưởng đến cung cầu của toàn bộ thị trường trên tất cả phương diện mà trong đó thị trường ngoại hối chỉ là một mảng nhỏ.

Trong phân tích kỹ thuật cũng có trường phái phân tích cung cầu dựa vảo các vùng giá đảo chiều hay những vùng mà có khả năng có biến động về cung cầu thì ta có thể dự đoán được hướng đi của giá trong tương lai.

Sự khó khăn của phân tích cơ bản mà hầu hết chúng ta đều gặp phải đó là làm sao có thể tổng hợp được các tin tức giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về thị trường.

Đôi khi chúng ta chỉ đọc vài mẩu tin tức mà dù nó có tác động đến biến động thị trường nhưng chưa phải là tổng thể và những yếu tố chính trị xã hội khác còn có tác động mạnh hơn và khiến những gì chúng ta phỏng đoán lại không diễn ra trong thực tế.

Vì vậy mà với phân tích cơ bản thì bạn cần có một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và từ đó biết chắt lọc thông tin giữa hàng ngàn hàng vạn thông tin mỗi ngày trên các mặt báo. Ta sẽ biết được điều gì diễn ra sẽ ảnh hưởng chính đến nền kinh tế và biến động của thị trường ngoại hối.

Thêm vào đó với những tin tức khác nhau thì bạn phải biết rằng nó sẽ tác động đến những chỉ số nào, mặt nào của kinh tế và xã hội, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp sẽ ảnh hưởng đến điều gì và qua đó tác động đến thị trường tiền tệ như thế nào.

yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tiền tệ

Phân tích tâm lý là gì?

Quả thực có những thời điểm mà trên thị trường chứng khoán không đi theo quy luật thông thường mà các tin tức kinh tế được đưa ra, chẳng hạn như tin tức về chỉ số kinh tế đưa ra là tốt nhưng mà thị trường lại đi theo hướng ngược lại.

Có thể nói đó chính là tâm lý của đám đông trong giao dịch. Nhưng những tình huống như nói ở trên thì không ai có thể kiểm soát được cả. 3 loại phân tích trong giao dịch

Hay thị trường chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua có nhiều công ty hoạt động kinh doanh thì thua lỗ mà cổ phiếu của họ lại tăng gấp 3-4 lần, đó là điều phi lý mà chỉ có tâm lý đám đông mới giải thích được.

Thực sự mà nói thì trong 2 loại hình phân tích đã nêu ra thì phân tích tâm lý là một khái niệm mơ hồ nhất vì nó không có một sự logic nào cả, đôi khi nó chỉ là sự cảm nhận và phán đoán của cá nhân.

Bản thân mình thì thường phân tích tâm lý thị trường thông qua chính các hành động giá trên biểu đồ giá, bởi vì từng cây nến tăng, giảm, nến doji giằng co, nến pin bar hay là chiều hướng độ dài của đuôi nến sẽ phản ánh được tâm lý của đám đông.

Vì vậy mà tại sao mình nói rằng phân tích kỹ thuật nó không khô khan như bạn nghĩ và không chỉ đơn thuần là giao dịch theo các chỉ báo mà chúng ta còn có thể kết hợp với cả phân tích tâm lý đăng sau thị trường nữa.

Lấy ví dụ đơn giản về tâm lý giao dịch của chúng ta hay gặp đó là, khi một mức giá nào đó đang quá cao và tăng liên tục không ngừng nghỉ thì chúng ta sẽ có một bộ phận lớn nghĩ rằng giá sẽ có sự điều chỉnh và giám sâu bởi vì thường thì đám đông khi đã có lợi nhuận sẽ chốt lời và đồng nghĩa lượng giao dịch bán tăng lên và giảm giá là điều tất yếu.

Đấy là một tư duy về tâm lý rất hợp lý và rất chính xác nhưng trong giao dịch thực tế thì bạn có thể thua vì không đoán được đúng điểm mà nhiều người sẽ chốt lời, khi đó chúng ta có thể cần thêm yếu tố về phân tích kỹ thuật để có thể đưa ra quyết định.

Phương pháp phân tích thị trường nào là tốt nhất?

Kỳ thực mà nói thì như lúc đầu chúng ta đã nói rằng 3 phương pháp phân tích thị trường đó là phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý là 3 cái chân của một chiếc ghế vững chắc.

Một chiếc ghế không thể đứng bằng 1 hay hai chân được. Vậy nên ta có thể thấy rằng chúng ta cần xem trọng cả 3 phương pháp phân tích.

Nhưng thông thường thì hầu hết tất cả chúng ta đều thiên nhiều về phân tích kỹ thuật và hai phương pháp phân tích cơ bản lẫn phân tích tâm lý là các phương pháp phân tích bổ trợ cho phân tích kỹ thuật thêm chắc chắn hơn.

phân tích cơ bản Fundamental analysis

Đơn giản một điều là như này, chẳng hạn hôm  nay bạn đọc được một tin tức kinh tế quan trọng hoặc một chiến sự nào đó bùng nổ trên một điểm nóng của thế giới.

Vậy bạn có lập tức vào phần mềm giao dịch đặt ngay một lệnh theo hướng suy đoán của mình mà không suy xét gì nữa không? Điều này có vẻ bất hợp lý vì:

  • Chúng ta cần có một điểm vào lệnh đẹp và hợp lý
  • Có xác định điểm dừng lỗ khoa học 3 loại phân tích trong giao dịch
  • Có mục tiêu lợi nhuận rõ ràng

Vậy điều gì có thể giúp chúng ta những điều trên. Đó chỉ có thể là kỹ thuật, nhờ vào phân tích kỹ thuật mà chúng ta có thể đưa ra được điểm vào lệnh phù hợp cùng với Stop loss và Take Profit hợp lý.

Chứ tuyệt nhiên là chúng ta không thể vào phần mềm giao dịch mà mua ngay hoặc bán ngay mà chẳng cần tính toán gì.

Thêm vào đó không thể đặt lệnh mà không có dừng lỗ và chốt lời vì như vậy thì sớm muốn bạn sẽ bị bốc hơi tài khoản của mình. Không ai có thể dám chắc chắn rằng mình có thể đoán đúng thi trường 100% cả.

Bên cạnh đó phân tích tâm lý là chúng ta cũng dựa vào các điểm hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ để phán đoán về tâm lý đám đông ở đằng sau có những khả năng hành động như thế nào mà nắm bắt.

Lời kết 3 loại phân tích

Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Học Price Action về 3 loại phân tích trong giao dịch thị trường tài chính và lời khuyên là chúng ta nên tìm hiểu và nắm bắt cả 3 loại hình này để có thể làm chủ giao dịch của mình tốt hơn.

Những dù sao thì cũng phải khẳng định rằng Price Action trong trường phái phân tích kỹ thuật là một phương pháp giao dịch cực kỳ quan trọng để bạn vừa có thể phân tích xu hướng và vào lệnh mà vừa có thể quản lý tốt được lệnh giao dịch cũng như nắm bắt được cả tâm lý thị trường nữa.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *