,

3 loại biểu đồ giá và cách đọc hiểu của mỗi loại

Nhìn đi nhìn lại thì tất cả những phân tích của chúng ta là dựa vào biểu đồ giá, đọc hiểu những di biến động của giá ở hiện tại và quá khứ để đưa ra phán đoán về tương lai. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 loại biểu đồ giá dùng trong thị trường tài chính.

Tất cả các thị trường tài chính đều có 3 dạng biểu đồ, đó là:

  • Biểu đồ đường (Line Chart)
  • Biểu đồ thanh (Bar Chart)
  • Biểu đồ nến (Candlestick Chart)

Cách chọn 1 trong 3 loại biểu đồ giá trên MT4, MT5

Vị trí khoanh màu đỏ ở hình trên đây là nơi các bạn có thể chọn linh hoạt 3 dạng biểu đồ khác nhau của phần mềm giao dịch MT4 và MT5.

Bây giờ chúng ta sẽ giải thích mỗi dạng biểu đồ cũng như biết được những thông tin mà các dạng biểu đồ có thể đem lại cho chúng ta.

Biểu đồ đường (Line chart)

Đây là biểu đồ đơn giản nhất với chỉ duy nhất một đường đi thể hiện bằng sự kết nối giữa giá đóng cửa của các phiên với nhau.

Bằng cách xâu chuỗi lại các giá đóng cửa mà chúng ta có thể thấy được giá trong lịch sử đã di chuyển như thế nào.

Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ đường

Biểu đồ đường rất đơn giản và cũng đồng nghĩa rằng nó không cung cấp cho chúng ta quá nhiều thông tin cụ thể hơn về hành động giá ở trong quá khứ.

Giống như bạn chỉ biết rằng ông đại gia nào đó rất giàu có mà không thấy được con đường họ phải trải qua để có được ngày hôm nay vậy. 3 loại biểu đồ giá

Biều đồ đường thường được dùng để nhìn thấy sự tổng quan của xu hướng đang diễn ra. Đặc biệt, giá đóng cửa là một mức giá quan trọng nhất của một phiên nên người ta thường dùng biều đồ đường để theo dõi giá đóng của diễn biến như thế nào để đưa ra được phân tích, đánh giá mà họ mong muốn.

Dạng biểu đồ này quá đơn giản và chúng ta không có nhiều thứ để thảo luận. Chúng ta sẽ đến với dạng biểu đồ tiếp theo.

Biểu đồ thanh (Bar chart)

Nói là thanh nhưng thực ra nó không đơn thuần là một thanh ngang hay dọc. Ở đây sẽ là một thanh thẳng đứng cùng với 2 thanh ngang mà ở đó nó thể hiện giá mở cửa, giá đóng cửa và đương nhiên là cả giá cao nhất và thấp nhất nữa.

Biểu đồ thanh phức tạp hơn biểu đồ đường một chút và cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn, nổi bật ở đây là chúng ta sẽ thấy được mức độ biến động cụ thể trong khoảng thời gian đó là như thế nào.

Điểm thấp nhất của thanh là giá thấp nhất trong một đơn vị thời gian ở khung bạn chọn, điểm cao nhất là giá cao nhất. Thanh ngang nằm về phía bên trái của thanh thẳng đứng là giá mở cửa, và thanh ngang bên phải là giá đóng cửa.

Các bạn nên nhớ rằng mỗi thanh là thể hiện biến động giá trong một khoảng thời gian ở khung thời của biểu đồ mà bạn đang xem xét chứ không phải của cố định một ngày hay một tuần.

Ví dụ, bạn theo dõi cặp GBP/USD ở khung thời gian H4 thì mỗi thanh sẽ thể hiện 4 mức giá cao, thấp, mở cửa và đóng cửa trong khoảng thời gian 4 giờ với khung giờ như đã thiết lập.

Khi bạn quay sang biểu đồ khung H1 thì mỗi thanh thể hiện 4 mức giá trong khoảng thời gian 1 giờ đồng hồ chứ không còn là 4 giờ nữa.

Khoảng cách giữa hai thanh ngang thể hiện kết quả của sự biến động giá từ khi mở cửa đến khi đóng cửa.

Biểu đồ thanh còn được gọi là “OHLC chart” do nó thể hiện rất rõ ràng 4 mức giá mở cửa, cao, thấp và đóng cửa. 3 loại biểu đồ giá

Biểu đồ nến (Candlestick chart)

Biểu đồ nến cũng thể hiện rõ 4 mức giá như biểu đồ thanh nhưng bằng cách thể hiện đẹp và dễ nhìn nhận hơn.

Biểu đồ nến là một công cụ không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật, đặc biệt là với phương pháp chúng ta theo đuổi đó là hành động giá.

Hầu hết ngày nay chúng ta chỉ sử dụng biểu đồ nến chứ không còn sử dụng nhiều đến biểu đồ đường hay biểu đồ thanh nữa. Không chỉ bởi tính đẹp mắt mà còn là khả năng dể đọc hiểu.

Điểm khác biệt của biểu đồ nến là giá mở cửa và đóng cửa không nằm một bên trái hay phải mà đều nằm chính giữa thanh thẳng đứng, để phân biệt được chúng thì ta phải dựa vào màu sắc của thân nến (khoảng giá giữa giá mở cửa và giá đóng cửa).

Chúng ta tự hỏi “Vậy thân nến màu gì cho ta biết giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa và ngược lại?” Câu trả lời là tuỳ thuộc vào thiết lập màu của bạn đối với chúng, quy tắc phổ biến mà người ta thường sử dụng đó là màu tối cho nến giảm và màu sáng cho nến tăng.

Ví dụ, bạn thiết lập nền giảm là màu đen thì khi xuất hiện nến màu đen ta sẽ xác định giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và ngược lại nếu nến tăng màu trắng thì ta xác định giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa.

Thông thường tôi thích màu xanh cho nến tăng và màu đỏ cho nến giảm, nó cũng là màu phổ biến của thị trường tài chính nói chung.

Những ưu điểm của biểu đồ nến là:

  • Dạng nến cho ta dễ dàng nắm bắt thông tin về giá, rất tốt cho những người mới tập phân tích.
  • Bạn dễ dàng phân biệt được cá mức giá và từ đó có thể cảm nhận được ngay về tổng quan của phiên giao dịch trong mỗi cây nến.
  • Dễ dàng nhận ra các mô hình nến trong hành động giá để có thể giao dịch một cách nhạy bén và nhanh chóng. Hiện nay, phần lớn các mẫu hình giao dịch đều được xác định trên cơ sở là biểu đồ nến nhờ sự dễ dàng cảm nhận về hành động giá
  • Nhanh chóng có đánh giá chung về thị trường do nhìn vào biểu đồ sẽ biết ngay thị trường tăng giảm như thế nào.

Chính nhờ những ưu điểm đó cho nên hiện nay hầu hết chúng ta chỉ sử dụng biểu đồ nến và ngay trong các bài viết của tôi cũng sẽ chỉ trình bày với dạng biểu đồ này mà thôi.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức giới thiệu về 3 loại biểu đồ giá trong thị trường tài chính cũng như là forex mà chúng ta cần nắm, nhìn chung chúng ta chỉ cần tập trung vào loại biểu đồ nến mà thôi còn 2 biểu đồ kia chỉ để tham khảo cho biết thêm.

Lời kết 3 loại biểu đồ giá

Trên đây là chi tiết về 3 loại hình biểu đồ giá mà chúng ta thường gặp trong giao dịch tài chính, gần như hầu hết đều sử dụng biểu đồ nến để phân tích và hiếm khi sử dụng 2 dạng biểu đồ còn lại.

Với giao dịch tài chính bằng phương pháp hành động giá thì chúng ta cũng chắc chắn phải dùng đến biểu đồ nến vì nếu không có nến thì gần như không có Price Action.

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *