Trendline Là Gì ? Chiến Lược Và Cách Vào Lệnh Với Phương Pháp Trendline

blank

1. Trendline (Đường Xu Hướng) Là Gì?

blank

Sau khi biết xu hướng hiện tại là gì thông qua cấu trúc xu hướng, việc vẽ trendline (đường xu hướng) sẽ đơn giản hơn rất nhiều thông qua các đỉnh đáy của thị trường.

  • Trendline trong xu hướng tăng là đường thẳng nối các đáy sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trên đường thẳng đó.
  • Trendline trong xu hướng giảm là đường thẳng nối các đỉnh sao cho phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm dưới đường thẳng đó.
  • Trong xu hướng đi ngang, các đỉnh và đáy bằng nhau nên đường trendline nối các đáy là đường hỗ trợ, đường thẳng nối các đỉnh là đường kháng cự.

2. Chiến Lược Giao Dịch Với Trendline

Giao dịch vơi trend phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác bởi với cùng một trường hợp nhưng có đến hàng chục đường trend khác nhau của nhiều nhà giao dịch phân tích , nhưng chính xác thì rất ít .

Khí bạn vẽ một đường trend không chính xác , khách quan thì rất có khả năng sẽ dễ bị thị trường bẫy giá và lầm tưởng đã phá trend nên vào lệnh đánh lên hoặc xuống , bởi để có thể áp dụng chiến lược này bạn cần phải tập thực hành thật nhiều lần về việc vẽ trendline sao cho chuẩn . Lưu ý , phương pháp nào cũng mang tính tương đối nên không phải cứ vẽ là giá sẽ di như vậy mà chỉ mang tính dự báo .

Thường cách vẽ trong xu hướng giảm sẽ là nổi các đỉnh thấp dần lại với nhau và càng đi qua nhiều đỉnh càng tốt tạo thành đường trend . Xu hướng giảm hoặc sideway cũng vậy .

Ví dụ chúng ta đang phân tích cặp tiền trong xu hướng giảm giá thì điều quan tâm nhất hiện tại đó chính là đường trend giảm của nó , nên chúng ta chỉ bám sát xu hướng hiện tại của thị trường .

Việc đầu tiên là bạn cần xác định khng thời gian giao dịch của bạn là bao nhiêu , theo tôi khuyên là H1 -> Daily là đẹp nhất , vì lúc này đường trend vừa rõ ràng và độ tin cậy cao hơn .

Sau khi xác định được xu hướng trên khung lớn Daily trở lên thì tiếp theo sẽ mở khung nhỏ hơn để vẽ trend line là H1 và H4 . Bạn cần phải chọn Ray trong Parameters , bạn chỉ cần click 2 lần vào trend và click thêm lần chuột phải chọn Trendline properties…. sẽ thấy .

Dưới đây chúng ta có ví dụ về thị tường đang giảm và đang kẻ được một đường trend giảm , vậy việc của chúng ta là sẽ canh giá chạm đường trend để tiếp tục đánh xuống theo xu hướng hiện tại .

blank

Chúng ta sẽ có hai cách vào lệnh :

Vào Lệnh Chờ ( Limit )

Vì đã vẽ được đường trend từ hai điểm đầu tiền nên sẽ có đường trend nên chúng ta hoàn toàn có thể đặt được lệnh sell limit chờ sẵn bên trê , tốt nhất là ngay vùng kháng cự .

blank

Chúng ta tím được vùng kháng cự , điểm trendline nên hoàn toàn có thể vào lệnh chờ sẵn ngay vùn đó và stoploss sẽ là bên trên cản cũng như trend là an toàn nhất , vì lệnh chờ sẵn nên sẽ không cần chính xác tuyệt đối mà chỉ mang tính tương đối nên có thể bị vượt một chút hoặc là sẽ không khớp nếu đặt quá xa .

Vào Lệnh Trực Tiếp ( Lệnh Thị Trường )

Đặc điểm lệnh này sẽ mang tính chất an toàn hơn so với lệnh chờ , là chúng ta đợi có nến xác nhận phản ứng với trendline rồi mới vào lệnh , ví dụ :

blank

Chúng ta phải chờ nến xác nhận để vào lệnh và chỉ cần stop loss trên đỉnh nến , như vậy sẽ mang tính chất an toàn hơn , tránh bị làm giá khi giá quét đuôi mạnh qua trend , nhưng nhượt điểm có thể là nếu nên xác nhận quá mạnh thì sẽ không thể vào lệnh được .

Bên trên là hai ví dụ về cách vào lệnh , bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục xem diễn biến thị trường sau đó như thế nào :

blank

Chúng ta đã thấy việc trendline đóng vai trò mức kháng cự tốt như thế nào trong trường hợp này . Nhưng cần lưu ý là nếu một đường trend nào đã chạm quá nhiều lần thì rất dễ bị phá vỡ qua và tạo xu hướng mới . Nên lần trade tốt nhất là lần chạm thứ 3 4 hoặc 5 .

Một số ví dụ khác về trendline :

blank
blank

>> Xem thêm: Chỉ Báo Parabolic SAR Là Gì? Ứng Dụng Trong Forex Chi Tiết Nhất

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *